TIN TỨC

Thơ trẻ và quan niệm về thơ: Hương Giang

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1322 lượt xem

Ngày Thơ Việt Nam là một hoạt động văn hóa được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng hàng năm nhằm tôn vinh các giá trị thi ca nước nhà. Nhân dịp Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XX, Vanvn.vn mở chuyên đề “Thơ trẻ và quan niệm về thơ” dành cho một số cây bút được lựa chọn Tham dự Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X sắp tới. Chuyên đề do nhà thơ Phan Hoàng – Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc – Chủ biên Vanvn.vn và nhà thơ – nhà phê bình Hoàng Thụy Anh, Ủy viên Ban Nhà văn trẻ, Ủy viên Ban Biên tập Vanvn.vn tổ chức thực hiện.


Nhà thơ trẻ Hương Giang.

Tác giả trẻ Hương Giang ở Hà Tĩnh đã lấy từ trong kí ức tinh thần của mình những giá trị của tâm hồn, rồi chị đắp lên đó chất suy tư, triết lý mà không kém phần đằm thắm, nữ tính. Thi ảnh, ý tưởng cộng hưởng bất ngờ tạo khoái cảm cho người đọc: “có thể là một đám cháy/ – hãy chậm/ lời của đại bàng vừa bay qua đây”.

Quan niệm về thơ, Hương Giang cho biết: “Trước đây tôi nghĩ thơ chính là lời tự thú của tôi-kẻ bất lực trước tất cả những gì đang diễn ra ở phía ngoài và phía trong mình. Tôi bắt đầu viết những bài thơ đầu tiên ở tuổi 18. Vào thời điểm đó tôi viết vì trỗi dậy những nhu cầu của sự chân thành, sự thủy chung để cứu rỗi bản thân. Một người thân của tôi đã ra đi, tôi viết vì tôi biết họ còn sống, biết đó là ‘hiện thân vĩnh hằng của trái tim’. Một mối tình đậm sâu của tôi qua đi, tôi viết vì biết tôi sẽ tức điên lên nếu như không mở rộng trái tim và tư duy, nếu như tôi tiếp tục bó cột mọi cảm xúc trong sự chảy trôi vô tình của thời gian. Viết thơ, với tôi là một liệu pháp tâm lý cho phép bản thân gửi gắm những cảm xúc tích tụ và sắp xếp lại, đả thông mở rộng những suy nghĩ. Thơ tôi đã trao cho tôi cơ hội sở hữu sự chân thành của trái tim, đồng thời có thể chạm được những chân thành khác tôi, ngoài tôi. Dù ở tình thế nào, sự chân thành đã đang giúp tôi vượt được mọi thử thách của cuộc sống, những gàn dở, đê tiện, những xấu xa lừa lọc bỗng thành những dư vị của kí ức”.

Tôi 

Mọi thứ đang mất đi, thêm một lần nữa,
nhưng tôi đang ngắm loài kiến chúa
đợi cơn mưa

tôi nằm trên những chiếc lá phong khô
bên cạnh nỗi buồn và chán nản
nhận thấy chú kiến thợ trăng hoa

tôi gọi mặt trời lên ngọn đồi xa
mặt trời chạy cùng tôi, kể là:
– đá granit hay đôi môi cũng như nhau vậy
phong hóa cho đứt gãy những sương này

khóc đi cho mưa về
mềm những màu cháy bỏng
khóc đi cho mưa về
run rẩy bài thơ trên đỉnh lá phong
một đàn kiến đi qua
khóc đi cho mưa về

tôi không cần những lời tin cậy
tôi chết vinh quang trong tâm trí này

một giọt nước trên má hồng
chuyển động
như mây

Những tín hiệu bên hồ Baikal

Những tín hiệu trắng
hiện hữu vực thẳm nguyên sơ
hãy bơi đến nhiều hơn một điểm mù
hoang dã ở đó
bình yên cũng ở đó

trên đảo Olkhon
những sợi dây điều ước tỏa sáng
kết nối khoảng cách đám mây với mặt hồ
và đôi mắt tôi nói
và đôi mắt tôi hát
và đôi mắt tôi nhảy múa điệu dân gian

hạnh phúc trong băng giá
ngắm những chú bò lười trên thảo nguyên
dưới núi đá cẩm thạch bình yên
nhận bát súp nóng ân cần của người Mông Cổ
mặc kệ lời chê bôi của những vị khách thô

tôi đã rời thế giới ấy để bay đến thế giới khác
thả rơi lãng quên xa cũ
đến thăm mũi Burkhan thực hành nghi lễ
dưới mười ba cột serge
không còn dạn dĩ như ngày xưa

chúng ta thức để ngắm những vì sao
chúng ta đi để là những vì sao
sau năm năm
một và chỉ một ngôi sao lấp lánh sáng
kiêu hãnh tha thứ cho ánh trăng

với sự dịu dàng của hồ Baikal
thực ra là của tôi
nghe này, chúng ta đừng vội
hãy hát trên núi đồi Khaboi thảo nguyên Khaboi như tôi và bạn bè của tôi
băng giá sẽ tan biến

mặt trời rong chơi ngày mới
hãy bay đến những điểm mù
hoang dã ở đó
bình yên cũng ở đó
thảo nguyên rộng lớn rực rỡ của tôi

 

Giọt sương 

Đốt cháy bông hoàng hôn đỏ
lặng lẽ giũa giọt băng đêm

trên phố Akademika Volgina những sợi bóng đứng thiền
ánh sáng rễ khuya
lấp lánh chân trong vũng tuyết

thức giấc một mình không nói
đôi tay tách khối sương mù nặng trĩu
chúng ta không còn giới hạn tình yêu

chào mùa xuân
nơi này có giọt sương trên bông thiên trúc quỳ

Ngắm sao cùng nhau

bí mật của kẻ giấu tình yêu là tình yêu
trong tình yêu có cơn mưa nhỏ
quá khứ mãnh liệt đã tồn tại ở đó

có tiếng động của hai mũi kim đồng hồ
nhắm mắt
mở mắt
kí ức vẫn tha thiết dù giấc mơ không đến nhóm lửa mỗi đêm

tình yêu luôn có mặt
ừ em một mình
căn phòng thơm hương hoa khô
cẩm tú cầu đã viết xong cuốn sách về một người đàn ông và một người đàn bà

hẹn nhau 6 giờ sáng
cùng nhau ngắm những ngôi sao lấp lánh
em bước ra cửa bằng đôi giày tuyết
chiếc găng tay mùa đông như là anh

Sói vùng Kaluga 

Với M.P và Ahmad

 

người đàn bà vịn gậy mùa đông
cúi mặt nghe chùm rễ trắng
những sợi băng chuyển động
sau bóng tối
nhân hình của sự sống lên ngôi

Ahmad nói:
– từ cánh rừng không tên
những con sói lang thang trong phố
Kaluga cho hiền lành làm tổ
a u…

hình như
gió mang tiếng cười của người đàn bà điên
theo chân sói qua đường

hôm ấy thật thà
chúng ta nghe trái tim hát
“nếu không phải ngàn đêm hãy ở lại một đêm”
sói im lặng bên khu rừng kia
thanh thản diệu kì

nhận diện sai lầm
nhận diện từ bi
nhận diện anh
nhận diện tôi
nhận diện
sói
& ta là giọt nước dưới ánh trăng

ngực nóng đựng hòn yên tĩnh
nhẹ tênh nhịp thở của mình.

Thói quen 

Viết sau khi đọc những tác phẩm của nhà thơ Mai Văn Phấn

 

nghe tiếng chim sẻ hót
trong bụi cây gầy
dịu được những tủi cực của vết thương

chỉ một mình tạo thói quen
nỗi đau là bình thường
vẫn thấy nhức hạt hado hạnh phúc

giấc mơ bình yên trong phút chốc
lửng lơ nụ cười trên trần nhà trắng
bên kia cửa sổ là một cuộc sống khác
đừng hoang mang

có thể là một đám cháy
– hãy chậm
lời của đại bàng vừa bay qua đây

 Hương Giang/Vanvn

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm