Bài Viết
“Tết đến, già trẻ trai gái đều nô nức đón mừng, dù điều kiện kinh tế gia đình mỗi người có khác nhau, nhưng hương tết vẫn nồng nàn tha thiết, sum vầy cùng với bánh ngọt và hoa thơm”.
Gần 130 năm sau khi nhạc sĩ thiên tài Camille Saint Saëns ra Côn Đảo một tháng để hoàn tất vở nhạc kịch “Brunehilda”, có một người mẹ trẻ theo đoàn văn nghệ sĩ ra thăm Côn Đảo, trong lòng vẫn chưa nguôi nỗi đau vì đứa con gái bị đuối nước vừa 100 ngày...
Má mày bị đánh đĩ rồi Nhơn ơi! Chưa kịp hiểu gì Nhơn đã bị Ngỡi lôi tuột ra chiếc xe đạp cũ mòn. Chiều in bóng trên bờ ruộng hai đứa nhỏ hấp tấp chở nhau đi như trối chết.
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn.
Mỗi lần đến đơn vị bộ đội phòng không đưa thư hoặc báo, Phương để ý thấy một người – một người duy nhất – chỉ đến rồi lại ra về, với vẻ mặt trầm buồn. Đơn giản là chưa bao giờ Phương thấy anh ta nhận một lá thư, hoặc gói bưu phẩm của ai đó gửi cho cả.
“Dường như ai đi ngang cửa, gió mùa đông bắc se lạnh”. Nữa đêm, bà Thu tỉnh giấc. Ôi lại chiêm bao! Một thanh niên tầm thước, khuôn mặt hiền lành với nụ cười tươi xuất hiện trước mặt, hỏi thăm: Thu còn đau không. Bà mở mắt, trong tâm trí vẫn còn hình ảnh người ấy.
Tôi hẹn gặp chị Mận sau cuộc điện thoại đầy nước mắt. Cú điện thoại bất ngờ sau mấy mươi năm tôi đi tìm mà chẳng gặp. Chị xuấy hiện và chặng đời dài trải ra trong một chiều sóng nước Cần Thơ tròng trành phận lữ thứ.
Dưới ánh trăng sáng soi rọi bóng một lớn một nhỏ nắm tay nhau đổ chồng xuống sân chùa như một dấu chấm hỏi. Dấu chấm hỏi đã có lời giải đáp. Tiếng cười khúc khích vang lên trong không gian ngập tràn hương sen thơm ngát, giữa thinh không, những tiếng chuông khoan nhặt nhẹ nhàng vang xa.
Heather Hartley là một nhà văn và biên tập viên, tác giả của hai tuyển tập thơ Adult Swim and Knock Knock. Cô dạy viết văn sáng tạo cho khóa học online ở Đại học Hoa Kỳ ở Paris và Đại học Texas MFA. Cô sống ở Naples, Ý.
Mỗi lần thấy bóng dáng Hoa đi ngang qua phòng bệnh người đàn ông gào lên: “ Hoa ơi, anh yêu em lắm mà, đời anh không thể sống thiếu em được! Tôi không có bệnh gì hết, miễn có Hoa đến đây là tôi hết bệnh ngay. Tôi van xin các người hãy nói với Hoa đến gặp tôi đi! Tôi van xin các người”. Sự tha thiết van xin làm nao lòng những người nuôi bệnh: “Yêu đương gì mà đến điên khùng vậy trời! Nếu như cô Hoa nào đó đến với anh ta, không biết anh ta có làm hại gì không?’