Bài Viết
“THÁNH đức sánh THIÊN yên lành Hải quốc
MẪU nghi xứng HẬU ơn giúp Côn bang”
Từ thuở còn thơ bé, Hoài đã được nghe nhiều truyền thuyết về cụ Tổ dòng họ mình. Nào chính là ông Tổ đã bỏ tiền đào con kinh qua làng và nó mang tên ông: kinh Thông Phán. Ngày khai dòng đưa nước sông Vàm Cỏ chảy vào kinh, ông Tổ mua một tên mọi, mổ bụng nhét đầy vàng bạc, ném xuống kinh cúng hà bá.
Lần đầu tôi gặp em, một ngày chớm đông. Em mặc chiếc áo len cộc tay màu hoa mười giờ. Màu hoa ấm áp làm sao. Tôi như được trời cho duyên cớ ấy. Thỉnh thoảng hai cái xe đạp ngược chiều lại chạm nhau. Có lẽ chẳng bao giờ em để ý đến tôi, còn tôi thì ngóng đợi đến mỏi mòn. Dẫu chỉ lướt qua nhau, tôi vẫn bị hút hồn bởi đôi mắt ấy. Đôi mắt ngơ ngác, lung linh như được vẽ bằng sương mai. Màu áo len hắt ánh hồng lên má. Đâu có son phấn gì, một cô gái đậm chất quê. Bầu má mịn màng, non tơ. Tôi đã vô cớ nhớ em, một người dưng, giữa ngàn vạn người tôi gặp.
Buổi sáng xuân, hạt nắng long lanh tỏa rộng bầu trời xanh ngọc bích, lung linh mặt sông Hậu bát ngát mênh mông. Như mọi ngày, bến đò Ô Môn nằm bên bờ sông sáng chiều tấp nập xuồng ghe, hành khách và người đi chợ không khác gì cảnh chợ nổi miệt vườn.
Trước đây, khi còn sống, anh luôn nghĩ: nếu phải chết anh muốn được rời thế giới này theo nghi lễ đơn giản nhưng có chút ý nghĩa với người đã mất: Anh nằm đấy trong một chiếc áo quan phủ đầy hoa. Chiếc áo quan trổ một cửa sổ để mọi người đến viếng có thể nhìn mặt anh lần cuối…
Dòng chảy ao bùn đen xệt tràn về thôn ngõ. Cái chết trắng lượn lờ ập lên những mái đầu xanh. Đâu phải ai cũng mạnh mẽ mà bơi qua được bên kia bờ. Anh vướng lại giữa dòng, Mệ và Thiên lặng lẽ nguyện cầu.
Sinh – Lão – Bệnh – Tử là quy luật của một đời người. Sinh thì có hạn nhưng tử thì bất kỳ không ai có thể định trước được. Có những người vừa mới cách đây không lâu vẫn còn cười phơ phớ, thế mà đùng cái lăn ra chết bất đắc kỳ tử.
Thực lòng tôi muốn giấu nhẹm chuyện này. Bởi khi nghe chắc gì có người tin. Họ cho tôi phịa rồi nhún vai: “Hơn một trăm người đoạt giải Nobel văn chương, thử hỏi có ai lận trong túi cái Thẻ nhà văn”. Rồi họ ngạc nhiên mà hỏi: “Cái Thẻ nhà văn đó thì được cái lộc thực gì?”
Theo quy tắc, con vật nhìn thấy ai đầu tiên người đó sẽ là mẹ của nó nên cả nhà phải ra khỏi phòng, chỉ còn lại bà Ba đang tự tay tháo hộp quà bằng carton. Chú chó chui ra, đứng yên nhìn bà bằng con mắt thơ ngây tin cậy khiến bà rớm lệ.
Những chú Voọc có chiếc đuôi dài hơn thân mình, trắng muốt đưa hai tay bám lấy cành cây như người đánh đu, cất tiếng hú vang động cả bầu trời. Loài Voọc ở đây lạ lắm: mặt có lông màu trắng; đầu, lưng và tứ chi lông đen thui; vùng bụng lại có lông màu bạch kim. Chúng sống thành từng đàn năm bảy chục con, mỗi sáng sớm kéo nhau đi ăn, hoặc chiều về lại hò hét, gọi nhau inh ỏi. Chúng thích ăn lá cây khác với họ nhà khỉ chỉ thích ăn quả. Có lẽ bầy Voọc chưa bao giờ gặp người nên thấy H’Chi đi một mình chúng nhìn chằm chằm rồi đua nhau đuổi theo, quăng mình từ cành này sang cành khác như người làm xiếc.