- Lý luận - Phê bình
- Văn chương: Ðạo và không đạo?
Văn chương: Ðạo và không đạo?
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
2021-08-20 13:23:53
1528 lượt xem
TRẦN TUẤN
Ðôi dòng chú giải, đề từ trong tác phẩm văn chương, nếu thiếu sót dễ dẫn đến những “cuộc chiến” dai dẳng với những lời kết tội đạo văn khó lường.
Những bức tường như số phận chúng ta, bài thơ sáng tác năm 2019 của Thanh Thảo (Viết&Đọc mùa Đông 2020), với lời đề từ bằng câu thơ của Nguyễn Thụy Kha Nhìn tường nhà chúng ta từng ở lở lói. Buồn lạ. Thi sĩ cảm hứng từ câu thơ của người khác, tạo ra một không khí những bức tường hữu hình và vô hình của đời mình, riêng mình. Bức tường thời gian, và giới hạn…
Điệp khúc những bức tường cứ thế vang lên. Ba mươi năm rồi bạn ơi/tôi bong tróc như bức tường từng ở/…/những bức tường tuổi già/nhìn ta trân trối. Câu thơ của Nguyễn Thụy Kha là cớ, là xúc tác để Thanh Thảo khai triển cái mạch riêng mình. Đây không phải là lời đề tặng, mà là kỹ thuật thông thường của người làm thơ, mượn/vịn vào một ngòi nổ ý tưởng, cảm xúc mà mình bất chợt chạm tới. Dòng đề từ vừa như lời thông báo, cũng vừa biểu thị sự cảm ơn với người đem lại hứng khởi cho mình.
Trong nhà Tagore (Viết&Đọc mùa Thu 2020) là những cảm xúc và suy tư của nhà thơ Hữu Thỉnh khi đến thăm cố cư của thi hào Rabindranath Tagore ở Ấn Độ. Với những câu thơ hay: Người ta bảo sông Hằng vừa đến thăm ông/để lại dấu chân nơi mái gianh đọng nước.
Bài thơ có chú thích bên dưới: Mượn ý câu thơ của R. Tagore: Bàn tay trái của Chúa thì đáng yêu, bàn tay phải của Chúa thì kinh khủng. Liên quan đến câu thơ trong bài của Hữu Thỉnh: Vượt Chúa để nhìn thấy bàn tay thứ hai của Chúa.
Độc dị thi sĩ Bùi Giáng dù làm thơ “điên rực rỡ”, nhưng lại rất nghiêm cẩn với những đề từ dẫn nguồn ý tưởng, cảm xúc trong các sáng tác của mình. Bài Buổi hội, đề từ bằng đôi câu quen thuộc trong Truyện Kiều Thanh minh trong tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Bài Vì bữa đó thì ghi mấy chữ Cảm đề Tess of the d’Urbervilles. Phải tìm hiểu mới biết Tess of the d’Urbervilles (xuất bản năm 1891) là tên tiểu thuyết của nhà văn người Anh Thomas Hardy (1840-1928), về bi kịch một thiếu nữ đáng thương. Sự dẫn nguồn khiến bạn đọc thấm thía hơn cảm xúc và sự chia sẻ từ tâm hồn thi sĩ trong những câu thơ Nên em muốn bàn tay ta siết chặt/Ngón vô ngần đau khổ ở trong tay.
Mưa nguồn là tập thơ đầu tay của Bùi Giáng in năm 1962 (NXB Hội Nhà văn tái bản năm 1993) nên có sự chăm chút kỹ lưỡng của tác giả, với nhiều bài thơ dẫn đề từ. Nhưng khá ngạc nhiên là tập Đười ươi chân kinh (NXB Hội Nhà văn & Nhã Nam, 2016) – cuốn tinh tuyển đầu tiên các tác phẩm của Bùi Giáng dày hơn 500 trang, lại bặt không thấy dẫn ra đề từ nào của Bùi Giáng trên những bài thơ?
Trong tập Thơ say của Vũ Hoàng Chương (bản in của NXB Hội Nhà văn, 1992), bài Tình liêu trai đề từ bằng hai câu thơ của Vương Ngư Dương: Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ/Ái thỉnh thu phần quỷ xướng thi. Nhưng chính đôi câu thơ trong bài thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng này (dịch nghĩa: Giọng đời đã chán ngấy không muốn nhắc tới nữa/ Chỉ thích nghe quỷ dưới mộ mùa thu ngâm thơ), Vương Ngư Dương viết ra lại để làm đề từ cho Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Những tương tác nghệ thuật thú vị qua thời gian hơn 500 năm.
Bài cuối cùng trong tập Thơ say là Bài hát cuồng có đề từ Y thị hà nhân ngã thị thùy – Trang Tử. Chỉ với điều ấy, tác giả có thể lập tức mở ra một không gian/khẩu khí bát ngát càn khôn: A ha! Đập cho nát vụn/Tuôn châu òa bật lên cười/-Ta có là ta chăng hề ai chứ là ngươi!, theo mạch người xưa.
Đôi dòng chú giải, đề từ trong tác phẩm văn chương, nếu thiếu sót, thậm chí dẫn đến những “cuộc chiến” dai dẳng với những lời kết tội đạo văn khó lường.
Như “trận mạc” từng xảy ra giữa các thi hào Chile đầu thế kỷ 20 mà ở Việt Nam ít thấy nhắc đến. Đó là khi bài thơ số 16 trong tập Hai mươi bài thơ tình và một bài ca tuyệt vọng (bản in đầu tiên năm 1924) của Pablo Neruda được phát hiện là “mượn” gần như nguyên vẹn bài số 30 trong tập Người làm vườn của Rabindranath Tagore (Nobel Văn học năm 1913). Nhà thơ đương thời Vicente Huidobro lập tức kết tội “đạo thơ” cho Neruda.
Nhưng căng thẳng hơn cả là sự nảy lửa kéo dài suốt 30 năm giữa thi sĩ Pablo de Rokha – một trong tứ trụ thơ Chile thời đó (cùng Pablo Neruda, Vicente Huidobro) với tác giả Hai mươi bài thơ tình… Rokha thậm chí gọi Neruda là “nghệ sĩ phàm tục, đạo đức giả”, đồng thời viết hàng loạt tiểu luận lẫn sách chống lại Neruda về hành vi “đạo thơ”.
Trong diễn từ nhận giải Nobel năm 197l, lúc này Pablo de Rokha đã qua đời ba năm trước đó vì tự sát, Pablo Neruda có lẽ vẫn còn chưa hết “ấm ức”: Tôi không tự bào chữa, vì tôi tin rằng cả buộc tội cũng như bào chữa đều không nằm trong các nhiệm vụ của nhà thơ… Không nhà thơ nào có kẻ thù đáng kể hơn sự bất tài của chính mình… (Nguyễn Khánh Long dịch, nguồn Talawas).
Tuy nhiên những bản in về sau, bài số 16 này được Neruda chua thêm dòng đề từ Viết lại (paráfrasis) theo bài thơ thứ 30 Người làm vườn của Rabindranath Tagore.
Cũng ít ai biết chính thi phẩm lừng lẫy Thơ Dâng (Gitanjali) của Tagore trước đó cũng chịu “điều tiếng” bởi ảnh hưởng nhiều từ Hafez Shirazi (1315-1390), nhà thơ huyền thoại người Ba Tư (Iran). Tagore cũng thừa nhận điều đó, như nhiều cái tên nổi tiếng như Goethe, Thoreau, W.B Yeats từng bị Hafez Shirazi “ám ảnh”

Gần 180 năm trước, bài thơ bất hủ The Raven (Con quạ) của Edgar Poe cũng chịu nhiều săm soi bàn cãi về “tội đạo thơ”, kéo dài cho đến tận ngày nay. Bởi xuyên suốt tác phẩm này đã mượn cấu trúc và nhịp điệu độc đáo từ một bài thơ của nữ sĩ nổi tiếng đương thời Elizabeth Barrett Browning mà không có một lời nhắc đến. Poe sau đó thừa nhận điều này, và bày tỏ thái độ trân trọng biết ơn của mình với Barrett.
Tuy nhiên, so với những vụ việc tương tự, văn chương Việt Nam có vẻ “thoáng” hơn?
Nhà phê bình Thụy Khuê (Pháp) trong cuốn Cấu trúc thơ (NXB Đà Nẵng & Domino Books, 2019), nhắc lại điều mà nhiều người vẫn biết, đó là bài Nguyệt cầm của Xuân Diệu “phảng phất ảnh hưởng Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Thuyết giao cảm (correspondance) của Baudelaire”. Trong bài Confession d’un poète (Thổ lộ của một nhà thơ), chính Xuân Diệu tâm sự “biết bao lần ông đã mượn ý thơ, tứ thơ, kỹ thuật âm thanh của người trước để biến chế thành của mình”. Là tác phẩm của những tác gia nổi tiếng như Edmond Haraucourt, Felíx Arvers, Alfred de Vigny, Baudelaire,…
Ở đây, Thụy Khuê cho rằng Xuân Diệu “đã dùng vốn của người để tạo nên nghệ thuật của mình”. Điều này đồng nhất với nhận định của Hoài Thanh – Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam: “Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta”.
Nhà phê bình Thụy Khuê gọi đó là cách sử dụng “điển cố gián tiếp”, một hình thức thông dụng nhất trong thơ, “tức là biến ý hoặc lời của người trước thành của riêng mình, một cách có nghệ thuật (khác với sự sao chép nguyên văn hay đạo văn)”; giá trị của “điển cố gián tiếp”, đó là “thế hệ mai sau không cần biết nguồn của điển cố, cũng vẫn tận hưởng được giá trị nghệ thuật” (Thụy Khuê, sđd trang 104,106).
Có thể thấy, các cấu trúc ngôn ngữ - hình ảnh luôn là cái khuôn dùng chung từ khi nó ra đời. Rất nhiều những mô thức biểu đạt ngôn ngữ trở thành biểu tượng kinh điển cho tư duy và nghệ thuật sáng tạo, lặn sâu vào tâm thức và tiềm thức, mà không có nghĩa người đi sau phải tránh xa không được “đụng” đến! Qua hàng ngàn năm, tiến trình văn chương nhân loại đầy những cái bóng khổng lồ, sự va chạm, giao thoa làm sao tránh khỏi. Độc sáng chỉ có ở thiên tài, nhưng ngay cả những thiên tài đôi khi cũng phải “đứng trên vai” tiền nhân. Nói như I.A. Richards (1893-1979), nhà thơ, nhà phê bình người Anh, đó là “tiếng vọng phổ quát của sự đồng nhất/giống nhau trong văn học và sáng tạo” (universal echo of literary and creative uniformity).
Nên thực tế không phải trường hợp nào cũng là đạo văn. Miễn sao trên cơ sở đó người sáng tạo phát triển và biến tấu được tư tưởng-nghệ thuật riêng cho tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, với tư cách một người làm thơ, tôi bày tỏ sự tôn trọng với những đề từ/chú giải bên lề bài thơ, thông báo cho bạn đọc biết ở đó đã có sự vay mượn/gợi hứng từ sáng tạo của người khác. Một thái độ sòng phẳng và văn minh cần thiết.
Nguồn: Văn nghệ số 31/2021
Bài viết liên quan
Xem thêm
Dấu chân thơ – những thiên du ký bằng thơ sâu lắng ngọt ngào
Bài viết của nhà thơ Phố Giang, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc
“NHỮNG DẤU CHÂN THƠ” Là tập thơ thứ Ba của tác giả Trần Kim Dung do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào đầu tháng Sáu năm 2023.
Xem thêm
‘Mười năm một quãng đường người xót xa’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập Thơ mười năm của Hoàng Đình Quang, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2023
Xem thêm
Dòng ban mai trong thơ Trần Hùng
Tập thơ Mắt mắt khuya từng đàn (NXB Hội Nhà văn, 2023) của Trần Hùng dẫn tôi vào một sớm đang tan sương, có thể ứng với bất kỳ mùa nào trong năm. Khi ấy hừng đông đã rạng, sưởi ấm cho khắp miền không gian nơi con người cùng vạn vật vừa thức dậy. Một ban mai không ngưng đọng mà dịch chuyển, cuộn chảy trong bầu không khí thanh sạch, tinh khôi. Dòng chảy ấy khai mở một ngày mới trong tâm tưởng bạn đọc, bảng lảng, đột sáng và trong suốt.
Xem thêm
Đại thi hào Nga Pushkin – Một thời để yêu, một thời để chết
Cái chết bi thảm của đại thi hào Nga Aleksandr Pushkin cách đây gần 200 năm sau cuộc quyết đấu bên bờ sông Đen (thuộc ngoại ô Peterburg) đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong công chúng, đồng thời đổ ập lên đầu Natalya – vợ ông – biết bao điều tiếng…
Xem thêm
Hành trình văn học Nga ở Việt Nam: Dòng chảy không đứt đoạn
Quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô (nay là Liên bang Nga) và Việt Nam được chính thức xác lập từ ngày 30/1/1950 song mối quan hệ văn chương Nga – Việt đã hình thành từ trước đó rất lâu, dưới hai hình thức: sự giao lưu văn hóa và sự tiếp nhận của những người cộng sản Việt Nam từ nền văn hóa, văn học Nga. Đi suốt thế kỷ XX và ở những năm đầu thế kỷ XIX, tuy có những lúc thăng trầm, song mối quan hệ văn chương ấy chưa bao giờ đứt đoạn!
Xem thêm
Triết lý nhân sinh trong cảm thức thơ của Hoàng Vũ Thuật
Đối với thi sĩ, cái tôi trữ tình phần nào đại diện cho những kiếp nhân sinh mà họ quan sát, gặp gỡ và cảm tưởng. Con người thi ca tìm thấy và chịu đựng được khổ đau của mình, nhưng không chịu đựng được khổ đau của nhân loại. Họ cất tiếng thay cho nhân loại, bằng trái tim đã thấm thía những nỗi đời riêng.
Xem thêm
Vàng của tâm hồn, vàng của văn chương
Bài viết của nhà văn Ngô Xuân Hội về nhà văn Nguyễn Trí
Xem thêm
Bùi Giáng - Người chưa bao giờ già
Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.
Xem thêm
Từ khải ca họa mi đến thực mơ giữa đôi bờ chùa – chợ!...
Bài bình 2 bài thơ của doanh nhân - nhà thơ Trương Vạn Thành.
Xem thêm
“Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao
Sau ca khúc “Tiến về Hà Nội” đúng 26 năm, vào mùa xuân 1976, nhạc sĩ thiên tài Văn Cao khi có dịp vào TP.HCM, ông lại sáng tác ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”, viết về những cảm xúc tràn ngập tâm hồn ông trong “mùa xuân đầu tiên” sau khi nước nhà hòa bình thống nhất.
Xem thêm
Người nữ và con đường tình yêu trong Đối thoại đêm
Đọc Đối thoại đêm của Triệu Kim Loan, NXB Hội Nhà văn, 2023
Xem thêm
Đào Phong Lan - hồn thơ vẫn mềm như cỏ
Tham luận của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đọc tại buổi ra mắt tập thơ “Em không thể nói lời từ biệt”
Xem thêm
Nhà văn Trịnh Minh Hiếu và “Giấc cỏ dụ”
Cách đây tròn 10 năm, năm 2013, Trịnh Minh Hiếu ra mắt tập truyện ngắn đầu tay “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” (NXB Hội Nhà văn 2013). Tròn một năm sau, chị lại cho ra mắt tập truyện ngắn thứ hai mang tên “Thúy Mầu” (NXB Hội Nhà văn 2014). Hai tập truyện ngắn có cá tính riêng của chị ngày ấy khuấy động làng văn chương không ít.
Xem thêm
Đào Phong Lan “không thể nói lời từ biệt” với thơ!
Bài viết của Bảo Gia đăng trên tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 98, ngày 02/11/2023.
Xem thêm
Đò đầy vơi, bến cũ chẳng quên người!
Bài viết của PGS.TS Ngô Minh Oanh về tập thơ Đối thoại đêm của Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Nỗi niềm suy tư, trăn trở về con người và thế sự trong Sóng đời
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Sóng đời của Trần Ngọc Phượng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2023.
Xem thêm
Khi văn chương tấn công văn hóa bản địa…
Người viết sử - Truyện ngắn của Nguyễn Trường, lần đầu tiên đề cập đến hậu quả của tác phẩm văn học.
Xem thêm