TIN TỨC

Vào vườn hương

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1555 lượt xem

Thành phố Cần Thơ đất rộng người thưa không chỉ có gạo trắng nước trong để níu chân người và du khách bốn phương. Tây Đô còn là mảnh đất văn hiến với không hiếm những trang anh hùng hào kiệt yêu nước và nghệ sĩ phong lưu tài hoa nhân cách. Kế thừa truyền thống văn chương của Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt … và các bậc văn nghệ sĩ đàn anh: Kiều Thanh Quế, Lưu Hữu Phước, Hoài Sơn, Mai Văn Bộ, Trần Kiết Tường, …đã có không ít thế hệ đàn em kế thừa xứng đáng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Tác giả, BS. Huỳnh Văn Bá

Trước đây gần thế kỷ, đã hiện diện đội ngũ những trí thức bác sĩ tại Cần Thơ yêu văn nghệ như GS. Nguyễn Văn Kiết, Học giả Hồ Hữu Tường, BS. Lê Văn Ngôn, BS. Lê Văn Thuấn,… Hôm nay, tại Tây Đô, trong khí thế hoạt động văn nghệ thăng hoa của một thành phố thanh bình thịnh vượng của đất nước tự do, nhiều văn nghệ sĩ xuất thân là thầy thuốc đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực văn nghệ: BS. Trần Tuyển,  BS. Trần Thanh Chương, BS. Huỳnh Văn Bá, …

Nhà thơ  Huỳnh Văn Bá sinh năm 1964 tại xã Thới Lai, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa (1988) Thạc sĩ Y học (2003), Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Da liễu (2011), được công nhận học hàm Phó Giáo sư năm 2015 Từ 1988 đến nay, giảng dạy và chăm lo công tác chữa bệnh cho nhân dân. Bác sĩ Bác Huỳnh Văn Bá luôn nghiên cứu, học hỏi, sáng tạo để phục vụ người dân với tinh thần luôn hướng về lợi ích cộng đồng.  “Yêu người” và “Yêu nghề” là niềm đam mê, trách nhiệm của Bác sĩ Huỳnh Văn Bá được coi là phương châm làm việc trong cuộc sống đời thường. Hiện tại, là Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam-Trưởng bộ môn Da liễu-Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, Phó Trung tâm Phẫu thuật thẩm mỹ và chăm sóc da-Bệnh Viện Trường Đại Học Y dược Cần Thơ. Người khởi nguồn ý tưởng phát triển hệ thống thẩm mỹ FOB ® tại TP. Cần Thơ. Với tâm hồn nghệ sĩ yêu thi ca, Bác sĩ Huỳnh Văn Bá có tâm huyết muốn truyền cảm hứng cho người xung quanh, bạn bè và đồng nghiệp qua thi tập “Đời và Thơ”, với những vầng thơ đầy triết lý và nhân văn, và gần gủi với đời thường..                                                                                                                                                 

Huỳnh Văn Bá là một chân dung trí thức hiếm ai có thể nhầm được với bất kỳ người thầy thuốc nào trên trên vùng đất cầm thi màu mỡ trái ngọt cây lành của miền Tây Nam nước Việt. Anh được may mắn sinh ra tại vùng đất Thới Lai địa linh nhân kiệt hiện nay còn in rõ dấu ấn hoạt động cách mạng của Châu Văn Liêm, Lưu Hữu Phước, Ung Văn Khiêm, Huỳnh Phan Hộ…

Khuôn mặt phúc hậu vui nhìn với vầng trán mênh mông và nụ cười hiền lành của Huỳnh Văn Bá như ôm ấp nỗi khát khao tìm kiếm và gọi mời ta hướng về ánh bình minh rạng rỡ của một khung trời văn chương kiến thức. Huỳnh Văn Bá là một tâm hồn giàu tình cảm, nhân hậu và luôn sống vì mọi người. Sau những năm dài làm việc với trọng trách là một người Thầy giảng dạy Y khoa tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và là một Thầy thuốc luôn say mê tận tụy với công việc phục vụ người bệnh. Huỳnh Văn Bá còn dành một ít thời gian cho văn chương nghệ thuật ngoài công tác chuyên môn của một Thầy thuốc và một Thầy giáo. Đã từng được mời ngồi ghế giám khảo chấm thi Hoa hậu trong nhiều năm tại đất miền Tây Nam bộ, Huỳnh Văn Bá cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực văn chương, nghệ thuật và cảm nhận được nét đẹp của quê hương và những con người lớn lên từ vùng sông nước.

Người thầy thuốc Huỳnh Văn Bá đã bắt đầu làm quen với vần điệu thi ca từ hơn nhiều thập niên qua. Là một tâm hồn dễ cảm, anh làm thơ vào bất cứ lúc nào anh cảm thấy cảm xúc dâng trào lên trong tâm hồn. Nàng thơ thân thiện đến với anh trong giờ hướng dẫn sinh viên thực tập ở trường Y, trên bước đường công tác đó đây hoặc lúc sang phà đêm khuya ,…

Mang sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc, Huỳnh Văn Bá không quên lời thề Hippocrates. Lời thơ Huỳnh Văn Bá dịu dàng như lời người mẹ hiền, thiết tha căn dặn học trò của mình giữ vững Y đức khi đã mang trong mình chiếc áo trinh trắng tinh khôi của sinh viên trường Y: Tôi mong sao em có cái tâm/ để cho cuộc sống khỏi sai lầm/ nhất là bên em màu áo trắng/ Lòng người luôn giữ dạ sáng trong (Tâm sự người thầy). Là người thầy thuốc nặng hồn thơ, Huỳnh Văn Bá không thể tách rời thi ca ra khỏi cuộc sống thực của đời mình. Anh đã coi thơ như hơi thở, như người bạn đường chung thủy trong cuộc sống đời thường, thơ có thể xuất phát từ cuộc đời, và trong những vần thơ đầy triết lý và nhân văn, có thể được xem như những công thức toán học trong cuộc đời và có thể giúp ai đó có thể giải được những bài toán khó trong cuộc sống khi có lắm lúc họ rơi vào nghịch cảnh: đối với người ta không đòi hỏi/ ta chỉ cần có bấy nhiêu thôi/ cuộc đời như áng mây trôi/ lẽ đời là thế người ơi đừng buồn (Lẽ đời),  Thơ trong đời và đời trong thơ (Vui buồn có Thơ).

Là người con hiếu thảo, nhà thơ Huỳnh Văn Bá đã trân trọng Mẹ như một hình tượng cao đẹp trong sáng của đời mình. Yêu thương cha, tác giả không quên nhắc đến người mẹ hiền cần cù, chịu khó một nắng hai sương, lặn lội, vất vả nuôi con cho đến khi khôn lớn nên người: Có những lúc trên chiếc xuồng nho nhỏ/ Mẹ một mình bươn chải trên sông/ Chở gạo buôn rau xuôi chảy ngược dòng/ Chỉ duy nhất nhìn các con khôn lớn (Mẹ tôi). Tình thương của tác giả không chỉ dành cho gia đình, người thân mà còn lan tỏa đến người lao động nghèo đáng thương trong xã hội. Những đêm thanh vắng, nghe tiếng chỗi khuya sột soạt ngoài phố, nhà thơ thấy chạnh lòng thương trước hoàn cảnh của người công nhân nghèo quét rác bảo vệ môi trường trong khi bao người khác đang yên giấc: Người đang yên giấc trên giường/ Còn em đang đứng quét đường trong đêm/ Em đang làm sạch phố phường/ Góp phần bảo vệ môi trường có em (Tâm sự đêm khuya).

   Lòng nhân ái bao la cộng hưởng với ngọn lửa đam mê bẩm sinh hừng hực trong người đã tạo nên thành công cho con người giàu nhân cách, biết nuôi hy vọng trong đời: Kiếp sống cho người nhiều hy vọng/ Đam mê kiên nhẫn sẽ thành công (Đam mê) // Trong cuộc sống có bao điều đáng trọng/ Giữ nghĩa trọn tình lòng dạ sáng trong/ Biết sống vì nhau với cả tấm lòng/ Nhân cách là nguồn gốc của thành công (Thành công bắt nguồn từ nhân cách). Những vần thơ tâm huyết chứa đựng bài học quý giá như chân lý kết tinh từ một hồn thơ trí thức trải nghiệm mãi mãi muốn làm đẹp cuộc đời nhân thế bằng lòng yêu người vô bờ: Bằng khối óc và trái tim/ Cùng nhau san sẻ vạn niềm vui chung (Hành trình làm đẹp cùng FOB®).   

 Bao quát lên tổng thể chủ đề tư tưởng và nội dung tập thơ “Đời và Thơ” của Nhà thơ. BS. Huỳnh Văn Bá là bài thơ trọng tâm mở đầu thi tập: Mỗi ngày một bông hồng - tác phẩm được Nguyễn Thanh chấp bút, Huy Thọ phổ thành giai điệu đã được phổ biến rộng rãi trên phương tiện truyền thông với sự hoan nghênh nhiệt liệt của quần chúng yêu thi ca và âm nhạc. Với một khối óc sáng trong sâu lắng và sự rung động tinh tế của một trái tim nghệ sĩ vừa trí tuệ vừa đa cảm, cộng với lời lẽ hàm súc, vần điệu vững vàng, bút pháp mượt mà, nhà thơ Huỳnh Văn Bá đã khiến cho người yêu thơ có được một ấn tượng độc đáo: Mỗi ngày một bông hồng có thể coi là một thông điệp nhân sinh mang màu sắc triết lý về tinh thần lạc quan và lòng vị tha hiếm thấy. Mỗi câu thơ (line), mỗi khổ thơ (strophe) trong bài thơ tuyệt bút này đáng được xem là một phương châm hành động tốt đẹp soi đường sáng cho con người: Một ngày mới thêm bao niềm vui mới/ Một ngày vui hơn cả vạn ngày vui// Dù phải chịu trách hờn từ ai đó/ Vẫn không buồn để lòng dạ sáng trong. Và lòng yêu đời, yêu người để kêu gọi mọi người nên thân thiện xích lại gần nhau hơn: Hãy sống vì nhau và yêu thương nhau// Ta vui sống để người người gần lại…// Hãy đến với nhau là vì mọi người/ Cho đời ta nở rộ những niềm vui.

Tóm lại, cô đọng ở trong lòng người yêu thi ca sau khi đọc tập thơ “Đời và Thơ” của Nhà thơ. BS Huỳnh Văn Bá có thể là những cảm nhận sáng trong tốt đẹp đáng lưu lại nơi lòng người đọc. Đó là tiếng chim gọi đàn thánh thót để cùng nhau hăm hỡ bay về một vùng trời bình minh thi ca rạng rỡ. “Đời và Thơ” xứng đáng là tiếng ca vui chan hòa giai điệu đầm ấm yêu thương, lung linh ánh dương tươi sáng trong không gian thi ca Tây Nam nước Việt.

                                                                            24. 1. 2024 

                                                                           Nguyễn Thanh

                             

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm