Bài Viết
Phút giao thừa, nhìn ngắm dòng người “tống cựu”, “nghinh tân”, cảm nhận trong mắt mỗi người lấp lánh ánh nhìn hạnh phúc, nhất là khi trên bầu trời đêm pháo hoa rực rỡ...
Kẻ tha phương dù mải mê danh lợi cũng bất giác bần thần trước mênh mông tiếng gọi quê nhà ngày Tết. Tháng Chạp bao giờ cũng vội vàng trong mắt kẻ tha phương. Tháng Chạp bao giờ cũng hấp tấp trong lòng kẻ tha phương. Vì vậy, càng nhiều tuổi, tôi càng thấy sốt ruột khi thời gian nhích dần vào khoảnh khắc tất niên mà mình chưa kịp trở về ngôi nhà thơ ấu.
Vài giờ… con người luôn câu thúc bởi thời gian. Và con người, cũng bị nhốt vào cái lồng rộng hẹp của càn khôn mà thời gian khi là sợi dây buộc ràng, khi lại như chiếc mỏ sắc nhọn của loài chim gõ kiến, những chiếc mỏ bổ tới tấp tấp vào thân cây với nhịp độ và tốc độ không đổi.
Khi cùng nhiều anh chị em nhà văn thắp nén hương tiễn biệt nhà văn đạo diễn Lê Văn Duy, nhìn gương mặt thật hiền của nhà văn nơi di ảnh, tôi lại nhớ một kỷ niệm có lẽ không bao giờ quên giữa anh với tôi.
Một buổi trưa nắng vàng rực rỡ, chúng tôi đặt chân tới Văn phòng Vườn Quốc gia Cát Tiên tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, khởi đầu cho chuyến về nguồn đầy cảm xúc. Thời gian thực hiện cuộc hành trình tuy không dài nhưng vùng đất tươi đẹp và hữu tình này đã để lại trong lòng mỗi người những dấu ấn thật đậm nét.
Lần nào đến Côn Đảo, tôi cũng lặng người trước những mộ bia. Những mộ bia của những người anh hùng, những người có tên. Và những ngôi mộ không có bia mộ, không có tên người. Những nấm mồ vô danh của những người đã nằm xuống trong số 20.000 người đã nằm xuống trên vùng đất thiêng này.
Buổi trưa có một đợt tuyết đầu mùa rơi nhẹ. Không ai ngủ được. Người nào cũng háo hức xem tuyết rơi. Các bạn Beijing nói tuyết đầu mùa bao giờ cũng mang may mắn tới mọi người.
Ngày nhỏ, tôi thích vẽ những đường thẳng hơn là những đường xoắn, thích vẽ hình tam giác, hình vuông hơn hình tròn. Đường thẳng mang lại cho tôi một cảm giác an toàn và một niềm thoả mãn khi chứng kiến mọi thứ có trật tự.
Ngày tốt nghiệp, tôi được vinh dự đứng trên lên bục nhận thưởng và gửi lại đôi lời tri ân. Tôi đã kể câu chuyện về người mẹ quả cảm, can trường cả đời chống đói khổ để con cái được học hành nên người. Đưa ánh mắt nhìn thầy cô, bạn bè, tôi thấy có sự lặng lẽ cúi đầu, dường như thể hiện niềm trân trọng với người phụ nữ xa lạ đó. Lòng tôi nẩy nở chút tự hào thiết tha.