Bài Viết
Bruce Weigl sinh năm 1949, được biết đến là một nhà thơ đương đại có tầm ảnh hưởng lớn ở Mĩ. Ông cũng là một dịch giả và giáo sư đại học. Ông là tác giả của 13 tập thơ riêng và cuốn hồi kí nổi tiếng mang tên Vòng tròn của Hạnh. Bruce Weigl nguyên là Chủ tịch Chương trình Viết văn quốc gia Mĩ, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định thơ của Giải thưởng Văn học quốc gia Mĩ. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học lớn ở Mĩ và hai lần vào chung khảo Giải thưởng Pulitzer với tập thơ Bài hát bom napan (năm 1988) và tập thơ Sau mưa thôi nã đạn (năm 2013). Điều đáng chú ý là, cả hai tập thơ này đều viết về cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
Đã hơn 20 năm trôi qua, đến giờ trong tôi vẫn vẹn nguyên cảm giác mong ngóng và háo hức mỗi chiều chủ nhật để được dán mắt vào màn hình tivi đen trắng dõi theo diễn tiến câu chuyện xoay quanh nhóm bạn Hạ – Hân – Hoa – Hằng của bộ phim “12A và 4H”…
Nhiều chuyên gia cho rằng, nói về sự nghiệp văn chương, nhất là thi ca, nhà thơ Thu Bồn là nhân vật hàng đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
Có thể nhiều người biết Nhị Ca chính là người dịch các kiệt tác “Anna Karenina” của Lev Tolstoy; “Nhà thờ Đức Bà Paris” của Victor Hugo nhưng ít ai biết ông từng nhiều năm làm phóng viên chiến trường từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cho các báo “Bắc Sơn”; “Vệ Quốc quân” cho đến khi chuyển về Văn nghệ quân đội công tác một mạch tới lúc nghỉ.
Trong con mắt nhiều người, Nhà văn – Giáo sư Mai Quốc Liên được xem là một trong số ít ngòi bút uyên bác của Hội Nhà văn, cả Hội Thành phố và Hội Trung ương. Chịu đọc, trí nhớ tốt, kết hợp được cổ kim đông tây, lại theo sát thời cuộc, nên sự liên tưởng liên kết các vấn đề trong tư duy của anh được nhiều người vị nể, khâm phục. Tôi minh nghiệm ra điều này sau gần 50 năm công tác và cộng tác với nhau từ ngày đầu miền Nam giải phóng thời cùng làm báo Văn nghệ Giải phóng đến bây giờ.
Tên tuổi Kiên Giang – Hà Huy Hà (1929-2014) gắn bó với nhiều vở cải lương nổi tiếng như “Áo cưới trước cổng chùa”, “Sơn nữ Phà Ca”, “Người vợ không bao giờ cưới”…
Trong lòng tôi, nhà văn Phạm Tường Hạnh là người anh giàu tình nghĩa, sống sôi động, bộc trực, thẳng thắn, nhưng với đồng nghiệp thì luôn biết lắng nghe và tôn trọng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Phạm Tường Hạnh, xin có đôi dòng…
Nói về thơ Nguyễn Bính, trước nay người ta vẫn sử dụng một định thức quen thuộc: thi sĩ chân quê. Thì cũng chẳng sai. Nhưng trong thơ Nguyễn Bính còn hiện diện cả một phần thành thị, vừa như một đối trọng lại vừa như một sự bổ sung cho cái phần quê kiểng đậm đặc mà ai cũng nhận thấy kia.
Nguyễn Ngọc Thuần bước vào làng văn bằng thành tích “ăn ba” ấn tượng. Trước anh chưa thấy và sau anh sẽ là bài toán khó cho ai muốn lặp lại. “Đánh” đâu trúng đấy. Ba cuốn sách với ba giải thưởng lớn. Cú đề – pa đầu tiên là giải Ba Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II năm 2000 với tập truyện “Giăng giăng tơ nh