Bài Viết
Ra đi từ miệt vườn sông Cửu Long, Bảo Định Giang từ con người của một miền đất – trở thành nhân vật của cả nước. Suốt đời, ông gắn bó với Khu 8, miền Đông, miền Tây Nam Bộ; ông là “đặc sản” của văn hóa – thổ ngơi một miền đất mới với những dòng sông, cánh đồng, vườn cây và với những con người mở cõi.
“Tôi nhớ đó là một đêm mưa ở Cần Thơ, chúng tôi đã rợn người khi nghe câu chuyện 6 người lính trên 5 đôi chân. Thời khắc ấy, tôi biết văn chương chiến tranh sẽ như một mạch nguồn chảy mãi trong ngòi bút của người viết”, nhà văn Tống Phước Bảo chia sẻ với Dân Việt quan niệm về dòng văn học chiến tranh. “Hôm nay, ngày mai, tương lai, tất thảy đều bắt nguồn từ quá khứ”
20 năm viết, với chừng 20 cuốn tiểu thuyết về các đề tài chiến tranh, tôn giáo, lịch sử, sáng tác 100 tập phim truyền hình đã phát sóng, đạt hai giải A do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an trao tặng… Nhà văn Bùi Anh Tấn có quá trình lao động chữ nghĩa rất miệt mài.
Tuy đến với bạn đọc cả nước muộn hơn so với một số cây bút nữ cùng thế hệ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như Lê Thanh My, Nguyễn Ngọc Tư, Huỳnh Thúy Kiều, Nguyễn Thị Diệp Mai… nhưng Vũ Thiên Kiều đã đi những bước chậm mà chắc, chọn một thái độ bình tĩnh với văn chương, lắng nghe cuộc sống và lắng nghe trái tim mình. Thái độ sống và sự nghiêm cẩn với trang viết đã đem đến cho chị những mùa quả ngọt. Nhân dịp trại sáng tác VNQĐ đang diễn ra tại Cần Thơ, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Vũ Thiên Kiều xung quanh câu chuyện văn chương và cuộc đời.
Nhà thơ Đỗ Thành Đồng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình. Ông đã xuất bản sáu tập thơ, từ Cỏ vô danh (năm 2010) đến Lửa (năm 2021), đó là hành trình từ một Đỗ Thành Đồng – người của “niêm luật” đến “tự do”.
Giữa cuộc đời đầy ánh sáng nhưng cũng không ít bóng tối nầy, nhận chân được sự lưu đày trong cõi tung hô để có một thái độ sống dứt khoát: quất mãi nước sôi – trà đau nát bả – không đổi giọng Tân Cương, đó là tâm thế của một thi sĩ đích thực. Xem đêm để mà trằn trọc, để mà thao thức… về thân phận của một thi sĩ hiện hữu trên thế gian này…
Lịch sử văn minh nhân loại từng lưu lại cho hậu thế những biểu tượng chói ngời như những tấm gương sáng cho loài người tiến bộ học tập. Có những người mà mỗi lời nói là giai diệu của núi sông, thấm đẫm giá trị nhân văn như những câu phương ngôn sâu sắc trong sách giáo khoa. Cũng có những người mà mỗi hành động gắn liền với một giai đoạn lịch sử tranh đấu thăng trầm, liệt oanh của một đất nước. Mỗi ngôn ngữ, mỗi hành động của những vĩ nhân ấy mãi âm vang theo từng nhịp đập trái tim và cộng hưởng theo từng bước đi lịch sử của dân tộc mình.
Bạn đọc Việt Nam và thế giới đã biết đến nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai, tác giả của 11 đầu sách sáng tác, 7 tác phẩm dịch, từng đoạt giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Hà Nội, giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô, giải Nhất cuộc thi “Thơ về Hà Nội”.
Trong một ngày mưa tháng sáu, dù bộn bề công việc, vợ chồng tôi đã thu xếp về thăm nhà văn Lê Lựu khi ông được con gái mới đưa từ Trung tâm Văn hóa doanh nhân - 319 Tam Trinh về quê ở xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Dù biết ông đã hoàn toàn không còn giao tiếp được gì nhiều, nhưng bằng linh cảm, tôi đoán chắc ông vẫn hiểu nỗi đời, nỗi người tường tận lắm.
Được gặp anh trong trại viết Văn nghệ quân đội tại Đồ Sơn – Hải Phòng năm 1995. Trước đó, Nguyễn Hữu Quý đã khá chững chạc với các thi phẩm viết về bộ đội, nhưng phải đến Khát vọng Trường Sơn viết tại trại sau đó đoạt giải Nhất cuộc thi thơ ngày đó, tên tuổi anh càng định vị chắc chắn trong lòng bạn đọc, trong làng thơ Việt Nam.