TIN TỨC

Đóa sen trắng thầm lặng tỏa hương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-25 09:59:33
mail facebook google pos stwis
1161 lượt xem

  BÀI DỰ THI BÚT KÝ “NHỮNG HY SINH THẦM LẶNG”

LÊ THỊ NGỌC NỮ

Chị tên là Trần Thị Lan Chi, cô giáo Trường tiểu học Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Tôi quen biết chị trong lần thiện nguyện nơi miền núi heo hút huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.


Chị Lan Chi (áo trắng có bông) và tác giả Ngọc Nữ (giữa)

Chị có gương mặt khả ái, đôi mắt lánh đen, nụ cười dịu hiền luôn tỏa sáng, lời nói nhẹ nhàng rất thuyết phục người nghe. Chị yêu hoa sen như tâm hồn thanh khiết của chị, chị chọn sen trắng làm biểu tượng và tên facebook cho mình. Nhóm thiện nguyện của chị cũng mang tên Sen Trắng. Hữu duyên gặp gỡ, kết thân, ngưỡng mộ lối sống đẹp của chị nên tôi luôn học hỏi nơi chị thật nhiều.

Hết lòng vì những cảnh đời bất hạnh

Chị từng là chi hội phó của Hội chữ thập đỏ Thiện Tâm quận Bình Thạnh với nhiều năm làm thiện nguyện, hội thường xuyên phát cơm, sữa và tiền giúp đỡ các bệnh nhân nghèo, nhất là bệnh viện Ung Bướu TPHCM. Chị đã sắp xếp bố trí việc phân phát rất khoa học, tinh tế và nhân ái để các phần quà cần thiết đến đúng người, đúng nơi, không phụ lòng những nhà hảo tâm tin tưởng giao phó.

Với nhiều người làm thiện nguyện và những người được giúp đỡ, "Chuyến xe yêu thương đưa bệnh nhân về quê đón Tết" là một hoạt động đầy ắp nghĩa tình, đậm chất nhân văn. Các chuyến xe miễn phí kèm theo quà cùng lì xì của Hội chữ thập đỏ Thiện Tâm quận Bình Thạnh mỗi năm đã đưa hơn 300 bệnh nhân về các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau... đón Tết sum vầy cùng gia đình. Nhờ chương trình này, người bệnh nghèo bớt đi một gánh lo nặng trĩu trong lòng về chi phí đi lại, trong khi hành trình chống chọi với bệnh tật còn lâu dài, chưa biết khi nào kết thúc. Sự hô4 trợ trên trong những ngày Tết ấm áp tình cảm con người, những nghĩa cử từ chia sẻ của cộng đồng làm người nghèo xúc động. Hòa cùng mùa xuân, có những ánh mắt ngời lên niềm vui, có nhịp tim rộn ràng yêu thương của người cho lẫn người nhận. 

Sau khi nghỉ hưu, tranh thủ được thời gian, chị dành cho thiện nguyện nhiều hơn, lan tỏa xa hơn. Năm miền Trung xảy ra lụt lớn, thiệt hại nhiều, không ngại xa xôi, vất vả, hiểm nguy, chị và đoàn thiện nguyện dốc lòng đến tận nơi cần phải đến. Cả đoàn đi xuồng rồi chuyển lên xe tải, lội nước, đi bộ đường trơn trợt trong mưa bão... Cuối cùng chương trình "Cơn lũ qua đi, tình người ở lại" đã thành công tốt đẹp. Nhóm đã trao tận tay đồng bào những phần quà cứu trợ với tinh thần "Lá lành đùm lá rách".

Nhân ái, tinh tế, thiết thực

Có đi thực tế đoàn mới hiểu người dân cần gì, thiếu gì. Sau khi tiếp cận đồng bào dân tộc tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhóm quyết định kéo năng lượng mặt trời cho các bản làng vùng biên giới này. Kết hợp cùng bộ đội biên phòng, tiến hành ngay công trình đèn đường năng lượng mặt trời. Hiện nay đã có 10 bản làng có đèn và đang tiếp tục tới các bản làng tiếp theo. 


Chị Lan Chi với một trong rất nhiều chuyến đi thiện nguyện

Buôn làng Ni Triêng xã Al Bá, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai có khoảng 250 hộ dân, trong đó có khoảng 500 trẻ nhỏ, không có nước sạch để sinh hoạt. Hàng ngày, người dân phải đi bộ hơn một giờ đồng hồ để lên núi lấy nước uống và nấu ăn, dẫu biết nguồn nước đó không an toàn cho sức khỏe. Hiểu được tình hình khó khăn đó, Sen Trắng cùng các nhóm thiện nguyện và nhà hảo tâm tổ chức khoan giếng, đem nguồn nước sạch an toàn về cho buôn làng.

Đến nay nhóm thiện nguyện Sen Trắng của chị kết hợp cùng nhóm Hồng Phan, nhóm Mạc Gian, câu lạc bộ Minh Tâm và chữ thập đỏ Thiện Tâm đã khoan được hơn 20 giếng nước sạch cho buôn làng. Nhóm Sen Trắng, Hồng Phan, Mạc Gian còn khoan 1 giếng nước sạch, xây 2 nhà vệ sinh và 1 thư viện, sửa chữa tất cả các cánh cửa sắt, sơn nước làm mới lại cho Trường tiểu học Ia Pêt huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai. Ngôi trường hoàn tất sạch đẹp để thầy cô giáo an tâm công tác, giúp các học sinh đi tìm con chữ. 

Tại vùng sâu của tỉnh Sóc Trăng ở miền Tây Nam Bộ, để đến trường, hàng ngày các em học sinh phải qua sông bằng chiếc bè gỗ với dây sào kéo bằng tay vô cùng nguy hiểm, mất nhiều thời gian mới qua được sông, nhất là trong mùa mưa. Người dân qua lại trên cây cầu cũ kỹ yếu ớt, mất nhịp, chị Lan Chi lại cùng các nhóm thiện nguyện chung tay kêu gọi và được bạn bè, các nhà hảo tâm hưởng ứng. Từ đó, hai chiếc cầu xây vững chắc nối nhịp bờ vui nơi ấp Phước Trường, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú và ấp Tân Trung, xã Long Bình, thị xã Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng được hoàn thành. Phương tiện đi lại dễ dàng hơn cho bà con, mọi người yên tâm để các con đến trường rồi về nhà bình an, mùa mưa không còn là nỗi lo sợ nữa.

Chị luôn tham gia các chuyến thiện nguyện phát quà, tặng tiền, nấu ăn, cắt tóc cho người khiếm thị và khuyết tật tại chùa Giác Nguyên huyện Hóc Môn, TP HCM; chùa Đôn Tru tỉnh Sóc Trăng, giúp người khiếm thị ở Đà Lạt, Mađagui, tỉnh Lâm Đồng... Chị cùng các nhóm phát gạo, tập, sách giáo khoa, đồ dùng học tập, gối nằm cho 430 em học sinh của Trường tiểu học Khương Vàm tỉnh Kiên Giang. Cảm động nhất là chị đã kêu gọi các bạn bè gần xa đóng góp hỗ trợ mai táng cho một bạn bị mất vì ung thư, có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Đến với người dân trong những ngày dịch hoành hành

Thời gian của chị dành hết cho thiện nguyện gần xa, chị đến với những mảnh đời khó khăn bằng bàn tay và tấm lòng bao dung. Đợt dịch Covid-19 vừa qua, chị không ngại gian khó vẫn hết lòng trao yêu thương đến mọi người. Chị luôn tâm niệm "Trao yêu thương nhận nụ cười hạnh phúc". Việc thiện lành từ chị không kể hết. Chị chia sẻ cho tôi rất nhiều kinh nghiệm về công tác thiện nguyện một cách khoa học. Chị gieo duyên đến mọi người tập chay tịnh, niềm vui của chị là dành cho bếp chay, đàm đạo cùng thiện hữu và đi thiện pháp.


Đem nhu yếu phẩm đến cho người dân TP HCM trong những ngày chống chọi với dịch Covid-19

Những ngày Covid-19 tràn lan, dẫu biết nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc, song tấm lòng nhân ái đã thêm sức mạnh giúp chị vượt qua mọi trở ngại để làm thiện nguyện. Nhóm của chị đã phát gạo, mì, nhu yếu phẩm và cả thuốc cho bà con ở huyện nghèo các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nhìn mọi người mặc quần áo bảo hộ, bịt khẩu trang thêm tấm chắn giọt bắn, chở lỉnh kỉnh hàng hóa trên chiếc xe gắn máy đi dưới trời nắng nóng đến nơi phong tỏa giăng dây để tiếp tế lương thực làm tôi vừa thương vừa ngưỡng mộ.

Tôi còn chịu ơn một ân tình với nhóm của chị, mọi người đã giúp tôi phát thực phẩm cho người dân ở hẻm 226/5 A đường Trần Kế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận, TP HCM. Đây là xóm cũ ngày xưa của ngoại tôi, một thời tuổi thơ tôi gắn bó nơi này. Hôm ấy cả con hẻm bị giăng dây phong tỏa do dương tính gần hết xóm, dân lao động nghèo, nhiều nhà cạn nguồn lương thực. Họ kêu gọi tôi giúp đỡ nhưng lúc đó nhóm tôi đang làm thiện nguyện ở miền Tây Nam Bộ, tôi cầu cứu chị. Ngay chiều hôm đó, người dân đã được nhận gạo và nhu yếu phẩm, cả xóm xúc động cảm ơn không ngớt.

Dịch bệnh tạm lắng, cuộc sống đang dần trở lại bình thường mới. Tuy nhiên, còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, chị Lan Chi lại lao vào công tác thiện nguyện, tiếp tục vận động kêu gọi lòng nhân ái, chia sẻ yêu thương giúp các cô chú khiếm thị bán vé số đang sống thuê trọ trong thành phố. Chùa Giác Nguyên ở Tân Thới Nhì, Hóc Môn là điểm phát những phần quà nghĩa tình của nhóm đến các cô chú khiếm thị, ngoài phát quà nhóm còn tổ chức cắt tóc cho bà con. Nhóm Sen Trắng có mặt khắp nơi cùng công tác thiện nguyện từ miền núi đến vùng sâu vùng xa, đâu đâu cũng in dấu chân của nhóm.

Khi tôi ngỏ ý viết về những hy sinh thầm lặng của chị, chị đã cười nói: "Thôi, em viết về hoạt động của nhóm thì được, đừng viết về cá nhân chị vì chị không bằng các bạn đâu. Chị tham gia nhiều nhóm, hầu như các bạn rất giỏi. Chị không là gì đâu". Chị nói khiêm nhường như vậy song tôi vô cùng ngưỡng mộ chị, đóa sen trắng tỏa hương thầm lặng.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm