TIN TỨC

Đọc Đường đến Cây cô đơn

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-30 12:20:06
mail facebook google pos stwis
593 lượt xem

(Tâp truyện ngắn của Bích Ngân, Nxb Tổng hợp phố Hồ Chí Minh, qúy III,  2019)

 BÙI CÔNG THUẤN

 ***

Cây nào đứng thẳng cũng đều là Cây cô đơn”. “Trong cõi nhân gian vừa rộng vừa hẹp này, dường như, mỗi chúng ta đều là một Cây cô đơn”.(tr.116). Những câu văn chứa đựng tư tưởng này sẽ dẫn người đọc đi tìm Cây cô đơn trong tác phẩm, giống như nhân vật Bích quyết định đi đến Cây cô đơn sau khi nghe Khánh đọc bài thơ “Hỏi đường đến Cây cô đơn” trong bữa ăn trước khi chia tay Đà Lạt (truyện Đường đến Cây cô đơn).


CÂY CÔ ĐƠN

Cây Cô đơn là cây gì?

Nhà văn trả lời:“Trong cõi nhân gian vừa rộng vừa hẹp này, dường như, mỗi chúng ta đều là một Cây cô đơn”.

Tên truyện Đường đến cây cô đơn, cùng với 7 trong 13 truyện của cuốn sách tập trung khám phá chủ đề này, giúp người đọc nhận ra sức nặng trái tim nhà văn dành cho vấn đề cô đơn của con người. Vấn đề mang tính tư tưởng.

Nhân vật mang nỗi cô đơn trong Đường đến Cây cô đơn hầu hết là nữ. Vì là kiểu nhân vật tư tưởng, họ không được miêu tả nhân thân xã hội. Có người chỉ được gọi bằng một đại từ nhân xưng “Chị” (truyện Cánh rừng vĩnh cửu). Họ xuất hiện trong những chuyến đi với vẻ thanh lịch và lãng mạn. Họ không có những lo lắng về đời sống vật chất. Thùy và chồng đi du lịch nghỉ dưỡng (Kẹt trong sương mù), Yên và chồng trong khu du lịch sinh thái (Khoảnh khắc “Trăm cô đơn”), Bích đi với một đoàn ở Đà Lạt, cô ở lại khách sạn và chờ chồng lên đón. Bà Tuyết xưa kia là cô nhạc sĩ trẻ. Bà vẫn thường hàng giờ lắng nghe và ký âm tiếng hót của chim “thương lắm mà” lên trang giấy (Chuỗi ngọc từ cao xanh). Nhân vật Chị đi du lịch dã ngoại khám phá hồ đêm, ngắm trăng và đón bình minh trên mặt hồ (Cánh rừng vĩnh cửu) và nhân vật Vy, cô diễn viên đi theo đoàn thăm Côn Đảo để có trải nghiệm cho một vai diễn (Thời gian vẫn đang trôi). Cô có người yêu là Quân. Họ yêu nhau 5 năm nhưng không cưới hỏi, sau đó chia tay.

Đi trong đoàn, “người phụ nữ cô đơn” thường tách mình ra khỏi đoàn và đi theo một hướng riêng, bước chân khuê các được dẫn dắt bởi cảm xúc lãng mạn. Con đường họ đi qua là con đường của sắc màu và hương thơm quyến rũ. “Thùy bước ra khỏi khách sạn… Cô hấp tấp theo màn sương đang di chuyển về phía vầng trăng đang lơ lửng trôi như kẻ bị thôi miên. Rồi hình như đôi chân Thùy không bước từng bước nữa. Cô như cuốn theo chiều gió, cuốn theo ánh trăng, cuốn theo khói sương vây kín lối đi”(Kẹt trong sương mù, tr.86). Trong Khoảnh khắc “Trăm cô đơn”, sau khi uống cà phê một mình, Yên ra khỏi khu rừng nơi cô đã ngủ với chồng đêm qua trong căn nhà trên cây. Cô bước đi. “Hai bên đường lác đác những bụi cây nở những bông hoa tim tím mà lần đầu Yên mới gặp. Những cánh bướm giật mình bay lên từ những chùm hoa phảng phất mùi hương. Nhiều cánh bướm từ những chùm hoa khác, bụi hoa khác cũng bay lên” (tr.94). Nhân vật Chị trong Cánh rừng vĩnh cửu cũng tách khỏi đoàn. Chị đi ra con đường nối với tỉnh lộ, tới chợ nhỏ mua ít đồ, rồi vào quán ăn bún riêu và uống cafe. Sau đó Chị đi một quãng đến nới có bảng cắm chữ Vĩnh Cửu. Chị đứng ở đó tự chụp hình. Người đàn ông mặc đồ lính xuất hiện, Chị đi theo theo ông ta. “người đàn ông biết chia sẻ đang bước bên cạnh, đàn bướm nhiều sắc màu bay rập rờn từng đàn, tiếng chim líu ríu trên cành  nghe thật gần, hoa rừng hồn nhiên khoe sắc, rồi tiếng rơi lặng lẽ của những chiếc lá lời cành…và hình như tiếng bước chân chị và người đàn ông, cũng rất khẽ.” (tr.205)

Trong không gian thoáng đãng và riêng tư ấy, người phụ nữ nhận ra nỗi cô đơn của mình. Thùy (kẹt trong sương mù) và Yên (Khoảnh khắc ‘Trăm năm cô đơn’) có cảm giác mình bị chồng bỏ rơi. “Nhiều lúc Yên rơi vào trạng thái bấp bênh dù đã neo đậu được vào bến bình yên” (tr.98). Khi chồng đến đón Bích ở khách sạn, giữa họ “không vòng ôm, không va chạm, cũng không chào hỏi”(Đường đến Cây cô đơn, tr.111). Và dù Bích đã chuẩn bị cho một cuộc ái ân với chồng, nhưng ngay sau khi hai vợ chồng tắm xong, họ lại xa cách nhau vì chuyện mà thoạt nhìn như là chuyện không đâu (tr.114)!

Nhân vật bà Tuyết trong Chuỗi ngọc từ cao xanh than thở: “Cô đơn, có lẽ là người bạn đồng hành thủy chung duy nhất đối với những người dày vỏ bởi những điều mà người khác thường thờ ơ”(tr.132). Bà thổ lộ với bạn: “Giá như những người đàn ông chị yêu không bị ràng buộc…và giá như người đàn ông đó là cha của các con chị.”(tr.131). Nghĩa là bà Tuyết yêu những người đã có gia đình, và chồng bà không phải là người bà yêu! Nỗi cô đơn này “thủy chung” đến suốt đời là vậy! Nhân vật Chị về cái “khoảng trống” cô đơn của mình: “…khoảng trống lúc nào cũng chực chờ, ngay cả khi được ghì siết trong cơn ái ân của chồng(tr.202). Và vì thế Chị dễ dàng đi theo người đàn ông mặc đồ lính xa lạ vào nơi khuất vắng trong rừng. Rồi khi người đàn ông kéo chị sát vào tấm thân cường tráng của ông ta, “Chị như không thở nổi trước mùi xạ hương ngây ngất của thịt da, của hơi thở, của khát thẻm, của bóng tối, của u mê. Thịt da Chị ấm sực và căng tràn cơn nuông chiều hối hả của nhục thể. Chị hấp tấp lần tìm đôi môi khao khát. Người đàn ông quắn quíu gắn chặt cặp môi vào đôi môi nóng bỏng của Chị” (Cánh rừng vĩnh cửu, tr. 205).

Tác giả để cho nhân vật Chị tự phân tâm hành động đi theo và ngã vào vòng tay người đàn ông lạ ( và dường như là nhân vật của tưởng tượng). Đó không phải là sự dày vò lương tâm vì đã ngoại tình, cũng không phải sự sám hối vì đã vượt quá những quy chuẩn xã hội cho phép, cũng không biện hộ cho sự đổ vỡ với chồng, bởi vì quan hệ vợ chồng của Chị vẫn còn đó. “Chị lờ mờ lý giải. Có thể đó là tâm trạng háo hức khó lường trước khát khao kiếm tìm và khám phá…khao khát khám phá chính mình trong sự tồn sinh của cánh rừng này, mảnh đất này, cuộc đời này. Tồn sinh bằng sự tiếp nối giữa sự sống và cái chết. Tồn sinh từ cái thế giới vừa nhỏ bé vừa sâu thẳm nơi mỗi con người(tr.210).

Nhà văn dùng chữ “tồn sinh” mà không dùng chữ “hiện sinh”, bởi “khao khát khám phá chính mình” chính là “tồn sinh”(đang sống, đang tồn tại). Mối quan hệ lạnh ngắt với chồng, cái khoảng cách tồn tại giữa vợ chồng cả trong lúc ái ân, và những người chồng bỏ rơi vợ trong những cuộc say, trong những thú vui riêng (đi câu) đã làm cho những người vợ trở thành những Cây cô đơn, họ không “tồn sinh”.

Nói như thế không có nghĩa tác giả cổ vũ cho một lối sống hoang dã phá bỏ những quy chuẩn xã hội, đạp đổ hôn nhân, bứt phá những quan hệ nhân sinh. “Chính lúc đó, lúc mà chị sắp bùng nổ trong cái cảm giác được nâng lên khỏi mặt đất thì chị nghe tiếng chuông điện thoại” của chồng. “Chị bước ra khỏi gốc cây âm u, tìm thấy chút ánh sáng xuyên qua cành lá…”(tr. 208). Cũng vậy, chuyến đi tìm Cây cô đơn của Bích đã không thực hiện được. “Và cả chút ngậm ngùi, rằng đã đến lúc, ta phải quay về một nơi, còn Cây cô đơn, vẫn ở một nơi mà ta chưa đặt chân tới.” (tr.102). Cô diễn viên Vy (Thời gian vẫn đang trôi) vẫn mong người yêu trở lại.

Cây cô đơn mà cả nhân vật và tác giả chưa đặt chân đến được là Cây cô đơn hiện sinh, tức là ý thức về thân phận cô đơn của con người trong cõi nhân gian này,  con người sinh ra là để chết (Being-toward-death- Martin Heidegger), con người một mình đi về “hố thẳm” (Henry Miller).

 

PHÂN TÂM “TỒN SINH”

Các truyện khác trong tập Đường đến Cây cô đơn đều được kể qua tâm trạng của nhân vật chính. Sự việc được phản ánh chỉ là cái cớ để nhân vật suy tư. Nhân vật tự phân tâm, tự nhận thức và bày tỏ thái độ. Đôi khi đó là một thái độ quyết liệt. Ngòi bút phân tâm kết hợp với cấu trúc tương phản giúp nhà văn phơi ra cái xấu, cái ác, cái vô tâm, cái hèn nhát khiếp nhược của thực tại, và cả sự bất lực của người lương thiện khi đối mặt với bọn bất lương (Cuộc chiến khác, Rượu 40 năm).

Đêm biên giới là tâm trạng của Đại tá-nhà văn Trần Huy, trưởng đoàn văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác về đề tài người lính ở một đồn biên giới (tr.135). Ông trăn trở suốt đêm không ngủ về những vấn đề “nóng” của đất nước. Sau bữa ăn gặp gỡ, họ uống trà và xem thời sự cuối ngày. Họ nói về những mất mát hy sinh trong cuộc chiến chống xâm lược năm1979. Khi màn hình tivi hiện lên“Hình ảnh gian khoan Hải dương 981 cùng những chiếc tàu hung hăng rẽ sóng tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam”(tr.138), những người lính đã không kềm được cơn giận dữ.  Họa sĩ Lê Hữu nói “Sự thật là ta bị chúng bịp và chính chúng ta tự bịp” (tr.139). Sự căm giận của Hữu có nguồn cơn từ việc anh bị mảnh bom thù xoắn mất một trái thận, mất khả năng làm chồng. Ba năm sau vợ bỏ. Nguyễn Hà được gọi là “nhà sử học” bởi anh viết kịch lịch sử. Anh nói: ”…Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là ta giành phần thắng”. Lê Hữu đốp ngay: “Kiện cái con mẹ gì. Đánh!” (tr.141). Trần Huy buột miệng: “Đau nhất là tự mình lừa mình” (tr.141). Lê Hữu gào lên: “Nhưng mất mát lớn nhất là mất nước! Nỗi nhục lớn nhất cũng là nỗi nhục mất nước. Rồi như kiệt sức, họa sĩ gục xuống bàn”(tr. 142). Trần Huy không ngủ được. Ký ức người lính không phai mờ. Anh bị thương 2 lần may còn sống sót. Huy muốn viết một cuốn sách ghi lại trung thực những năm tháng cùng đồng đội vào sinh ra tử trong cuộc chiến tranh vệ quốc mà anh là thằng lính sống sót, nhưng với Huy đó là cuốn khó viết nhất mà đến giờ vẫn còn là phác thảo (tr.146).Trong truyện Bên dòng sông Ray những cựu binh tình cờ gặp lại nhau, họ nhắc tới lại chiến tranh chống diệt chủng Pol Pot ở biên giới Tây nam, nhắc đến các chiến sĩ của con tàu không số, và chia sẻ về cuộc sống hiện tại. Tất cả còn nguyên dấu tích đớn đau của một thời và hiển hiện ngay trong hôm nay.

Trong truyện Rượu 40 năm tác giả miêu tả sự tương phản giữa cha anh “suốt cả cuộc đời cun cút, tận tụy việc nước, việc dân”(tr.52) với lũ con cháu thực dụng hưởng thụ và làm giàu khuất tất. Ông Út (thương binh 2/4) bị choáng khi thằng Tư (con anh Hai gọi ông bằng chú) đãi chúng bạn chai rượu trị giá 200 triệu. Ông lắp bắp: “Trời ơi! Mấy mùa bắp, mấy mùa dưa tao với thím mày làm thấy mụ nội, mà bán chưa tới chục triệu” (tr.58).

Truyện Một đám rước có cách viết rất lạ. Tác giả nhập thân vào nhân vật Tôi và để cho Tôi tự phân tâm rất sâu. Tôi (anh Hai) là người đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất ngành được coi là then chốt trong bộ máy công quyền một tỉnh lỵ. Tôi đón xác em là Trung Minh từ nhà xác bệnh viện Thống Nhất về nhà cách 300 cây số. Ngồi trên xe, trên đường về, Tôi nhìn xác em, Tôi nghĩ về em, nghĩ về thái độ vô tâm của tôi đối với em. Lúc xuống xe, Tôi nghĩ về đoàn người đón đưa em, từ xe xuống đò, đi cano về nhà. Đám tang được Ủy ban xã tổ chức như đám rước. Tôi đứng giữa tang lễ và nghe người ta kể bao nhiêu chuyện về Minh mà Tôi chưa biết. Khi họ đọc điếu văn về công trạng giúp dân của Minh. “Tôi không còn đủ bình tĩnh để nghe”. “Tôi có cảm giác chính tôi là người chết, tuy không nằm trong quan tài. Còn nó, thằng em trai tôi, cái thằng ngu không biết lo cho bản thân mình, mới là người không bao giờ chết, dù thân xác nó đang trương phình lên trong chiếc quan tài kín mít kia(tr.75).

Tôi gọi truyện này có cách viết lạ, bởi viết về cái tiêu cực, nhà văn thường đứng ở phía người dân mà phê phán trực diện các quan chức “có vấn đề”. Bích Ngân sử dụng ngòi bút phân tâm như một con dao mổ sắc bén và tinh tế. Bàn tay phẫu thuật thật điêu luyện, mổ những vết rất sâu vào não trạng nhân vật. Điều này đòi hỏi nhà văn phải có sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý đối tượng, phải có kỹ năng viết thăng hoa mới biến trang văn thành những giá trị có thể tồn tại lâu dài. Nhân vật Tôi (quan chức) tự quan sát, tự nhận thức, tự tra vấn mà bật ra vấn đề. Thành ra sự phê phán của tác phẩm trở thành thái độ tự sám hối của nhân vật. Cách viết này giữ cho người cán bộ kia chút lương thiện cần phải có để sự hiện diện của ông ta trong đời này còn có ý nghĩa. Bởi sự tồn tại trong lòng nhân dân, được nhân dân yêu mến mới là bất tử. Thành công của truyện là cách viết tự phân tâm sâu sắc, tự sám hối (có vẻ) chân thành của nhân vật. Tư tưởng về “tồn sinh” làm cho truyện vượt qua giới hạn của một truyện hiện thực.


VĂN CHƯƠNG BÍCH NGÂN

Tập truyện Đường đến Cây cô đơn không dành cho người đọc sống vội. Cũng không dành cho người đọc chỉ mải mê chạy theo cốt truyện với những tình huống gay cấn, giật gân. Nhà văn Bích Ngân quan niệm rằng văn chương là chuyện lâu dài, rằng cần chắt chiu từng giây phút sống của đời. Phải chăng vì thế mà tốc độ của truyện trôi chảy chậm. Tác giả miêu tả rất tỉ mỉ những sinh hoạt đời thường. Sự việc được dựng lại theo tuyến thời gian và tuyến các biến cố của nhân vật. Những miêu tả tỉ mỉ đời thường ấy dễ làm nản lòng người đọc vội. Và trong cái nhịp sống đời thường bình lặng, bỗng xuất hiện một tình huống bất ngờ, đẩy câu truyện phát triển nhanh về phía trước, cuốn người đọc theo. Truyện kết thúc bằng những tình tiết làm người đọc nặng lòng suy nghĩ. Lúc ấy diễn ngôn trầm lắng của nhà văn dội lên trong tâm thức người dọc những âm vang lan tỏa mãi. Truyện Một đám rước, Cánh rừng vĩnh cửu có cách viết độc đáo như thế.

Một độc đáo khác của ngòi bút Bích Ngân là cốt truyện rất đơn giản. Có rất ít tình huống kịch tính, có rất ít hành động truyện, có rất ít những mối quan hệ phức tạp. Truyện phát triển theo tuyến tâm trạng nhân vật chính, thành ra truyện ngắn Bích Ngân có ngôn ngữ, giọng điệu trữ tình. Giọng điệu này mời gọi những người đồng điệu, những người biết quý trọng những giá trị đời sống trong những chuyện đời thường, cả những chuyện vụn vặt. Nhân vật thức dậy, xuống bếp bật bếp lửa nấu nước pha trà, rồi ngồi uống trà nghĩ ngợi…(Bên dòng sông  Ray). Nhân vật đi du lịch hay đi dã ngoại, tham quan thường chuẩn bị đồ đạc, khởi hành, đến nơi, nhận phòng, đi tắm, đi uống cafê…(Người đàn bà góa trên chuyến tàu  Trường Sa, Đường đến cây cô đơn, Khoảnh khắc  “Trăm cô đơn”, Gió lạnh). Truyện Đêm biên giới chỉ có một cuộc gặp gỡ đón tiếp của trưởng đồn biên phòng với đoàn văn nghệ sĩ đi viết về đề tài người chiến sĩ. Sau bữa ăn, họ ngồi uống trà, xem ti vi. Phần còn lại của truyện là tâm trạng của trưởng đoàn Đại tá-nhà văn Trần Huy. Ông trăn trở, không ngủ. Ông đi đến các phòng, ở đó đèn vẫn sáng. Kết truyện là cuộc gọi của người vợ báo tin con trai ông sáng mai sẽ theo đoàn nhà báo ra chỗ Trung Quốc đang đặt giàn khoan.

Với một cốt truyện đơn giản như thế, yếu tố nào làm nên sự hấp dẫn của trang văn Bích Ngân?

Bích Ngân dẫn người đọc đi đến nhiều vùng đất nước, ở đó cảnh sắc, con người quê hương có sức hấp dẫn. Từ đồn biên giới phía bắc mà cửa sổ các phòng của chiến sĩ không bao giờ đóng, nhà văn dẫn người đọc đi tàu lênh đênh trên biển đến đảo chìm Trường Sa. Ở đây một chiến sĩ trẻ măng có miếng băng tang đen trên ngực kết chiếc đèn bằng vỏ ốc trắng ngà, hình một đóa sen đang nở để tặng mẹ, nhưng mẹ mới mất, anh tặng lại du khách. Từ một chung cư mà mỗi con người trong đó như tù nhân của bọn cho vay nợ, vòi bạch tuộc của nó chẳng khác gì bọn Mafia, đến “chuồng cọp” Côn Đảo với những hình nhân người tù bị xiềng xích đầy ám ảnh. Từ trên lan can tầng 15 của một chung cư “Trăng sáng trên đầu, biển rì rầm, gió lồng lộng, hương hoa lài thoang thoảng bạn bè cùng ngắm trăng” đến dưới một gốc cây âm u trong rừng, nơi những khát khao kiếm tìm gấp gáp trong hơi thở của hai con người đang quấn lấy nhau. Từ nơi bàn nhậu của các quý tử với chai rượu 200 triệu đến nghĩa trang cất giữ xương cốt những người một đời hy sinh. Từ nơi Yên ngồi uống cà phê, xác một con ve rơi xuống cạnh ly cà phê. Đàn kiến đến khiêng nó đi. Cô nghĩ đến hình ảnh Aureliano, đứa trẻ duy nhất được sinh ra bởi tình yêu trong suốt trăm năm của dòng họ Buendia, bị bỏ quên và bị kiến cắn cho đến chết, đến đài tưởng niệm hình cánh buồm, ghi nhớ công ơn các chiến sĩ của con tàu không số. Nơi ấy có người thương binh âm thầm trồng hoa chăm sóc hàng ngày…Những cảnh sắc tương phản ấy đứng cạnh nhau gây được ấn tượng sâu đậm nơi người đọc.

Sự hấp dẫn của trang văn Bích Ngân còn là sự lấp lánh sắc màu trong việc phối hợp nhiều thủ pháp kiến tạo tác phẩm. Bích Ngân dựng truyện như cách viết tiểu thuyết, khác với lối “thuật truyện” của nhiều tác giả viết truyện ngắn.  Nhiều nhân vật có đường nét góc cạnh. Cách nói năng của ông Út trong truyện Rượu 40 năm khiến bà Út có cảm giác như “bị chồng tạt trà nóng vào mặt” (tr.46). Cách nói chuyện của ông Tơ với vợ trong truyện Bên dòng sông Ray khiến người đọc cũng muốn can ngăn ông nên từ tốn với bà. Ngôn ngữ đối thoại của Bích và chồng trong Đường đến Cây cô đơn cũng là kiểu nói năng rất lạ: “Hỏi nhát gừng, trả lời nhát gừng, không đại từ, thiếu chủ ngữ, vắng cung bậc cảm xúc”. Bích Ngân có cảm quan đặc biệt về mùi hương trong những dòng miêu tả ít người ngờ tới. “Khi cửa xe mở ra, luồng gió mang chướng khí núi rừng của dãy Tà lơn nổi tiếng huyền thuật như xộc thẳng vào giác quan Thùy. Mùi ẩm mốc của cây lá, mùi rêu phong của đất đá, mùi phế tích của đền đài, mùi vôi vữa từ những công trình đang xây, mùi hăng hăng của hoa dại, mùi thơm thoang thoảng từ những khóm hoa được trồng dài theo lối đi dẫn vào khách sạn. Hoàng hôn Pokor khoác trên mình chiếc áo sắc màu ma mị cùng mùi hương của một cao nguyên đang thức giấc sau một giấc ngủ dài” (Kẹt trong sương mù, tr.76), và cả “mùi của ánh trăng” (tr.117).

Đôi khi, một vài chi tiết rất tình cờ, được dùng có nghệ thuật lại có sức chuyển tải một thông điệp ẩn mật mà người đọc phải giải mã cả câu truyện mới ngộ ra được. Mở đầu truyện Cánh rừng vĩnh cửu, Chị bỏ vào vali chai thuốc muỗi và cái đèn pin để theo tour đi thuyền khám phá hồ về đêm. Chị đã không đi tour ấy mà theo người đàn ông lạ mặc đồ lính vào rừng. Kết truyện, sau khi nghe điện thoại của chồng (anh đang ở quán nhậu, giọng lè nhè), “Rồi không rõ vì sao, Chị lại nghĩ đến chiếc đèn pin và chai thuốc chống muỗi hiệu Soffell mà mình đã vứt vào vali như những vật dụng vô dụng dẫu chưa một lần sử dụng”(tr. 213). Tại sao chị lại nhớ đến hai vật dụng này sau khi nghe phone của chồng, và tác giả kết truyện với hai chi tiết này là có dụng ý gì? Những câu hỏi thú vị.

Điều thú vị khác là nhiều câu văn của Bích Ngân có thể đứng một mình, chuyển tải những thông điệp hàm nghĩa triết lý. Những câu văn sâu sắc như vậy không nhiều ở những cây bút nữ. Kết truyện Đường đến cây cô đơn, nhân vật Tứ nói: “Cây nào đứng thẳng cũng đều là Cây cô đơn”. Một nhắc nhở khác: “…thói quen luôn là một kẻ điêu ngoa, giỏi dẫn dắt và thừa ma lực chế ngự”(tr.8). Một nhận định: “Hành tinh mà con người đang sống, có lẽ cũng không quá bí ẩn và dường như cũng không rộng lớn đến vô cùng”(tr.155). Một trải nghiệm: “Khi cùng một điểm đến và chung một nỗi lo, dường như ai cũng biết thu mình hẹp lại và nhích sát vào nhau” (tr.171). Và một cảnh giác: “…Không một loài hoa nào thoát khỏi lũ bướm háu sắc, lũ ong khát mật” (tr184)…

 
VÀ… DƯ ÂM

Gấp tập truyện lại, tôi thấy dáng dấp lịch lãm, đằm thắm và sâu sắc của nhà văn trong bóng dáng các nhân vật, trong những chuyến đi, trong những ngẫm suy về những vấn đề “nóng” của cuộc sống hôm nay; và hơn thế, tôi thấy một cốt cách truyện ngắn Bích Ngân với những sắc màu và dư vị rất riêng, dịu dàng nhưng mãnh liệt, rất đời thực nhưng cũng rất lãng mạn. Cốt cách ấy ấp ủ một hồn cốt dân tộc đầy bản lĩnh.

Tháng 10. 2019.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm