TIN TỨC

Đôi mắt/ Lê Ly Na

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-09-05 09:06:41
mail facebook google pos stwis
535 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

 LÊ LY NA

Sinh ra trong một gia đình ở vùng quê nghèo, bố mẹ đều là nông dân. Năm 1953, khi 8 tuổi tôi bị đau mắt không có thuốc thang gì mà phải nhờ đến thầy lang đắp thuốc lá bởi vì hồi đó miền Bắc chưa giải phóng hoàn toàn mà tôi lại ở vùng núi hẻo lánh không có điều kiện để xuống thành phố. Dùng thuốc của thầy lang xong, mắt tôi dần sáng trở lại nhưng hậu quả là hai cái mụn thịt ở khóe mắt, tôi hoàn toàn chẳng để ý gì đến chúng.

Cho đến lúc bước vào tuổi 16 (năm 1961), tôi trở thành một thiếu nữ tràn đầy sức sống;  cũng như bao cô gái khác tôi rất thích soi gương chải chuốt. Ðến một ngày tôi phát hiện cái mụn thịt đã mon men ra gần lòng đen Nếu không chữa trị kịp thời thì tôi có thể vĩnh viễn mất đi ánh sáng! Lo lắng và sợ hãi tôi xin bố được đi đến bệnh viện, bố trả lời tôi: “Nhà mình nghèo chưa có tiền đợi một thời gian bố chặt nứa mang ra sông bán khi đó sẽ đưa con đến bệnh viện”.

Nghe được câu khẳng định của bố trong lòng tôi rất phấn khởi vui mừng đi ra ngoài đình làng để họp đoàn thanh niên. Với sự lạc quan của cô gái 16 tuổi còn non trẻ tôi kể với lũ bạn rằng mình sẽ được đi chữa mắt và chẳng bao lâu nữa tôi sẽ có lại được đôi mắt đẹp như bao người.

“Mày cứ chữa đi khỏi thì tốt mà mù rồi thì đợi sang năm tao vào Nam chiến đấu nếu tao không may bị què cụt thì về tao cưới mày Mày mù còn tao tinh mắt mày bón cơm cho tao, lại còn có lương chả hạnh phúc quá à!?” - Thằng Đoàn bảo tôi.

Rồi cả bọn ồ lên cười đến khi tan họp thì ai về nhà nấy. Mang theo tâm thế vui vẻ tôi vẫn đang chờ đợi một tương lai tươi sáng ở phía trước.

Thế rồi đến một ngày, bố tôi đi bán nứa về dẫn theo một gã đàn ông chừng 40-50 tuổi, có thân hình cao nhưng gầy gò, đôi mắt sâu hoắm trông rất đáng sợ.

Bố gọi tôi ra chào hỏi, rồi ông giới thiệu: “Ðây là con bé thứ nhà tôi , cháu nó bị đau mắt thầy xem thế nào chữa cho cháu, tiền nong tôi sẽ trả”.

Gã đàn ông lôi tôi ra chỗ có ánh sáng, vạch mắt tôi ra nhìn: “À cái mụn thịt đã già! Nó đã bò chấm vào con ngươi rồi thế này thì mổ tốt!”. Hắn nói với giọng chắc nịch xong hắn bảo mẹ tôi đi đun nước.

Khi đó tôi hoang mang lo sợ nhưng cũng không thể cưỡng lại ý của bố được. “Nhà nghèo không có tiền đi bệnh viện nên ở đây bác mổ cho đỡ tốn, bác là bác sĩ mổ mắt ở Hà Nội, quê bác ở Yên Bái, thấy nhà mình hoàn cảnh nên bác thương bác giúp”.

Hắn chỉ về phía tôi: “Cháu ra tắm rửa đi, kết tóc gọn vào bởi phải nằm 7 ngày mới khỏi đấy!”.

Tắm xong nằm trên phản nhà bên cạnh đợi mẹ đun nước xong bê lên. Tôi thấy hắn thả mấy dụng cụ loảng xoảng vào trong chậu rồi bảo bố tôi lên soi đèn pin. Hắn bẻ ống thuốc đổ vào mắt tôi, một cảm giác tê tê dại dại len lỏi trong mắt. Tiếp đến hắn vành mắt dùng một vật gì đó cắt rất nhanh vào khóe mắt làm tôi đau nhói lên tận óc.

Trong cơn đau đớn tôi cắn chặt răng chịu đựng, bỗng thấy tiếng bố kêu lên lo lắng: “Cháu chảy nhiều máu quá chú ạ!”.

Hắn trấn an : “Bác cứ bình tĩnh không việc gì!”.

Hắn đổ cồn vào bông lau qua rồi băng lại tiếp tục thao tác vào bên còn lại y hệt. Xong xuôi hắn băng hết cả hai mắt lại bảo mẹ tôi đưa vào phòng nghỉ. Rồi đến lấy tiền công và tiền hắn bảo đi mua thuốc, bố tôi chân chất thật thà nên bị mắc lừa hắn nhà có bao nhiêu tiền đi bán nứa bố đưa cho hắn tất. Vẫn giả dạng làm một người tốt hắn hứa hẹn với bố ngày mai sẽ quay lại.

Nhưng cả nhà tôi cứ chờ trong vô vọng vẫn chẳng thấy tăm tích của hắn đâu. Bị cơn đau đớn hành hạ tôi khóc lóc suốt ngày đêm. Thương con, bố tôi động viên: “Con cố chịu mấy nữa bác ấy lên bác hứa với bố thế mà!”.

Ðến ngày thứ tư thì anh con nuôi của bố đến chơi nhà hỏi thăm mấy đứa trẻ. Khi nghe được tiếng anh gọi, tôi như vớ được chiếc phao cứu sinh lớn giọng lên kêu: “Anh Thà ơi, cứu em với!”.

Anh mở cửa chạy vào nhìn thấy tôi, hoảng loạn hỏi: “Sao thế này?”.

“Anh ra mà hỏi bố!”. Anh chạy ra hỏi bố, ông kể lại cho anh nghe tất cả sự việc.

“Chết rồi! Thế là bố bị nó lừa rồi. Bây giờ bố lên trạm xá xin giấy giới thiệu để mai con đưa em đi viện sớm”.

Ðêm hôm đó tôi trằn trọc không ngủ được, chỉ mong cho trời mau sáng để được đi bệnh viện. Sớm hôm sau anh Thà và bố khiêng tôi đi bệnh viện cách nhà gần 20 cây số. Cảm giác như đó là quãng đường dài nhất tôi từng đi. Nằm trên võng như bị tra tấn một nỗi đau cả đời tôi không thể quên.

Ðến nơi bố mệt quá ngồi phịch xuống đất còn anh Thà dìu tôi vào phòng cấp cứu, bác sĩ nhìn rồi hỏi: “Bị tai nạn                à?”.

Anh Thà và tôi không ai dám trả lời, cứ ngấp ngúng trong họng. Bác sĩ tháo băng ra, có lẽ đây là đôi mắt đáng thương nhất ông từng gặp.

Máu mủ tràn kín mắt tôi lau mãi mới tháo được miếng gạc trong mắt. Bỗng nhiên tôi cảm thấy có giọt nước âm ấm rơi trên trán xong thấy giọng bác sĩ nghẹn ngào: “Em hết đời rồi! Em mù cả hai mắt. Ðúng hồng nhan bạc phận thật!”.

Tôi nghe vậy lại trước mắt không thể nhìn thấy gì đầu óc tôi quay cuồng , tim như bị bóp nghẹt cảm giác như cả bầu trời đang sụp xuống. Quá bất ngờ tôi đã ngất đi. Không biết đã qua bao lâu tôi tỉnh lại chỉ thấy giọng bác sĩ nhẹ nhàng an ủi: “Ðừng lo, sau này khoa học tiến bộ có thể ghép được giác mạc em sẽ có lại đôi mắt”. Xong bác sĩ gọi bố và anh vào làm bệnh án. Nghe được sự an ủi tôi cố gắng hít thở sâu để giữ bình tĩnh.

2 tháng ở trong bệnh viện, mắt đã hết viêm tôi có thể nhìn thấy lờ mờ đường đi thì bác sĩ gọi điện cho gia đình đến đón.

Trở về nhà anh em bạn bè làng xóm ai cũng khóc vì thương tôi. Thấy thằng Ðoàn, tôi gào lên: “Mày bảo tao mù, bây giờ mắt tao không nhìn được nữa mày vừa lòng chưa?”.

Nghe vậy, thằng Ðoàn khóc nức nở nắm tay tôi: “Tao xin lỗi, chỉ là lúc ấy tao đùa không nghĩ nó sẽ thành thật”.

Xung quanh tôi mọi người ai cũng ngậm ngùi hỏi thăm vài câu rồi lần lượt ra về. Cuối cùng còn mỗi mình tôi trong căn phòng tối, mẹ tôi thương con khóc rất nhiều bà sụt đi vài cân gầy hơn trông thấy còn bố thì ngồi trước thềm nhà hối hận. Nếu khi đó ông không nhẹ dạ cả tin thì tôi đâu ra nông nỗi này, cả nhà im phăng phắc không ai nói lời nào, không khí nặng nề và ảm đạm bao trùm ngôi nhà chỉ thấy tiếng dế kêu và tiếng gió rít gào như đang khóc than cho số phận của tôi.

Thấm thoát trôi qua thêm một năm, đến 1962, bạn bè chiến hữu của tôi đều lên đường nhập ngũ vào Nam chinh chiến, còn lại mình tôi quanh quẩn trong căn nhà. Sáng thì bố mẹ đi làm, các em đi học.

Không có ai để tôi chia sẻ cùng, sự tiêu cực và tuyệt vọng u ám tâm hồn tôi đã bao lần tôi định tìm tới cái chết nhưng rồi đột nhiên tôi có một suy nghĩ sẽ bỏ nhà ra đi. Nghĩ là làm, tôi lấy phấn viết lên nền nhà dặn bố mẹ không phải đi tìm sau này chữa khỏi tôi sẽ về. Sẵn có người chị gái bán hàng mậu dịch có nhiều quần áo đẹp, tôi mở hòm lấy trộm hết xếp vào làn rồi bỏ nhà đi.

Bóng tôi dần khuất xa khỏi ngôi nhà, xa ngôi làng và đến ga tàu. May là tôi gặp được một cô người quen mua hộ vé rồi tôi gửi tiền cho cô, sau đó chúng tôi lên tàu ngồi cạnh nhau. Ngồi trên tàu, đã bao ngày suy nghĩ không ngủ, cho đến giây phút này tôi dựa người vào ghế thiếp đi không biết gì. Cho đến khi cô người quen lay lay tôi dậy: “Tàu bị sự cố nên về ga muộn lắm cháu ạ”.

Sau đó cô dẫn tôi ra cửa ga mãi không thấy ai đến đón tôi, cô mới hỏi: “Sao không thấy người đón cháu đâu?”.

Tôi chột dạ, vội bảo cô: “Cô cứ đi đi, lát nữa sẽ có người đến đón cháu, cảm ơn cô”.

Cô rời đi được một lúc tôi vẫn đứng im tại chỗ không dám bước thêm bước nào. Từ bé sinh sống ở vùng núi nên đây là lần đầu tiên tôi biết đèn điện thành phố. Trước mặt tôi là dòng người tấp nập đông như kiến, tiếng rao bán hàng hóa ầm ĩ tôi chẳng hiểu gì. Trong lúc vẫn đang ngỡ ngàng bỗng nghe thấy tiếng nói của người đàn bà đứng cạnh tôi: “Mẹ ạ! Tàu về muộn quá, tàu Nam đi mất rồi. Bây giờ mình sang phòng trọ sáng mai đi tiếp”. Tôi vội nắm lấy tà áo của bà cụ, khe khẽ bảo: “Cụ cho cháu đi theo với!”. Bà cụ đồng ý dẫn tôi đến nhà trọ cùng. Thấy dòng người đông đúc trình giấy tờ lấy vé vào phòng ngủ, chẳng biết làm sao tôi cứ đứng trong góc cửa.

Mọi người mua vé về phòng hết. Bà chủ nhà trọ nhìn thấy tôi hỏi: “Cô này đi đâu, sao lại đứng ở đây?”. “Cháu muốn xin vào ở trọ”. “Giấy tờ đâu đưa đây thì mới có vé”. “Cháu không có giấy tờ ạ”. Bà chủ nhà túm lấy tôi lôi ra khỏi cửa rồi đóng sập cửa lại. “Ði tìm chỗ khác đi!”.

Thấy thế ông chồng bà chủ liền bảo: “Ðêm khuya thế này người ta là thân gái mà đuổi người ta đi thì biết ở đâu . Ðể tôi đi báo công an”.

Lát sau ông đưa chú công an đến trước mặt tôi: “ Mời cô lên xe về đồn”. Chú công an lôi tôi lên một chiếc ô tô không mui chạy thẳng đến đồn công an. Ðến cửa một căn phòng thì dừng lại bảo tôi vào đấy ngồi. Rồi một cô công an nữ đến khám người và lập biên bản tôi. Cô công an lấy túi quần áo của tôi cho vào hòm khóa lại xong bảo tôi lên giường nằm để sớm mai giải quyết. Khi cô công an khóa cửa lại tôi lên giường nằm trằn trọc. Tôi thầm nhủ: “Dù bằng giá nào cũng không được khai nơi mình ở bởi vì nơi đấy chất đầy kí ức đau buồn, mình không muốn gặp ai nữa”. Sáng hôm sau, đến giờ tôi thấy có người mở cửa ra rồi đưa túi quần áo cho tôi xách đi ra khỏi phòng.

Ở quê còn có cây cỏ dễ phân biệt đường đi, ở đây xi măng lát trắng xóa tôi không thấy được nên đành đứng tại chỗ. Thấy vậy chú công an hỏi: “Ơ cái cô này, cứ đứng đấy không đi rửa mặt à?”. “Chú cho cháu xin chậu nước rửa mặt”. “Thế cô không nhìn thấy gì à?”. Tôi thành thật nói: “Cháu không nhìn thấy, chú ạ”.

Rửa mặt xong chú lại đưa tôi lên một cái ghế trước phòng chờ ngồi. Chú mua cho một cái bánh mì đưa cho tôi. Vì đã quá đói nên sau khi cảm ơn chú tôi ăn ngay. Ðến đúng giờ, phòng mở cửa chú dẫn tôi lên phòng điều tra. Sau đó tôi nghe thấy tiếng một người đàn ông trung tuổi nói giọng miền Nam rất khó hiểu.

Nữ công an ngày hôm qua khám tôi đến báo cáo: “Thưa thủ trưởng, trong người cô bé này không có gì khả nghi”, xong cô đưa biên bản cho ông sếp rồi đi ra ngoài.

Chú công an nói giọng miền Nam rất đanh thép và cứng rắn: “Cô tên là gì?”.

Tôi hoảng loạn tự bịa ra một cái tên: “Dạ là Phạm Bích Hòa”.

“Bố mẹ tên gì? Quê quán ở đâu?”, chú công an lại hỏi liên hồi. “Cháu không biết bố mẹ tên gì và cũng không biết quê ở đâu”. “Tại sao lại không biết?”.

“Năm 45, nạn đói thái bình người ta bắt cháu lên miền núi bán từ lúc chưa đầy 1  tuổi nên cháu không biết bố mẹ là ai”.

“Ở với bố mẹ nuôi tên là gì?”.

Tôi lại bịa ra một cái tên giả khác: “ Dạ tên bố là Ðức còn mẹ là Thoa”. “Ở xã nào, huyện nào, tỉnh nào?”. “Cháu không  nhớ”.

Chú công an bắt đầu bực bội. “Hỏi cái gì cũng không biết, thế đi từ ga nào bao nhiêu tiền vé?”.

“Cháu thân bệnh tật bị người ta hắt hủi không chữa chạy cho nên có bà lái buôn thương tình giúp cháu trốn đi trong đêm rồi thả cháu xuống đây còn bà ấy đi đâu cháu cũng không rõ”. Rồi tôi nghe tiếng một anh công an khác tầm tuổi khá trẻ nói: “Thưa thủ trưởng, trong trường hợp này mình nên xử lý nhân đạo. Cháu quan sát kĩ từ lời khai đến đôi mắt thấy cô này đau rất nặng và có lẽ không nhìn thấy gì. Chú viết cho cháu cái giấy giới thiệu cháu đưa vào viện mắt để chữa trị trước tiên, cứ làm từ thiện rồi tính sau”.

Chú công an giọng miền Nam thấy anh nói có lý nên đồng ý viết giấy cho tôi vào viện, xong xuôi chú ấy gọi: “Giấy xong rồi Hồng ơi, đưa cô này vào viện đi. Ðến viện thì hỏi ông bác sĩ Khuyến làm thủ tục nhanh lên, hôm nay còn có hội nghị đấy cháu ạ”.

Anh Hồng dắt tay tôi ngồi lên gác ba ga xe đạp rồi đèo tôi đến thẳng Bệnh viện Mắt trung ương. Ðến nơi anh theo đúng lời thủ trưởng gặp bác sĩ Khuyến rồi nhanh chóng làm thủ tục cho tôi: “Em đưa túi đồ anh mang xuống nhà kho gửi”.

Rồi chú hộ lý đưa tôi đi thay quần áo xong xuôi thì lên nhận giường trên tầng 2. Anh Hồng đến bảo mọi người giúp đỡ tôi vì tôi không thể nhìn thấy gì, cũng đã đến giờ về anh bảo: “Em cứ ở đây điều trị, chủ nhật tới anh sẽ vào thăm”.

Trong tuần đầu tiên ở viện tôi ru rú trên giường chỉ lúc đi ăn uống, tiêm hay nhỏ mắt thì tôi mới dậy. Bấy giờ tôi mới ngẫm lại khoảng thời gian trước vừa thương mẹ vừa hận bố lại nhớ quê hương anh em khiến cho tôi buồn bã vô cùng. Tôi không ngờ tuổi xuân vừa mới chớm nở mà tôi lại phải gánh chịu nỗi bất hạnh đến nhường này.

Ðến tuần thứ ba thì anh Hồng vào thăm tôi. Anh dắt tôi xuống ghế đá dưới sân bệnh viện nói chuyện. Anh ngồi đối diện, nhìn thẳng vào mặt tôi. “Em bị bán lên miền núi làm công việc gì?”. “Làm nương rẫy , chăn trâu cắt cỏ ạ”.

Tiếp anh lại bảo: “Nhưng sao tay chân em trắng như người thành phố, anh đoán em không phải người nông thôn”.

“Em bị bệnh mấy năm nay có làm ăn được gì đâu nên mới bị người ta ghét người ta đuổi”. “Em là con gái dân tộc sao không có quần áo của dân tộc mà toàn quần áo may kiểu cách thị xã?”.

Suy nghĩ trong chốc lát tôi đáp: “Người ta trồng quế bóc vỏ bán nên em mót những cành bóc được ít, bán cho lái buôn để đổi lấy quần áo”. “Thế em ở dân tộc, chắc biết tiếng dân tộc nói anh nghe thử xem”.

Trời phú cho sự thông minh nhanh nhạy lại nhớ được mấy câu của đứa bạn dân tộc, tôi mang ra nói luôn. “Ăn cơm thì gọi là kim khẩu ngải, rửa chân là xảo kha, rửa tay là xảo nả còn rửa mặt là xảo mừ”.

Anh Hồng nghe vậy phá lên cười còn tôi tưởng bị lộ nên oà lên khóc. Thấy tôi khóc, anh vội an ủi: “Anh xin lỗi vì công việc của bọn anh phải làm. Ðất nước vẫn chìm trong chiến tranh gián điệp ở mọi nơi, có thể nó lợi dụng em để tiếp cận thông tin. Chuyện em không có giấy tờ và em chưa nói sự thật nên bắt buộc anh phải làm vậy”. Một lúc sau anh Hồng đưa tôi lên phòng trước khi về còn nhờ mọi người xung quanh theo dõi tôi sát sao.

Ðến tuần thứ 6, anh lại vào thăm lần này như mọi khi anh nắm tay dắt tôi xuống nhưng khác là tôi giật tay    lại. “Em nhìn thấy đường rồi”. “Em nhìn thấy rồi à! Thế tốt quá, xuống dưới sân anh nói chuyện”. Sau khi chúng tôi yên vị dưới ghế đá anh nói: “Em cũng đã khỏe mắt cũng nhìn thấy, anh báo cáo với cấp trên cho em về cơ quan anh rồi em ở cùng mấy cô cấp dưỡng”. “Vâng”.

Hai tuần sau đến lúc ra viện tôi theo anh Hồng về cơ quan ở cùng các cô cấp dưỡng. Mọi người thấy tôi hoàn cảnh bệnh tật ai cũng rủ lòng thương. Tôi được ở cùng chị Nguyệt, trước lúc đó anh Hồng có nhờ chị tìm mọi cách gần gũi và khai thác để tôi nói ra sự thật.

Thời gian sau thấy cơ quan chuẩn bị phải đi Nam trong đó có anh Hồng nên chị Nguyệt có nói với tôi. Từ đầu anh Hồng là người tốt giúp đỡ tôi nhìn thấy ánh sáng mà tôi không nói thật để anh ra đi vẫn áy náy nên tôi quyết định kể hết sự việc cho chị Nguyệt nghe.

Sau đó chị Nguyệt báo cho anh Hồng , anh mừng lắm ngay chủ nhật đó đã đưa tôi về quê. Trên đường trở về tôi tâm sự chuyện bị lừa đảo cho anh nghe. Khi đến nơi gặp lại gia đình ai cũng vui sướng cảm ơn anh công an Hồng, xong anh hướng dẫn nhà tôi cách làm đơn gửi về công an huyện và tỉnh để tìm ra tội phạm, sau cùng anh Hồng chào tạm biệt gia đình tôi rồi lên xe về.

Anh đi khỏi để lại một điểm sáng trong lòng người nhà tôi hình ảnh anh công an hết lòng tận tuỵ vì dân vì nước, xứng đáng là chiến sĩ Cụ Hồ.

Một năm sau bắt được tên lừa đảo, hắn đã phải chịu tội trước vành móng ngựa pháp luật. Sau này khoa học tiến bộ nhờ các bác sĩ lương y như từ mẫu đã giúp tôi ghép giác mạc thành công, có đôi mắt sáng trở lại cũng như bao cô gái khác, tôi lập gia đình và hạnh phúc.

Sau gần 70 năm, nay tôi cũng đã là bà già 78 tuổi cháu chắt đầy đàn, các con tôi cũng trưởng thành đều làm trong ngành Y chữa bệnh cứu người.

(Viết theo lời kể của bà Phạm Thị Hòe)

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm
Mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Tác phẩm Giải thưởng Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Tiếng chuông muộn màng – Truyện ngắn của Trần Minh Ánh
Đêm đã khuya, mọi cảnh vật đã chìm vào giấc ngủ, tiếng điện thoại tôi đổ chuông, bên kia đầu dây là một giọng đàn ông tiếng Quảng Nam nhưng rất lạ: Alo có phải anh Minh không?
Xem thêm
Nguyễn An Bình - Chùm thơ dự thi (Chùm 2)
Buổi chiều cơn mưa nhỏ qua đâyMang theo cánh cò quay về chốn cũCầu Ba Son in bóngRực rỡ trong ánh chiều tàSoi từng nhịp yêu thươngNối khu đô thị mới Thủ Thiêm bao năm cách trởXanh lục bình vừa trôi vừa nởĐêm bừng lên ánh điệnLấp lóa dòng xe xuôi ngược.
Xem thêm
Nguyễn Đức - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi ngẫm lại đời tôiNợ bao ánh mắt nụ cười thân thươngNợ tóc mây bên kia đườngBồng bềnh theo gió, hương sang bên này
Xem thêm
Xuân bên cửa trời
Truyện đăng Văn nghệ Công An
Xem thêm
Tóc xanh, má thắm, môi hồng – Truyện ngắn Nguyễn Hải Yến
Người đàn bà kéo con vào lòng, che chiều gió hắt, hỏi Thụy chờ ai? Có phải cũng đợi chồng? Thụy cười, bảo không, em tìm thấy người yêu rồi, tận chiến trường miền Đông, cũng đã đón được anh ấy về… Em ở đây chờ một người. Khi bạn ấy về, em trả lại lời hứa mười tám tuổi…
Xem thêm
Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng
Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.
Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm