TIN TỨC

Dòng kinh yêu thương

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
882 lượt xem

Lê Trúc Khanh

  Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ.

Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.

Lê Trúc Khanh và Nguyễn Thanh - từ trái qua 

 

Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No

Đêm chưa tỉnh giấc nồng

Cỏ cây ngậm nước mắt

Tôi đưa em sang sông

Xuôi thuyền về xứ Bạc

Đây dòng kinh Xà No

Nước phù sa đục lờ

Nhưng tình yêu trong trắng

Như vạn cánh tình thơ.

 

Lục bình trôi man mác

Mây trời cao lang thang

Lòng thi nhân dào dạt

Chim tình yêu kêu thương

 

Tháng năm dài thương nhớ

Xa cách nặng linh hồn

Tao phùng chưa mấy chốc

Ly biệt đếm phiên buồn

 

Nhìn nhau mà không nói

Lệ nghẹn chẳng khơi dòng

Còi hồi ba giục giã

Chân bước lại ngập ngừng

 

Thôi em về đi nhé

Mai mốt sẽ sum vầy

Cách xa thêm thắm thiết

Ngày gặp gỡ sau nầy

 

Khổ đau gì cũng qua

Sướng vui rồi cũng hết

Miễn tình nghĩa đôi ta

Mãi ngàn năm bất diệt.

Đất Vị, 24/8/1969

Ngũ Lang

 Bài thơ viết trong những năm tháng quê hương chìm trong đau thương, máu và nước mắt. Trong thời điểm nầy, địa danh Vị Thanh (Chương Thiện) là ám ảnh với thế hệ trẻ miền Nam trên đường ra chiến trận. Dù muốn dù không, chúng tôi theo lứa tuổi đều phải trình diện nhập ngũ để rồi cuối cùng nối gót nhau bước vào chiến địa. Chính vì thế, bài thơ của Ngũ Lang nhận được sự đồng cảm của bạn bè văn nghệ khắp nơi.

 Bài thơ này, chúng tôi đã diễn ngâm nhiều lần trong chương trình phát thanh hằng tuần trên Đài phát thanh Cần Thơ. Anh đã diễn đạt thật xúc động tâm trạng của thế hệ chúng tôi, tâm trạng của những người trẻ vừa rời khỏi ghế nhà trường, lại sớm bước vào con đường sinh tử, chưa định hướng được ngày mai.

 Những năm chiến tranh, cứ mỗi lần đọc lại khổ thơ “Đây dòng kinh Xà No/ Nước phù sa đục lờ/ Nhưng tình yêu trong trắng/ Như vạn cánh tình thơ.”, tôi liên tưởng hình ảnh một nhà giáo trẻ, phải rời bỏ mái trường, mái hiên lớp, bỏ lại cuộc sống phố thị để dấn bước vào cuộc sống khác đầy bất trắc. Tâm trạng đó cũng oằn nặng nỗi lo âu khi tiếng súng cầm canh dội về thành phố, khi “vạn cánh tình thơ” sẽ bị lấp vùi trong cát bụi và biết đâu “không chết người trai khói lửa mà chết người gái nhỏ hậu phương”?

  Một tình yêu sáng trong như khung trời quê hương thơ ấu, yên ả như những cánh lục bình trên dòng kinh Xáng, biết có còn vẹn giữ trong cái vô thường phi lý của cuộc chiến đang mùa cao điểm? Nỗi băn khoăn của nhà thơ trong giờ khắc chia tay để rồi lại mong ước “Cách xa thêm thắm thiết/ Ngày gặp gỡ sau này”… cũng là tâm trạng chung của một thế hệ thanh niên  thời ly loạn. Trong thời điểm nầy, phương tiện truyền thông còn vô cùng hạn chế. Bạn bè văn nghệ chúng tôi chỉ liên lạc tin tức từ những bức thư qua đường bưu điện. Niềm vui của những người ở lại khi mỗi tuần một lần, gặp nhau lúc thu chương trình thơ ở Đài phát thanh Cần Thơ là chia nhau đọc thư bằng hữu. Cũng có khi vừa nhận thư kèm theo mấy bài viết mới gởi về từ chiến trận, thì hay tin tác giả cũng đã vĩnh viễn ra đi.

 Nỗi ám ảnh không rời giữa sự sống và cái chết, giữa nỗi khao khát thanh bình trong chiến tranh đạn bom tàn khốc, đã làm cho bạn bè văn nghệ Cần Thơ càng quí hơn với bao ý tình trong bài thơ thấm đẫm chất nhân văn của tác giả Ngũ Lang. Với riêng tôi, nếu được phép giữ vai trò đánh giá, thì bài thơ Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No là sáng tác xuất sắc nhất trong số những tác phẩm của anh.

 Nhà giáo Nguyễn Thanh - Ngũ Lang - một người bạn văn nghệ thân quen gần 60 năm. Nhưng từ sau 1975, bản thân tôi gần như giã từ vũ khí (!), ít tham dự vào trường văn trận bút, mà chủ yếu là gắn với với nghề dạy học, họa hoằn là có một vài sáng tác trên các đặc san, kỷ yếu của trường tôi. Nhưng mỗi lần nhắc tới anh, tôi không thể nào quên bài thơ “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No”, bởi đó là ấn tượng sâu sắc nhất về cảm xúc chân thành không chỉ của riêng anh.

Với cái nhìn mang tính chủ quan, tôi cho rằng nhà thơ, nhà văn trong quá trình sáng tác có thể cho ra đời hàng trăm, hàng ngàn tác phẩm, nhưng người đọc chỉ cần nhớ đến họ một vài câu thơ, một tựa đề… thì đó đã là hạnh phúc. Chẳng hạn khi đọc hai câu “Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở/ Đời mất vui khi đã vẹn câu thề” là ta nhớ ngay tới nhà thơ Hồ Dzếnh, hoặc câu thơ “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên” , là nét tài hoa mà Thế Lữ gởi lại cho đời. Gần hơn, với những người làm văn nghệ phương Nam, chỉ cần nghe bốn từ “Hương rừng Cà Mau” là ta nhớ đến Sơn Nam, hay khi nhắc “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” là nhớ Kiên Giang – Hà Huy Hà. Tất cả, đã là cát bụi trong “lẽ sắc – không” của kiếp phù sinh. Chính vì thế, nhắc đến nhà thơ Ngũ Lang của thập niên 60 thế kỷ trước, tôi chỉ muốn nói về bài thơ của anh. Tôi cũng đã có dịp đọc được nhiều bài viết mà anh dự kiến đưa vào tuyển tập và thật sự “choáng ngợp” với những tư liệu về anh. Nguyễn Thanh – Ngũ Lang, đúng là một tài năng thiên phú. Anh là một học sinh xuất sắc, một thầy giáo giỏi, một võ sư, một người nghệ sĩ đa tài: thơ, văn, kịch, truyện ,nhạc, họa… Biết bao nhiêu mỹ từ mà bằng hữu văn nghệ, học trò đã dành cho anh: “Nguyễn Thanh – Người nghệ sĩ tài hoa kiến văn quảng bác, bút lực sung mãn” (Lê Hà Uyên); “Nguyễn Thanh- Viên kim cương ẩn mình luôn tỏa sáng” (Thạch Sene). Hoặc một học trò cũ đã hết lời khen tặng anh: “Thầy Nguyễn Thanh (Nguyễn Tấn Thành) thực sự xứng đáng là biểu tượng cho một người thầy chân chính của những người thầy, một nghệ sĩ đích thực của những nghệ sĩ” (Th.S Hồ Thị Ánh Dương),…

Tôi không muốn nói về anh với những ngôn từ sáo rỗng, vì muốn giữ trong lòng mình hình ảnh một người làm văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi, một tâm hồn dạt dào mơ ước, một khát vọng thanh bình… mà tôi đã may mắn hội ngộ trên dòng đời từ hơn 50 năm trước.

 Xin một phút lắng lòng để liên tưởng hình ảnh chàng trai còn chưa đậm nét phong sương vì chưa bước vào chiến trận, hoá thân cho bao nhiêu người bạn trong một sớm mai đưa người yêu “sang sông/ Xuôi thuyền về xứ Bạc”. Và có phải chăng, tự bao giờ cho đến bây giờ, dòng kinh thân ái kia vẫn còn chảy hoài trong trái tim người nghệ sĩ?…

                                                         Cần Thơ, tháng 8/1/2023

                                                                                                 L.T.K

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm