Bài Viết
Cuốn sách “Nhà văn và chữ tình gởi lại” của Trình Quang Phú được tổ chức hội thảo giới thiệu - là buổi nối tiếp trong chuyên đề lớn của Hội Nhà văn TPHCM: Nhà văn, Phẩm chất và Tài năng - một hoạt động rất có ý nghĩa, đúng với yêu cầu nghề nghiệp và vấn đề độc giả quan tâm.
Nhà văn Trình Quang Phú là bậc trưởng thượng trên văn đàn Việt Nam hiện nay. Tuy tuổi đã cao nhưng mạch văn của ông vẫn dồi dào sức trẻ, sức viết.
Khi đọc các bài phê bình của ông, tôi lại nghĩ ông là nhà phê bình văn học. Rồi, ngồi nghe ông nói về đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Hồi, về Kinh Veda, Kinh Upanishad, Bà La Môn giáo, Kinh Qur'an, về cõi niết bàn, thiên đường, địa ngục…, tôi lại nghĩ ông là nhà nghiên cứu về tôn giáo hay một nhà truyền đạo có chất giọng truyền cảm và cuốn hút.
Bài phát biểu của Hữu Thỉnh và chương trình "Không gian văn hóa" của VTV
Nhà phê bình Lê Xuân không chỉ gắn bó với ngành giáo dục Cần Thơ nhiều năm, mà còn là một cây bút gạo cội xứ Tây Đô. Ngoài hai lĩnh vực ngôn ngữ học và văn hóa dân gian, nhà phê bình Lê Xuân cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu và giới thiệu thành tựu văn chương vùng sông nước Cửu Long. Sau hai cuốn sách “Lời đồng vọng” và “Tiếng nói tri âm”. Nhà phê bình Lê Xuân ở tuổi 78 vừa có thêm cuốn sách “Nhặt những hạt vàng” do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.
Báo chí và tính giáo dục tập trung đã nghe thấy gì trong bài phát biểu này - và họ đã trả lời ra sao?
Vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam bắt đầu chuyển từ thời kì văn học trung đại sang thời kì văn học hiện đại với những biến đổi về chất. Văn chương giờ đây ngoài ý nghĩa “tải đạo” truyền thống còn là một “nghề”, một “nghiệp” để người viết “kiếm ăn xoàng” như lời cảm thán của Tản Đà. Và mặc dù thời đại đã biến thiên, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX cho đến nay trải qua nhiều cung bậc thăng trầm, nhiều biến chuyển nhưng có một thứ hầu như không thay đổi đó là “phương thức” kiếm nhuận bút của những người đam mê nghề viết lách. Phương thức kéo dài hơn một thế kỉ nay rất đơn giản: tác giả gửi đứa con tinh thần của mình cho các báo, tạp chí hay các nhà xuất bản. Nếu được chọn đăng trên báo, tạp chí hoặc in thành sách thì người viết sẽ có nhuận bút. Các tòa soạn, nhà xuất bản sẽ căn cứ vào cơ chế tài chính, tên tuổi của người viết, sức hấp dẫn của tác phẩm mà trả thù lao cho tác giả một cách hợp tình hợp lí. Bước sang kỉ nguyên công nghệ số như hiện nay, ngoài phương thức “cổ điển”, những người cầm bút còn có một phương thức khác để vừa thỏa mãn niềm đam mê văn chương vừa có “đồng ra đồng vào”: viết cho văn học mạng.
Vladivostok, 1994, tức 16 năm sau bài phát biểu ở Harvard, Alexander Isaevich Solzhenitsyn trở lại Nga.
Cao Bá Quát (1809 – 1855) và Lý Bạch (701 – 762) đều là thi sĩ cổ điển nổi tiếng trong hai nền văn học Việt Nam và Trung Quốc. Tên tuổi và gia tài văn chương của hai ông là niềm tự hào của mỗi dân tộc.
Chúng tôi đã thống kê có khoảng 35 trận chiến lớn nhỏ trong bốn bộ tiểu thuyết lịch sử của Phùng Văn Khai (Ngô Vương; Phùng Vương; Nam Đế Vạn Xuân; Triệu Vương phục quốc). Lịch sử nước Đại Việt xưa là lịch sử giữ nước luôn phải chống lại bọn xâm lược phương Bắc nên hiển nhiên phải gắn liền với những cuộc chiến tranh giải phóng, do vậy những trận chiến luôn là hạt nhân, là cái lõi của các tác phẩm văn học hay nghiên cứu lịch sử khi viết về đề tài này.