Bài Viết
“Bến xa lớp lớp đò chiều/ Đêm về mở hội Ninh Kiều đèn hoa/ Tiếng đàn quyện ấm lời ca/ Hôm nào thành phố không là hội xuân !” (Ninh Kiều)
Học giả An Chi tên thật Võ Thiện Hoa đã qua đời lúc 13h05 ngày 12.10.2022, nhằm 17.9 Nhâm Dần, tại TPHCM, hưởng thọ 88 tuổi. Tưởng nhớ nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp quan trọng cho nền học thuật, văn hóa nước nhà, chúng tôi trân trọng giới thiệu lại trả lời phỏng vấn sâu sắc của học giả An Chi để chúng ta hiểu hơn cuộc đời và sự nghiệp đáng kính trọng của ông!
Văn chương TPHCM xin giới thiệu chương trình "Trò chuyện cuối tuần" của VOH số hôm nay, 01/10/2022, với bài viết rất xúc động về Nhà giáo Ưu tú - nhà văn Nguyễn Ngọc Ký: Một người có cánh đã bay về trời.
Phóng sự về buổi Giao lưu Văn học Nghệ thuật giữa các Hội VHNT thành phố Daegu và các Hội VHNT thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ Xuân Hương sinh ra và lớn lên ở thời kì phong kiến tuy đã suy tàn nhưng tư tưởng và lễ nghĩa Nho giáo còn nghiêm ngặt nặng nề. Trong bối cảnh ấy lại sừng sững, ngạo nghễ xuất hiện một nữ nhi làm thơ; làm thơ Đường thi mà lại khác lạ với Đường thi thường thấy.
“Có ông thầy tướng bảo anh thế này chú ạ: Bác là người tài và có uy. Những gì gian khó, những gì người ta không làm được thì bác đều làm được, và làm rất tốt. Nhưng bác như tướng ngoài biên ải, cứ đánh đồn lập ấp xong thì người khác lại hưởng, bác lại đi mặt trận khác. Ngẫm thấy mình cầm tinh con ngựa, có làm tướng thì tướng của những vó ngựa truy phong, gập ghềnh biên ải, chắc gì được an nhàn nội cung. Anh đã tha thứ cho tất cả”.
Sáng 9/9/2022, tại Hội trường B Tòa nhà Liên hiệp các Hội VHNT TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi tọa đàm chủ đề Nhà văn Kim Quyên & Hành trình văn chương.
Buổi tọa đàm Nhà văn - Nhân cách và tài năng do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức nhân dịp ra mắt tập ký ức văn học Nhà văn và chữ tình gởi lại của GSTS - nhà văn Trình Quang Phú đã diễn ra sáng ngày 26/8/2022. Văn chương TPHCM trân trọng trích giới thiệu chương trình phát sóng sáng 27/8/2022 của HTV về sự kiện văn chương ấn tượng này.
Văn chương TPHCM xin giới thiệu chương trình vừa phát sóng sáng nay, 28/8/2022, của VOH được minh họa bằng những hình ảnh được ghi lại tại sự kiện văn chương ý nghĩa này.
1. Trong văn học cách mạng Việt Nam (1945-1975) nói chung, tiểu thuyết nói riêng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội dung bao trùm và xuyên suốt. Tinh thần ngợi ca hào sảng đã tạo nên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của cả một thời đại văn học. Ở đó, chúng ta cảm nhận được bước đi dồn dập của dân tộc, những trái tim nóng bỏng chứa đầy nhiệt huyết cách mạng, sẵn sàng “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh’’. Nhưng khi Tổ quốc im tiếng súng, nền văn học chuyển mình, cảm hứng đời tư, thế sự đã trở thành dòng mạch cảm hứng chính trong tiểu thuyết Việt Nam thời hậu chiến. Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ngợi ca, tự hào, khâm phục đến chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư.