TIN TỨC

Khối đa diện “Mộng đế vương”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-01-08 21:50:22
mail facebook google pos stwis
1167 lượt xem

LÊ THANH HUỆ

Nhà xuất bản Book Writer Corner (Hoa Kỳ) mới ấn bản tiểu thuyết “A glorious Dream - NGUYEN TRUONG” Mã số ISBN: 978-0-99-702549-1. Sách dầy 199 trang; phát hành qua 17 hệ thống phân phối sách: AMAZON, APPLE BOOKS,...

Bìa sách dịch ra Tiếng Anh

“A glorious Dream” dịch từ tiểu thuyết “Mộng đế Vương”, tác giả Nguyễn Trường, NXB Phụ nữ tái bản năm 2019, Mã số ISBN: 978-604-56-6502-2.

Bìa Tiểu thuyết Mộng Đế Vương

Sinh thời, nhà văn Nguyễn Khải chưa bình tác phẩm nào của nhà văn khác. Vào năm 2000, khi biết mình sắp về cỏi vĩnh hằng, ông có lời bình trước cho tái bản tiểu thuyết “MỘNG ĐẾ VƯƠNG”. Tôi trích lại:

Đề tài đã hay, câu chuyện lại kỳ dị, hấp dẫn, có cả cái cười lẫn nước mắt, do cuộc sống nhiều màu vẻ đã tạo ra chứ không do người viết bịa ra. Bịa thế nào được những nhân vật, cảnh ngộ, tình tiết sống động đến thế!” trang 7. Ông kết lại “Chưa được đọc đầy đủ một cuốn tiểu thuyết đã được viết lại mà dám viết bài giới thiệu với bạn đọc là sao? Là do Nguyễn Trường tin lời tôi nói rằng năm 2002 rất có thể tôi phải giã biệt bạn bè, nêu yêu cầu tôi cứ viết trước, theo cái cảm nhận tổng thể của bản in lần đầu, cũng là lưu lại một chút tình với người bạn vong niên.” Trang 9 tiểu thuyết Mộng Đế Vương, Nhà xuất bản Phụ nữ, năm 2019 tái bản có sửa chữa, mã số ISBN: 978-604-56-5865-9.

***

Lấy bối cảnh xảy ra ở Cồn Phụng, một cái cồn nhỏ như một hòn đảo nổi lên giữa sông Tiền Giang hồi những năm 60- 70 của thế kỷ 20, có một ông đạo Dừa tên là Nguyễn Thành Nam đã lôi kéo được gần triệu tín đồ theo đạo, lấy Cồn Phụng làm “quốc gia” riêng. Đạo của ông cũng rất lạ, kết hợp giữa đạo Phật lẫn đạo Thiên Chúa, thành đạo Vừa Vừa, nhưng vì ông sống ở xứ dừa, lại chỉ dùng dừa làm thức ăn, nước uống nên người dân gọi đạo của ông là đạo Dừa. Giáo lý của ông cũng mù mờ, hành xử của ông nhiều khi rất hài hước. Ông ôm mộng giải quyết cuộc chiến tranh giữa người Mỹ và người Việt băng lý thuyết “Bất chiến tự nhiên thành” nên ông luôn hành động làm sao cho các bên chọn ông làm trung tâm hòa giải quốc tế để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bởi thế ông đã nhiều lần tìm đường ra Hà Nội để gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuyết phục Cụ cho ông đứng ra dàn xếp cuộc chiến tranh, vãn hồi hòa bình. Nhiều lần ông tìm đến tòa đại sứ Mỹ, gặp đại sứ Bân-cơ, rồi gặp Tổng thống Việt Nam Cộng hòa như Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, phó Tổng thống miền Nam Nguyễn Cao Kỳ, để ông đứng ra làm trung tâm hòa giải, đem lại hòa bình cho Việt Nam. Thậm chí ông nộp tiền, nôp đơn ra ứng cử Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Bởi đầu óc lẫn thẩn, hành xử ngô nghê nên những việc làm của ông khá hài hước. Tuy nhiên ông có lòng yêu nước, tu hành nghiêm túc nên những cố gắng của ông có khi thành công trong ngắn hạn. Điều kỳ lạ là ông cai quản cái vương quốc của ông nửa thần thánh, nửa bạo chúa, hay vì sự lẫn thẩn của ông là mảnh đất màu mỡ cho sự hà khắc của độc tài nảy nở và phát triển, bóp nghẹt quyền sống, quyền tự do của nhân dân Cồn Phụng.

***

Mọi hiện tượng, sự vật tồn tại, vận động trong hữu hạn của không gian và thời gian.

1. Không gian

Nhà văn Nguyễn Trường chọn xứ đạo ở Cồn Phụng của ông Nguyễn Thành Nam, đạo vừa vừa, gọi là Đạo Dừa: gói gọn trong một vùng đất nhỏ, có số lượng tín đồ lúc cao điểm lên đến triệu người, ngang bằng với các tôn giáo khác ở nước ta trong cùng thời điểm; cô đặc trong diện tích nhỏ bé với mật độ dân số cao nhất thế giới, làm nhanh chóng nảy sinh những vấn đề sinh tồn vốn gay gắt…

2. Thời gian

Đạo Dừa tồn tại trong ba thập niên, không ngắn, không dài; có đầy đủ các giai đoạn của một nền đạo phải kinh qua: phát sinh, phát triển và tiêu vong trong đời một giáo chủ, lý do để nó suy sụp vì đời sau là không có, khiến cho tính liên tục của triết lý phát triển và tiêu vong của nó rất cao.

Từ không thành có rồi đến lúc không phục vụ được lợi ích trước mắt của tín đồ, chính họ khai tử nền đạo, chỉ còn tàn dư là những ngày cuối đời của ông Nguyễn Thành Nam với biến tướng đạo bất tạo con và cũng tiêu vong khi ông mất.

3. Tư tưởng

Tác giả khai thác tiểu sử bản thân Nguyễn Thành Nam du học ở Pháp trở về, đến Pháp, quê hương của tư tưởng Cộng Hòa. So với người đương thời, anh có nhiều kiến thức hiện đại hơn. Tác giả hư cấu cho Nam ngẫu nhiên vào Nhất dạ đế vương để khám phá thiên bẩm làm vua của mình. Từ đây, con người hiện đại, ảnh hưởng của tư tưởng khai sáng, tư bản bị lẫn lộn với tư tưởng phong kiến và bị lấn át bằng tham vọng quyền lực. Do kết hợp đông tây một cách thiếu phủ định kế thừa nên phát triển tự nhiên theo cái cách mà chúng ta cho là ngớ ngẩn. Nhưng giả sử Nam thành công, có thể chúng ta lại dùng cách nhìn khác, gọt giũa tư liệu để cho ra hình ảnh khác, là vầng hào quang sáng chói chẳng hạn…

4. Tôn giáo

Nam sử dụng tôn giáo cho mục đích tạo quyền lực. Tôn giáo cần tín đồ. Khổ công tầm sư học đạo để tạo ra triết lý cho nền đạo của mình, tu luyện, tịnh khẩu cả chục năm trời. Người sáng lập ra đạo rất cần có nhiều tín đồ. Để có tín đồ nhanh nhất là dùng các biện pháp mê tín. Những người hành nghề mê tính dị đoan cần tôn giáo. Họ lợi dụng nhau. Ông thầy bói đồng hành cùng Nam trong quá trình xây dựng niềm tin. Vai trò ông thầy bói rất quan trọng, cho tới lúc ông tổ chức ra sự kiện xuống hang Bác vật Lưu Văn Lang khám phá để Nguyễn Thành Nam ngộ đạo. Mối quan hệ giữa tôn giáo và thần học, mê tín dị đoan là ruột thịt khi cần phát triển và duy trì nền đạo. Ông Đạo Dừa ở đỉnh cao quyền lực và sự ngưỡng mộ của tín đồ, một phần do ông thầy bói mất, những tưởng hào quang là tự thân mình có, Nguyễn Thành Nam quên đi vai trò của mê tín dị đoan nên bắt đầu xuất hiện những rạn nứt…

5. Quản trị nền đạo

Tôn giáo phải quản lý tín đồ và tổ chức các hoạt động của nó. Chính quyền Việt Nam cộng hòa buông lõng quản lý khu vực Cồn Phụng, buộc ông Đạo Dừa phải lập ra nhà nước để quản lý dân chúng; để có nhiều thời gian tham thiền, nhập định... Đây là lĩnh vực chính trị, khó có tiếng nói chung với giới chức sắc tôn giáo. Được ông Đạo Dừa ban chức (bổ nhiệm); ông Lý tổ chức bộ máy nhà nước tại Cồn Phụng. Bộ máy đó có cách quản lý khác với ông Đạo Dừa và dần đi đến mâu thuẫn quyền lợi. Tôn giáo cần phải có sự quản lý của nhà nước, tức là của ông Lý. Nhưng vì mới thoát thai từ bộ máy tôn giáo mà hầu hết người dân là tín đồ, để thâu tóm được quyền lực về tay nhà nước, ông Lý cần có thời gian sống cộng sinh chờ đến lúc trưởng thành.

Tác động tương hỗ từ chiều ngược lại, buộc ông Đạo Dừa phải chấp nhận thực tế đã có nhà nước, ông phải chia quyền chứ không phải ông muốn buông dần quyền lực. Ông có thể lợi dụng nhà nước để tăng ảnh hưởng lên tín đồ chứ không thể đảo ngược tiến trình của vương quốc Cồn Phụng, càng không thể tạo thêm một thiết chế nữa đứng trên nhà nước. Và do không biết cách quản lý, tự thân ông Đạo Dừa làm các vấn đề xã hội nhanh chóng nảy sinh theo hướng tự diệt…

6. Xã hội Cồn Phụng

Khi ra khỏi trái đất, loài người hiểu: không có thứ ánh sáng nhân tạo nào giống với ánh sáng tự nhiên, vì nó là kết hợp hàng tỷ tỷ ngôi sao rực sáng trong vũ trụ và nó đến với ta bằng vô số những khoảng cách thời gian, như ánh mặt trời từ điểm xuất phát đến ta mất 8 phút, nhưng có những tia sáng đã đi hàng triệu năm mới đến được trái đất và hòa quyện vào các loại ánh sáng khác để cho ra thứ ánh sáng muôn màu khi phân tích quang phổ.

Do được nuôi dưỡng bằng nguồn ánh sáng tự nhiên, xã hội loài người có điểm tương đồng, con người đến từ mọi nguồn, mọi nơi, mọi lúc, không đồng đều và không thống nhất. Xã hội Cồn Phụng, được ông Lý cai quản hà khắc, nhưng không vì thế mà mọi người giống nhau như một và có cùng đức tin. Nó không biệt lập hoàn toàn do đó không thể ngăn sông cấm chợ, không thể bế quan tỏa cảng.

Người dân đứng lên đấu tranh đòi tự do hóa tàu thuyền qua lại Cồn Phụng và các vấn đề kinh tế khác nảy sinh cũng là xuất phát từ nhu cầu phải có các mối quan hệ giữa trong và ngoài để phát triển. Nhu cầu tự do tư tưởng và lợi dụng nhu cầu này phát sinh theo...

7. Chính trị

Đan xen vào đó là các vấn đề chính trị do ông Đạo Dừa gây ra như ra Bắc gặp cụ Hồ, tranh cử Tổng thống, mua sắm vũ khí phục vụ đấu đá…

Tệ nạn tham nhũng của bộ máy do ông Lý đứng đầu… đòi hỏi chi tiêu cho bộ máy nhà nước và bộ máy tôn giáo đều lấy từ nền kinh tế Cồn Phụng… Nhà nước của ông Lý phải bóc lột dân nhiều hơn nhằm cung phụng cho nền đạo và cho bộ máy, cho cá nhân, cho cả những tham vọng của tất cả các bên... Trớ trêu, người đứng đầu vương quốc Cồn Phụng đòi hỏi phải có một cuộc sống công bằng, không áp bức bóc lột nhân dân mà không có giải pháp.

Tác giả đã dựng lại một xã hội phức tạp, đầy rẩy mâu thuẫn, bất công, đấu đá nội bộ bất phân thắng bại, do không phân định rõ đúng sai, minh bạch. Một xã hội mang màu sắc không tưởng do pha lẫn thời đại hồng hoang cai quản bằng niềm tin: tôn giáo, mê tín, dị đoan trong thiết chế phong kiến với hệ tư tưởng cộng hòa ở bên ngoài tràn vào. Bản thân ông Đạo Dừa không làm được việc lớn: “không chiến tự nhiên thành”: hòa bình cho dân tộc và thế giới nhằm vinh danh nền đạo để phát triển và tồn tại lâu dài. Ông để họ lầm than khốn khổ dưới bộ máy do ông tạo ra và đang dần tước đoạt quyền lực của ông, biến ông thành một thứ bù nhìn. Tổng kết và phát triển giáo lý cho nền đạo, cũng không làm được.

Hậu quả là một bộ phận thanh niên, động lực phát triển của xã hội, lợi dụng nền đạo của ông để tránh quân dịch, tránh đạn bom và chờ ngày hòa bình lập lại với thái độ bất cần do ai kiến tạo nên. Số này ngày càng đông và trở thành lực lượng chính của nhân dân, lật nhào tất cả công sức của ông Đạo Dừa, ông Thầy bói, ông Lý, cô Diệu Ứng (một sáng tạo của nhà văn Nguyễn Trường, đại diện cho trí tuệ nhân dân sử dụng vào mục đích tôn giáo), chỉ vì tất cả họ không vì nhân dân.

8. Quan hệ nhà nước và tôn giáo

Tiểu thuyết dựng lên vòng đời của một tôn giáo, từ phát sinh, phát triển, nảy sinh mâu thuẫn từ bên trong, sụp đổ và trở thành tàn dư rồi chết hẳn.

Vấn đề sụp đổ của nền “đạo vừa vừa” là do chính tín đồ, người sáng lập, bộ máy quản lý… gọi chung là nhân dân Cồn Phụng; là tự thân nền đạo, không có sự can thiệp nào khác từ bên ngoài.

Đây là một mô hình có giá trị khoa học xã hội, do tác giả sáng tạo nên để tìm hiểu tôn giáo và các mối quan hệ phức tạp của nó trong điều kiện loại bỏ vai trò nhà nước. Không có sự quản lý của nhà nước, xứ đạo sẽ đi lại từ đầu mô hình phát triển của loài người từ hữu thần đến vô thần và cuối cùng, nhân dân tự quyết theo con đường vô định nhiều rủi ro…

Góc nhìn từ Hoa Kỳ

Đoạn bản dịch bìa 4 cuốn “A glorious Dream”: “… Bóc tách những phức tạp của nhân bản và đức tin, tiểu thuyết này thêu nên một tấm thảm của sự khám phá triết học, chính trị, văn chương và tôn giáo cộng hưởng sâu sắc trong lòng người đọc.”

Bìa 4 của sách “A glorious Dream”

Đa diện

Ánh sáng tự nhiên là tổng hợp của vô vàn màu, nhưng chắc chắn nó không là màu trắng. Chỉ cần có một lăng kính để phân tích ánh sáng ra nhiều màu. Bút pháp khiến tác phẩm hấp dẫn: hiện thực chủ quan, tái hiện cuộc sống tự nhiên trong mô hình (lăng kính) giống như thật.  

VỀ TÊN GỌI TIỂU THUYẾT

Nhà văn Nguyễn Trường đặt tựa đề "Mộng đế vương" có nghĩa là làm "Mộng" làm "đế" của "vương" tạm hiểu là vua của vua và do đó ông Đạo Dừa cùng lúc ham muốn:

- Làm vua vương quốc Cồn Phụng.

- Làm thủ lĩnh tinh thần của người dân Cồn Phụng

- Làm người khai sáng đạo trí tuệ của Pháp và người Việt Nam.

Tổng hợp lại là là muốn trở thành thánh sống của người dân Việt Nam.

***

Bằng công sức lấy tư liệu, chắt lọc; kết hợp nghiên cứu các tôn giáo khác trong nước và trên thế giới, gắn cảm nhận về các vấn đề chính trị xã hội qua các thời kỳ biến động, … tác giả cho ta bức tranh sống động, giống như tự nhiên, về một xã hội tự do, tự thân, không có sự quản lý của Nhà nước… mà ta gọi là hấp dẫn.

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 1 năm 2024
LTH

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Kẻ cày mây thu và gieo trồng muôn dặm sao
Bài viết của Tuần Trần về tập thơ “Những đám mây mùa thu” của Trần Quang Khánh
Xem thêm