TIN TỨC
  • Truyện
  • Lời nguyền | Truyện ngắn dự thi của Dazzling

Lời nguyền | Truyện ngắn dự thi của Dazzling

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-04-02 15:26:34
mail facebook google pos stwis
446 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

          Tôi đã khóc vì vui sướng khi biết mình mang thai đứa con đầu lòng nhưng nhớ lại ngày mẹ biết tin mang bầu tôi không biết mẹ đã khóc nhiều như thế nào? Tiếng khóc vì bị ruồng bỏ hay là căm hận?

       “Tao không có tiền”. Mẹ luôn dành câu nói đó cho những lần đòi hỏi của tôi, lúc này tôi chợt nhớ ra rằng từ nhỏ đến lớn ngoài những thứ vật chất cơ bản thì gần như những nhu cầu trẻ con của mình không bao giờ được mẹ đáp ứng hết. Tôi chưa từng biết một lần đi đến công viên giải trí mặc dù tôi không cần chơi chỉ cần được mẹ đưa đến và ngắm nhìn những đứa khác chơi là tôi mãn nguyện rồi. “Chỗ đó đông người, mày thích để người ta bắt cóc hả, lớn từng này rồi mà sao không có khôn thế?”. Đó là câu chửi của mẹ khi tôi nì nèo đi chơi hồi 5 tuổi, và… không có những lần sau nữa.

       Hai mẹ con sống ở phía xa, rất xa trung tâm thành phố, chúng tôi sống trong tòa chung cư tập thể đã cũ nát cùng vài gia đình khác nhưng đa phần toàn là những ông bà già khác, cùng tầng lớp. Tôi không thích họ chút nào! “Họ là những người nhàn rỗi chuyên đi kiếm chuyện thiên hạ để nói”, đó là mẹ bảo với tôi thế khi họ cố tóm lấy tay tôi và hỏi về bố của tôi. Mãi sau này khi lớn lên trải qua bao nhiêu sự dè bỉu, khinh miệt của những người xung quanh tôi mới nhận ra rằng tôi thật sự không có bố chứ không phải lời biện minh bố đi làm xa rồi mất như lời mẹ nói. Mẹ tôi là một người phụ nữ đã từng có một quá khứ không mấy tự hào, là một người con gái không có phép tắc, thả lỏng và dễ dãi với cánh đàn ông. Ông bà ngoại tôi mất từ hồi mẹ học lớp 8 do tai nạn từ đó mẹ phải đi ở nhờ nhà bà con họ hàng nay đây mai đó. Mẹ chỉ học đến lớp 9, lớp 10 học được một thời gian rồi nghỉ hẳn, tôi biết lúc đó hoàn cảnh sống thực sự khó khăn mà lại không có bố mẹ bên cạnh thì việc được đi học là điều không dễ dàng gì. Nhưng sau này khi tôi hỏi thì mẹ bảo do lười với không thích học nên nghỉ. Sau đó mẹ đã từng có quãng thời gian đi phiêu bạt hết Hà Nội rồi Sài Gòn, gần như không có một ngóc ngách nào mẹ chưa từng đến. Một người con gái tuổi mười chín đôi mươi trẻ trung mà lại không được gia đình quản thúc chặt chẽ thì quả thực nguy hiểm đến nhường nào!

       “Này nhóc, ta biết mẹ cháu có một tài năng rất đặc biệt đó”. Bà già ở tầng 2 ngay dưới nhà tôi thì thào vào tai tôi khi bà đang dắt con chó xấu xí của bà ta đi dạo vào mỗi buổi chiều.

       “Thật sao ạ?”. Tôi nhìn bà bằng ánh mắt nghi ngờ không biết bà ta lại định giở trò gì đây?

       “Tất nhiên rồi, nhóc có muốn nghe không?”. Tôi lưỡng lự và rồi cũng gật đầu nhưng đó lại là điều ngu xuẩn “Mẹ cháu đã ngủ cùng với tất cả đàn ông ở cái đất Hà Nội này rồi đó”. Bà ta nói với cái giọng không thể phấn khích hơn như thể rất tự hào khi cho tôi biết những điều như vậy, khi đó tôi mới lên 7 tuổi.

      “Mẹ luôn ở nhà mỗi tối mà”, tôi nhìn bà khó hiểu.

       “Không, ý ta là trước đây cơ, phải thế thì mới có mày bây giờ chứ, mấy nữa lớn lên mày chỉ cần đi quanh cái Hà Nội này khéo lại tìm được bố đấy chứ”. Nói xong bà ta cười khùng khục như thể khoái chí lắm.

      “Thật không mẹ?”. Tôi ngước đôi mắt tràn đầy hi vọng kể lại mẹ nghe câu chuyện hồi chiều. Mẹ vừa đi chở hàng về mệt nhoài nằm sõng soài trên cái ghế sofa đã cũ rích tới nỗi không còn nhìn thấy màu thực của nó nữa, bật nhổm dậy trố mắt nhìn tôi: “Ai nói với mày những lời này?”.

      “Bà…”. Tôi chưa kịp nói dứt câu mẹ đã tóm lấy vai tôi ghì thật mạnh.

      “Nghe đây, từ lần sau tao cấm mày dây dưa gì với mấy con mẹ nhiều chuyện ấy nữa, tao đã bảo mày bao nhiêu lần rồi, hả?”.

      “Nhưng con…”. Giọng tôi bắt đầu lạc hẳn đi và mắt bắt đầu ầng ậc nước.

      “Câm! Từ lần sau tao mà còn nghe hay nhìn thấy mày léng phéng đến gần nhà mấy mụ đó thì về tao chặt chân”. Mẹ tôi quát ầm lên.

      “Con có đến đâu, bà ta ở trước cổng kia ấy chứ”. Tôi cũng gào lên.

      “Còn cãi hả, hả! Tao mà còn thấy mày nghe bất cứ cái chuyện gì từ bà ấy là về tao xẻo tai”. Vừa nói mẹ vừa nhéo tai tôi mà nhấc lên “Xẻo cái tai này này! Đi vào phòng học bài ngay!”.

      Mẹ tôi là thế, bà luôn cay độc trong cách nói chuyện với tôi, dường như tôi chưa bao giờ nghe thấy bà gọi tôi là con hay xưng mẹ với tôi hết. Chính những điều đó đã khiến tôi trở thành một đứa trẻ cô độc, cá biệt và bất cần suốt những năm tháng tuổi thơ của mình. Dù là con gái nhưng mẹ không bao giờ mua váy vóc hay quần áo điệu đà cho tôi, tóc cũng cắt ngắn đến tận tai nên trông tôi không bao giờ trong hình dạng đứa con gái cả và có lẽ cũng chính điều này khiến tôi mang trong mình một tính cách ương bướng, liều mạng và phá phách hệt như một đứa con trai. Tôi đã từng nghĩ rằng mẹ yêu thích một đứa con trai hơn nên luôn muốn biến tôi thành như vậy.

     Lên cấp 2, mẹ đăng kí cho tôi theo học một lớp Taekwondo ở khá gần nhà vào mỗi tối. Tôi nghe theo. Chính điều này nên tôi lại càng trở nên ngang ngạnh hơn, đã bao lần mẹ phải lên gặp hiệu trưởng vì tôi đánh nhau, gây gổ, kì lạ nhất là mẹ không hề mắng chửi tôi thậm chí chỉ bảo qua loa là võ thuật chỉ dành cho những kẻ đáng bị đánh và không phải chỗ nào cũng có thể đánh nhau.

    Khi tôi đỗ vào trường cấp 3 công lập của thành phố, tôi thấy rõ sự vui mừng trên gương mặt khắc khổ của mẹ.

      “Học phí cao lắm”. Tôi vừa nói vừa đưa cho mẹ tờ giấy thông báo của trường.

      “Cao là không học hả? Mày có biết bao đứa ao ước vào được trường đấy mà không được hay không?”.

      “Mẹ trả nổi không?”. Tôi vẫn nói với cái giọng không cảm xúc đó.

      “Để đấy, tao khắc có cách, lo mà chú tâm học hành cho đàng hoàng đi”.

      “Mong đó không phải là cách cũ”. Tôi vừa nói vừa quay lưng đi bỏ lại mẹ với ánh mắt ngỡ ngàng đằng sau. Hồi dịch vừa qua, không có ai thuê mướn mẹ làm cái gì nên chúng tôi không có tiền để trang trải cuộc sống, miếng ăn hằng ngày còn trông chờ vào bữa cơm, bữa cháo từ thiện. Tôi bị bệnh, nhà không có nổi vài chục nghìn lẻ mua thuốc, không anh em họ hàng thân thích, không bạn bè, mẹ chạy vạy mãi mới vay được hơn 200 thì lúc đấy bệnh của tôi đã trở nặng phải nhập viện. Với mức tiền như thế thật tình tôi đã nghĩ mình nên chết quách đi, nhưng hôm xuất viện mẹ đã có tiền trả viện phí, không những thế còn mua cho tôi thức ăn tẩm bổ. Tôi tò mò hỏi mẹ tiền ở đâu, mẹ chỉ trả lời qua quýt là vay được, thời buổi này đến người bạn thân nhất làm cùng quán mới cho mẹ mượn tạm có 200 nghìn thì ai là người cho vay những mấy triệu kia? Tôi đã ngờ ngợ đoán ra được câu chuyện nhưng khi về đến nhà thì quả thực tôi đã đúng, nhà ngoài đồ đạc ngổn ngang của mẹ tôi còn thấy rất nhiều đầu mẩu thuốc lá đầy ụ trong cái gạt tàn trên bàn của rất nhiều hãng khác nhau, những cái áo lạ hoắc của nam giới vứt ngổn ngang trên ghế và sàn nhà cùng rất nhiều thứ đáng ghét khác mà tôi không dám nghĩ đến nữa.

      “Mẹ đã hút thuốc à?”. Tôi hỏi với một cái giọng tỉnh bơ khi nhón gót chân bước đến gần cái bàn. “Còn của nhiều hãng nổi tiếng đắt tiền nữa, chà!”. Giọng tôi lúc này đã trở nên chua chát và xấu hổ hơn bao giờ hết.

      “Mày hút thuốc lá rồi à mà biết lắm thế?”. Giọng mẹ cũng tỉnh bơ đánh trống lảng nhưng đôi tay thì nhanh thoăn thoắt thu dọn bàn ghế và nền nhà lổn ngổn đồ đạc.

     “Mẹ đã làm điều này với bao nhiêu người rồi hả?”. Tôi gào lên và nước mắt trào ra như mưa.

     “Ý mày là sao chứ? Đi vào phòng nghỉ ngơi đi!”.

     “Mẹ đã qua lại với bao gã đàn ông trong lúc con nằm viện”. Tôi lại nhìn mẹ với ánh mắt sắc lạnh và có chút căm thù.

     “Mày có biết viện phí của mày bao tiền không? Tiền thuốc men, tiền phòng… đủ các loại tiền trên vai tao này này, mày có biết không?”. Mẹ cũng không chịu nổi nữa mà gầm lên.

     “Biết, biết chứ, chính điều ấy nên tôi đã mong mình chết quách đi cho mẹ đỡ phải trả đống tiền đó đấy! Mấy người tưởng tôi muốn sống cuộc đời như này chắc, từ bé đến lớn đi ra ngoài tôi chẳng dám ngẩng đầu lên, lúc nào cũng bị người ta khinh miệt, trêu đùa, chắc tôi vui? Mẹ tưởng sinh ra tôi một mình mẹ khổ chắc, sao lúc đó mẹ không giết luôn đi để cuộc đời tôi không phải khổ như này”.

    “Bốp”. Mẹ tát vào khuôn mặt đang nóng rát của tôi. “Mày chính là hậu quả, mày là lời nguyền tao phải gánh chịu, nghĩa vụ của tao phải sinh mày ra nhưng tao không ngờ lại có ngày như này, tao bươn chải, tao đã làm bao việc để kiếm sống, cuộc đời tao cũng đủ tăm tối rồi”.

     Tôi nhìn mẹ qua hàng nước mắt, dáng vóc gầy guộc, nhỏ bé này đã gánh vác trên vai sinh mạng của tôi ư? Bà đưa tôi đến cuộc đời này, bà cho tôi sự sống nhưng bà đã quên rằng để làm một người mẹ cần có những gì? Bà sinh tôi ra khi còn quá trẻ, đúng, nhưng đó không thể dùng để biện minh cho hành vi thờ ơ, vô trách nhiệm của một người mẹ được. Con người chứ đâu phải con gà, con vịt mà chỉ cần đẻ ra và cho ăn là nó sẽ sống được chứ, chính lúc đó tôi đã nhìn ra được quá khứ tăm tối của mẹ và tương lai mù mịt của mình!

     “Tao cấm mày yêu đương sớm”. Giọng mẹ khàn khàn khi thấy tôi bước vào nhà.

     “Gì?”. Tôi không hiểu, cau mày hỏi.

     “Mày vừa đi dưới kia với thằng nào?”.

     “Lạy Chúa, thằng đó… bạn… yêu đương quái gì!”.

     “Tao cứ nói trước thế, mày mà vớ vẩn thì đừng trách tao, khụ… khụ”.

     “Suy diễn vớ vẩn”. Tôi trả lời cộc lốc rồi đi vào phòng đóng sầm cửa lại.

     “Đừng đi theo tao nữa, phiền chết được”. Tôi bàu nhàu khi thấy thằng nhóc vẫn đi theo mình.

     “Tớ đã hứa là chịu trách nhiệm mà, cậu nên đi bệnh viện khám xem chứ bóng đập vào đầu thế nguy hiểm lắm”.

     Tôi quay ngoắt người lại, nhìn thẳng vào mắt nó và tay vạch hàng tóc mái rậm rì trước trán lên nói lớn: “Thấy không? Vết thương như này tao còn không cần đến trạm thì cú va chạm hôm qua không đáng là gì hết, tao không cần bồi thường gì hết, biến đi”. Dứt lời tôi xoay người đi nhanh nhưng tên đó vẫn bám  theo sau, tôi mặc xác hắn nhét tai nghe vào tai bật một bài nhạc ưa thích rồi vừa đi vừa hát. Về đến cổng, mẹ đã đứng chờ sẵn và nhăn mặt khi thấy nó.

     “Ai kia? Lại là đứa hôm qua hả?”.

      “Cháu chào bác!”. Nó lễ phép cất tiếng. “Hôm trước, cháu chơi bóng rổ không may va trúng đầu bạn nên…”.

Nó chưa kịp dứt câu mẹ tôi đã chen vào: “Ôi giời, con trời đánh này đập như vậy nó không chết được đâu, cậu đi về đi, lần sau đừng đi theo con gái tôi nữa, tôi không muốn người khác bàn tán, về đi!”.

      Tôi nghiêng đầu nhìn nó rồi đi thẳng vào nhà, cửa đóng sầm lại.

        “Đó, đâu phải do con, tại nó cứ lẽo đẽo theo sau ấy chứ!”. Tôi vừa nói vừa mở tủ lấy chai nước tu ừng ực. “Nay mẹ về sớm thế? Quán vắng khách hả?”.

       “Ừ”. Mẹ trả lời qua loa mắt đang dính vào điện thoại xem gì đó. “Này, này, làm gì đấy?”, mẹ nhíu mày khi thấy tôi sục sạo mấy cái sọt đựng đồ dưới gầm ghế.

       “Tìm cái kéo cắt tóc, tóc dài quá rồi!”.

       “Cắt gì mà cắt, con gái con lứa suốt ngày để tóc ngắn khác gì con trai không?”.

       Tôi trố mắt nhìn mẹ ngỡ ngàng như không tin vào tai mình. Một người chưa từng coi tôi là đứa con gái nay lại nói với tôi những câu như vậy, chưa hết bất ngờ thì tiếng chuông điện thoại reo, mẹ nghe điện rồi đi ra ngoài xong trở vào với một túi đồ khá to, lúc đầu tôi còn nghĩ là đồ ăn hay mẹ nhận công việc làm thêm nào ở nhà, nhưng không, thứ đồ trong đó đã khiến tôi giật mình. Đó là những chiếc váy áo con gái điệu đà! Tôi đứng hình mất mấy giây khi mẹ lôi những món đồ đó ra.

      “Còn ngơ ra đấy à? Có đi thử ngay đi không?”. Mẹ nhìn tôi nói vẫn với cái giọng cộc cằn khó chịu như thường ngày.

      “Của… con?”.

      “Chả nhẽ tao mua cho tao à?”.

      “Sao?...”.

     “Đi thử đi, bớt hỏi lại”.

     Tôi đứng ngắm nhìn diện mạo mới của mình trong chiếc gương nhỏ trong phòng mà không tin vào hình ảnh mà nó phản chiếu, đó là tôi ư? Mái tóc đen bờm xờm đến ngang vai, nước da rám đi vì nắng do những ngày đèo hàng đi giao cho quán, đôi vai vừa to vừa thô, cả bắp chân nữa, nhưng đây có lẽ là hình ảnh tôi chưa từng thấy và cũng chưa từng tưởng tượng nổi của bản thân mình. Bao lâu sống trong hình dáng, tính cách như một đứa con trai, hôm nay tôi nhìn thấy mình trong chiếc váy trắng dài ngang đầu gối nhẹ nhàng với những chi tiết hoa nhí in chìm sao trông tôi xinh xắn đến vậy! Hình như mẹ đã khóc khi thấy hình ảnh tôi như vậy, chắc bà cũng ngạc nhiên lắm. “Bao năm bon chen với đời để kiếm sống mà mẹ quên mất đi kho báu ở cạnh mình”, câu nói cuối cùng của mẹ lúc ra đi khiến tôi nhớ lại thấy thật hợp với lúc này.

      Hôm nay giỗ lần thứ ba của mẹ, tôi cùng chồng ra mộ thăm mẹ đồng thời cũng báo tin vui cho mẹ luôn. Chồng tôi đốt hương, mùi hương nhẹ nhàng lan ra khắp không gian lạnh lẽo, vắng vẻ len vào từng khóm hoa tôi cấy cạnh mộ. Nhìn bức ảnh trên bia mộ lạnh ngắt tôi giận mình đã chưa từng để ý mẹ đã gầy đến thế, mẹ sống leo lét như một cái bóng lặng thầm phải chịu những định kiến, những lời phán xét của miệng đời cay độc cho đến tận lúc ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác. Đáng buồn nhất là tôi còn chưa kịp báo hiếu, chưa kịp mua tặng mẹ những món ăn, món đồ mẹ thích thì mẹ đã ra đi mãi mãi.

         “Mẹ! Hôm nay con cùng chồng và cháu ngoại đến thăm mẹ đây! Vợ chồng con có ít đồ gửi xuống mong rằng mẹ sẽ nhận được”. Nói đến đây nước mắt tôi bắt đầu trào ra, cổ họng nghẹn lại không nói lên lời. “Con có em bé rồi, con cũng mới biết, con đã rất hạnh phúc và người đầu tiên con nghĩ đến là mẹ, con tự hỏi mẹ đã cảm thấy thế nào khi có bầu con? Có lẽ đó là khoảng thời gian rất tồi tệ khi mẹ không có ai ở cạnh bên, đúng không?”. Lúc này không nói được nữa tôi òa lên khóc nức nở, chồng tôi nhẹ nhàng đặt tay lên vai tôi thì thầm: “Chúng ta đến để báo tin vui cho mẹ, em đừng khóc nhiều quá, mẹ sẽ đau lòng đấy. Mẹ đã rất ân hận khi nói với em những lời cay nghiệt, mẹ rất buồn khi khiến em sống như một đứa con trai trong suốt quãng thời gian tuổi thơ của mình nhưng đó là cách duy nhất mẹ bảo vệ em khỏi thế giới tàn ác, xấu xa này. Mẹ muốn em tha thứ cho mẹ và bảo anh phải chăm sóc em cẩn thận lúc mẹ rời đi, cuộc đời mẹ có lẽ đã lâu rồi không còn tin tưởng được ai nhưng lúc đó mẹ lại tin tưởng anh mà giao kho báu quý giá duy nhất của bà cho người bà mới chỉ gặp vài lần. Anh đã hứa rồi, anh không muốn mẹ nhìn thấy em đau khổ”.

    “Anh biết không, mẹ đã luôn coi em là một lời nguyền cay đắng nhất mà bà phải gánh chịu, việc sinh em ra chính là sự trừng phạt và để em được sống chính là tù đày. Nhưng mà… mẹ đã chấp nhận tất cả điều đó để nuôi nấng em mặc dù bà thường cay nghiệt, độc miệng nhưng em biết mẹ rất thương em! Nhưng… em biết điều đó muộn quá, muộn tới nỗi một câu xin lỗi mẹ em cũng chưa kịp nói thì mẹ đã đi xa mất rồi”.

    “Lời xin lỗi quý giá nhất lúc này chính là em phải sống thật tốt, em phải sống nốt ước mơ dang dở của mẹ”.

     Chúng tôi ra về khi trời đã xế chiều, hoàng hôn in hình chúng tôi lên nền đất kéo dài mãi như đứng trên một chiếc cà kheo dài, hình ảnh một gia đình hạnh phúc có lẽ là ước mơ lớn nhất của mẹ nhưng cũng là một ước mơ không bao giờ thực hiện được. Nhưng may mắn duy nhất còn sót lại của bà chính là hi vọng về một người con trai sẵn sàng yêu thương, chăm sóc tôi và điều đó đã thành hiên thực.

     “Kể ra mẹ cũng đã nhắm mắt xuôi tay rồi ấy chứ! Tại sao á, thì mẹ đã đúng khi người chọn mặt gửi vàng còn gì, một người vừa đẹp trai vừa tốt như anh này, còn gì”.

     Tôi bĩu môi nhìn vẻ mặt đắc thắng của anh.

    “Có ai yêu thương vợ mình bằng cách đập bóng vào đầu người ta để thu hút sự chú ý không?”.

    “Đó là sự cố thật mà, anh đâu có cố tình, ông trời đã quyết định anh phải xuất hiện để giúp mẹ hoàn thành ước nguyện trông coi kho báu của mẹ đó”.

     Chúng tôi phá lên cười, lúc này tôi thấy lòng mình thật nhẽ nhõm hơn bao giờ hết. Chắc lúc này mẹ cũng đang cười thầm trên thiên đàng...

  Dz

Bài viết liên quan

Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm
Mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Tác phẩm Giải thưởng Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Tiếng chuông muộn màng – Truyện ngắn của Trần Minh Ánh
Đêm đã khuya, mọi cảnh vật đã chìm vào giấc ngủ, tiếng điện thoại tôi đổ chuông, bên kia đầu dây là một giọng đàn ông tiếng Quảng Nam nhưng rất lạ: Alo có phải anh Minh không?
Xem thêm
Nguyễn An Bình - Chùm thơ dự thi (Chùm 2)
Buổi chiều cơn mưa nhỏ qua đâyMang theo cánh cò quay về chốn cũCầu Ba Son in bóngRực rỡ trong ánh chiều tàSoi từng nhịp yêu thươngNối khu đô thị mới Thủ Thiêm bao năm cách trởXanh lục bình vừa trôi vừa nởĐêm bừng lên ánh điệnLấp lóa dòng xe xuôi ngược.
Xem thêm
Nguyễn Đức - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi ngẫm lại đời tôiNợ bao ánh mắt nụ cười thân thươngNợ tóc mây bên kia đườngBồng bềnh theo gió, hương sang bên này
Xem thêm
Xuân bên cửa trời
Truyện đăng Văn nghệ Công An
Xem thêm
Tóc xanh, má thắm, môi hồng – Truyện ngắn Nguyễn Hải Yến
Người đàn bà kéo con vào lòng, che chiều gió hắt, hỏi Thụy chờ ai? Có phải cũng đợi chồng? Thụy cười, bảo không, em tìm thấy người yêu rồi, tận chiến trường miền Đông, cũng đã đón được anh ấy về… Em ở đây chờ một người. Khi bạn ấy về, em trả lại lời hứa mười tám tuổi…
Xem thêm
Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng
Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.
Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm