TIN TỨC

Mạch đời chảy mãi – Cuộc phiêu lưu trên từng con chữ!

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
2019 lượt xem

(Nhân đọc tập Tiểu luận, phê bình Mạch đời chảy mãi của Nguyễn Văn Hòa)

                                                                              Huỳnh Chí Thiện

(Vanchuongthanhphohochiminh) - Và tôi đã “phiêu lưu”! Thật sự thế, Mạch đời chảy mãi (36 khúc đò đưa thơ và văn xuôi) là cuốn sách tôi được nhà phê bình văn học - Nguyễn Văn Hòa gửi tặng. Nhờ niềm hân hoan đấy, góp phần cho tôi đọc sách của thầy không biết mệt mỏi, chỉ sau 6 ngày, tôi đã đọc xong hết thảy. Một kỉ lục trước đây tôi chưa từng có. Dường như sự say sưa với câu chữ thầy viết đã làm tôi quên bẵng đi thời gian. Cuốn sách mang giá trị tinh thần rất lớn, 36 khúc đò đưa là viết về 36 tác giả của mọi miền được Nguyễn Văn Hòa thu thập phê bình. 

Mary Pope Osborne từng nói: “Đọc sách chính là hộ chiếu cho vô số cuộc phiêu lưu”.  Và tôi đã “phiêu lưu”! Thật sự thế, Mạch đời chảy mãi (36 khúc đò đưa thơ và văn xuôi) là cuốn sách tôi được nhà phê bình văn học - Nguyễn Văn Hòa gửi tặng. Nhờ niềm hân hoan đấy, góp phần cho tôi đọc sách của thầy không biết mệt mỏi, chỉ sau 6 ngày, tôi đã đọc xong hết thảy. Một kỉ lục trước đây tôi chưa từng có. Dường như sự say sưa với câu chữ thầy viết đã làm tôi quên bẵng đi thời gian. Cuốn sách mang giá trị tinh thần rất lớn, 36 khúc đò đưa là viết về 36 tác giả của mọi miền được Nguyễn Văn Hòa thu thập phê bình.

Song song với công tác giảng dạy tại Phú Yên, thầy Nguyễn Văn Hòa còn viết phê bình văn học và cho đến nay đã xuất bản được một số đầu sách nghiên cứu, được giới chuyên môn đánh giá cao như: Tình thơ bạn thơ (36 khúc đò đưa thơ); Con tằm rút ruột nhả tơ (32 khúc đò đưa); 32 đề văn nghị luận lớp 12… và sẽ còn những quyển sách mới, sắp được ấn hành. Thật là một cây viết đầy nội lực, đáng được ngưỡng mộ và trân trọng.

Như tôi đã nói từ ban đầu, đọc quyển Mạch đời chảy mãi (36 khúc đò đưa thơ và văn xuôi) tôi đã “phiêu lưu” và “giao tiếp” nhiều nhà văn, nhà thơ khác nhau, mặc dù tôi chưa từng gặp họ ngoài đời, nhưng thông qua những đánh giá đầy “thiện cảm”, sâu sắc của Nguyễn Văn Hòa thúc đẩy trong tôi một cảm thức mới mẻ, như thể mình đã đọc qua tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ ấy.

Văn phong cá tính mà khắc khoải như: Tâm An; Võ Diệu Thanh, Nguyễn Văn Học,...hay các hồn thơ sâu lắng đầy chiêm nghiệm: Lý Phương Liên, Nguyễn Nguyên Bảy, Nguyễn Quang Cương… khiến tôi xao xuyến, không khỏi rung động. Tôi đã ngơ ngác với Chửa hoang của Tâm An; đã xúc động với Cháy hết mình, quầng sáng vẫn chưa xa của Nguyễn Quang Cương và lâng lâng, u uất với chất thơ của Phạm Thu Yến…

Phải chăng Nguyễn Văn Hòa cũng đau đớn như Nguyễn Thị Ánh Huỳnh trong “Niềm đau và nỗi đam mê bất tận của người đàn bà làm thơ gốc Đước”, hay lấp lóa sự cô đơn cùng Nguyễn Cường trong “Nguyễn Cường với hành trình cô đơn”…mới có thể chấp bút đồng cảm, nêu lên những giá trị mới mẻ đầy nhân văn.

Viết phê bình là một công việc có ý nghĩa rất lớn với văn học nhưng cũng vô cùng vất vả, bởi điều hiển nhiên với một người phê bình, họ phải có kiến thức rộng mở, nắm bắt được nét độc đáo của mỗi tác giả, tác phẩm, hơn hết còn phải chịu nhiều tai tiếng, nghi kị, “mếch lòng” khi nói lên quan điểm bằng câu chữ.

Trong một bài trả lời phỏng vấn trên Báo Thanh Niên thầy từng chia sẻ: “Tôi không theo trường phái nào cả. Viết phê bình với mình đó là sở thích, là đam mê, là niềm vui, là cách để mình bày tỏ và thể hiện quan điểm của mình về tác phẩm, tác giả. Viết là để tạo nên sự cân bằng, hiểu đời, hiểu người và hiểu bản thân mình hơn. Viết bằng cái tâm của một người cầm bút chân chính. Viết dựa trên những luận điểm, cơ sở khoa học, dựa trên những kiến thức nền tảng mà tôi được học, được tích lũy…”

Vì thế, nhà phê bình Hoàng Thụy Anh đã có nhận định khá xác đáng về cách viết phê bình của thầy Nguyễn Văn Hòa: “Ở mỗi bài viết, Nguyễn Văn Hoà luôn thể hiện chủ kiến, ý thức phản biện và dám đối diện, đương đầu, bảo vệ điều mà mình khẳng định. Chủ kiến đòi hỏi cái nhìn thẳng, đánh giá khách quan tính thẩm mĩ của tác phẩm chứ không phải xuất phát từ quyền uy trực giác, quyền uy của người phê bình. Những điểm ghi nhận, hay phủ nhận luôn được anh lập luận chặt chẽ, thấu đáo, tạo môi trường đối thoại cởi mở giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Anh tổ chức bài viết hệ thống, bài bản, có mở có kết, đánh giá, biện giải khách quan, tránh được lối phê bình cảm tính khi thẩm định giá trị. Với những gì có trong tay, tôi cho rằng, anh đã nỗ lực làm tròn nhiệm vụ “rút ruột nhả tơ”: “sáng tạo trên nền của sáng tạo””.

Dẫu sau, Mạch đời chảy mãi (36 khúc đò đưa thơ và văn xuôi) cũng là một quyển sách chan chứa tình yêu, khát vọng, những bâng khuâng thường nhật của con người mà Nguyễn Văn Hòa tuyển chọn, bình phẩm, tin chắc rằng tôi sẽ đọc lại nhiều lần quyển sách để thấy được cái hay, cái mới qua những lần đọc tiếp theo, nhờ vậy mà tôi cùng sống, cùng trải qua theo mạch cảm xúc của từng nhà văn, nhà thơ trong một “mạch đời” còn “chảy mãi”.

H.C.T

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm