TIN TỨC

Ngày Xuân tiễn biệt một người thơ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-03-16 07:47:44
mail facebook google pos stwis
3078 lượt xem

Hướng tới buổi ra mắt sách THƠ TÌNH & NHỮNG BÀI ÁO TRẮNG

PHẠM TRUNG TÍN

6 giờ sáng nay, 19/2/2021 (mùng 8 tết năm Tân Sửu) lễ động và di quan nhà giáo, nhà báo, nhà thơ Đoàn Vị Thượng về Đài hoả thiêu Bình Hưng Hoà, để rồi bắt đầu một chuyến hành hương miên viễn về cõi vĩnh hằng.

Dự lễ tiễn đưa có rất nhiều thân bằng quyến thuộc, các đồng nghiệp nhà báo nhà thơ, bạn bè và anh chị em thân hữu. Sáng xuân se lạnh, khuôn mặt mọi người trầm mặc buồn thương, ai cũng như muốn sẻ chia nỗi niềm “tử biệt sinh ly”, tiễn đưa người quá cố. Xe tang từ đường Trần Kế Xương quẹo ra đường Nguyễn Công Hoan, rẽ trái vào đường Phan Đăn Lưu, trực chỉ hướng Đài hoả thiêu.

Tôi dừng lại, dõi mắt nhìn cho đến khi xe tang đưa người bạn thơ khuất dạng trong dòng người xe cuồn cuộn của thị thành.

Trong tâm trí tôi chợt như hiện ra những thước phim về kỷ niệm cùng Đoàn Vị Thượng và các anh em trong nhóm sinh hoạt thơ của hơn bốn mươi năm trước. Vào mùa xuân 1979, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại Campuchia, tôi được chuyển ngành về thành phố và công tác tại Công ty Tạp phẩm, bộ Công nghiệp Nhẹ. Vốn có máu văn chương, đầu năm 1981 tôi tìm đến Nhà Văn hoá Thanh niên của Thành đoàn TP.HCM. Được tham gia nhóm sinh hoạt thơ của Nhà Văn hoá, thành viên của nhóm cũng không nhiều, khoảng gần 10 anh chị em như: Lưu Ngọc Vang, Hồ Thi Ca, Bùi Chí Vinh, Đoàn Vị Thượng, Phạm Sỹ Sáu và vài ba người mà lâu quá tôi đã quên tên. Anh Phạm Sỹ Sáu còn trong quân ngũ, nhưng mỗi lần anh về sinh hoạt, cả nhóm như sôi động bởi những câu thơ nóng hổi chất lính chiến trường. Thi thoảng chị Lê Thị Kim cũng dự sinh hoạt làm cả nhóm toàn nam giới như linh hoạt hẳn lên. Lúc đầu chúng tôi sinh hoạt vào tối thứ 3 hàng tuần, thời gian sau sinh hoạt vào sáng các chủ nhật. Trong các buổi sinh hoạt, anh Lưu Ngọc Vang (phụ trách nhóm) giới thiệu từng người đọc thơ, trao đổi những nội dung sáng tác... Chúng tôi cùng thống nhất sẽ in tập thơ chung vào dịp đầu xuân 1982.

Trong nhóm sinh hoạt, Đoàn Vị Thượng có lẽ trẻ tuổi nhất, dáng thư sinh, khuôn mặt hiền, giọng miền trung nhỏ nhẹ. Những bài thơ mà Thượng đọc thường ngắn gọn, súc tích, nhưng gây nhiều ấn tượng cho suy nghĩ của anh em. Anh em sinh hoạt chung tuy chưa thân thiết nhiều, nhưng cũng để lại nhiều kỷ niệm. Có lần, sau buổi sinh hoạt, tôi mời anh em về nhà số 61 Lý Chính Thắng, Quận 3. Vợ tôi mời anh em ăn chè Yên Đổ (Cạnh nhà tôi có quán bán chè rất ngon). Sau khi anh em về, vợ tôi (là người Sài Gòn) khen: các bạn anh vui vẻ, lịch sự, có anh gì (Đoàn Vị Thượng) dáng nho nhã thư sinh quá...

Cuối tháng 1/2021, Nhà thơ Phan Hoàng nhắn tin mời tôi tham dự buổi giới thiệu tập thơ của Đoàn Vị Thượng với chủ đề: ĐOÀN VỊ THƯƠNG VÀ BẠN BÈ. Tôi rất tiếc vì bận công tác của địa phương lên không dự được. Một tuần sau tôi đọc trang Facebook của nhà thơ Nguyên Hùng, có clip thăm Đoàn Vị Thượng, nhà thơ Đặng Nguyệt Anh đọc bài thơ của Thượng cho chính tác giả nghe, hình ảnh và giọng đọc rất truyền cảm, xúc động của chị làm cho Thượng cảm động lắm, vì đang trên giường bệnh “thập tử nhất sinh” mà có người chị đến đọc thơ động viên cổ vũ, tinh thần nghị lực của Thượng phấn chấn hẳn lên.

Sáng thứ Bảy ngày 30/1/2021, tôi lên thăm Thượng, tặng Thượng tập thơ ĐƯỜNG CHÂN TRỜI (có lời giới thiệu của nhà thơ Đặng Nguyệt Anh), Thượng nằm trên giường, đọc nhanh lời giới thiệu và nói: “Chúc mừng anh”.

Tôi hỏi thăm, động viên Thượng, cầm tay, bắt mạch, nhìn thần sắc (Trước đây tôi là quân y sơ cấp) tôi biết bạn mình yếu lắm rồi. Tôi xin số điện thoại của cô Giang (em gái Thượng) và dặn em ráng chăm sóc động viên anh trai.

Chiều mùng 5 tết, nhà thơ Đặng Nguyệt Anh báo tin Thượng đã trút hơi thở cuối cùng. Gần trưa mùng 6 tết, tôi đến viếng (đang trong cao điểm phòng chống dịch Covid) khách viếng không thể nán lại lâu, tôi thắp hương, chia buồn cùng Nhà thơ Từ Nguyên Thạch, anh trai Đoàn Vị Thượng và ghi vào sổ tang vài câu thương viếng:

   Nén tâm hương tiếc người quá cố
   Ngàn thu ai độ dịp tái hồi
   Nghiệp thơ lưu dấu tình tri ngộ
  “Nốt lặng buồn” khuất lấp bạn tôi.

Sáng nay, đi sau linh cữu, tôi nghe Nhà thơ Triệu Từ Truyền (nguyên chủ tịch Hội đồng thơ, Hội Nhà văn thành phố) nói với người thân của Thượng rằng: “Đoàn Vị Thượng được đánh giá là một nhà thơ tài hoa”.

Vâng, cuộc đời Đoàn Vị Thượng với hơn 60 năm trụ thế, hoàn thành xuất sắc chức nghiệp nhà giáo, nhà báo, nhà thơ, để lại bao dòng thơ lay động lòng bạn đọc đã khép lại, rời xa nhân thế, quên những tháng ngày bạo bệnh gian nan.

Người đời thường quan tâm một người sống thọ bao lâu, tôi thì quan trọng xem người đó đã sống như thế nào.

Đoàn Vị Thượng để lại cho đời một tiếng thơm.

Anh ra đi lặng yên như mặt trời cuối ngày xuống núi, vậy thôi.

Xin chúc bạn thanh thản rời cõi tạm, trút bỏ mọi phiền luỵ đời thường, mang theo cả nghiệp thơ về nơi miên viễn nhàn du.
 

Giờ Mão, ngày mùng 8 tết Tân Sửu 2021.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm