TIN TỨC

“Ngọn lửa xanh” trên tuyến đầu chống dịch

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
743 lượt xem

BÀI DỰ THI BÚT KÝ “NHỮNG HY SINH THẦM LẶNG”

  NGUYỄN VĂN CÔNG

Sau trận ốm thập tử nhất sinh giữa năm 2020, sức khỏe chưa hồi phục nhưng chàng trai Văn Đình Tưởng luôn có mặt tại các điểm nóng - chốt trực của xã Thư Phú (huyện Thường Tín, TP Hà Nội) trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid-19.

Tôi tình cờ biết Tưởng trên facebook. Lướt trang cá nhân của anh, tôi rất ấn tượng, bởi chủ yếu là các hoạt động tình nguyện – thiện nguyện đầy tính nhân văn. Sau một vài lần trò chuyện, tôi hẹn gặp anh để hiểu thêm về anh.

Rung động trước màu áo xanh tình nguyện


Anh Văn Đình Tưởng tham gia trực chốt tại xã Thư Phú

Tưởng to cao, đĩnh đạc và có nụ cười rất tươi, rất ấm. Nhưng không mấy người biết được, trước đó không lâu, Tưởng bị mắc căn bệnh máu nhiễm khuẩn do virus ký sinh trùng gây ra, phá hủy bạch cầu, tiểu cầu, mọc ổ hạch khắp bụng và từng đe dọa tới tính mạng.

Kể lại những ngày tháng nằm bệnh viện, Tưởng nói đã có lúc tưởng chừng như sắp bước sang thế giới bên kia. Gia đình hoàn cảnh khó khăn, Tưởng ốm lại càng thêm éo le. Cơn đau mỗi ngày hành hạ nhưng Tưởng luôn trăn trở với các dự án, hoạt động thiện nguyện còn dang dở mà ít nói về bệnh tật.

Gieo yêu thương trên mọi miền đất nước bằng các hoạt động thiện nguyện gần chục năm, khi biết Tưởng lâm trọng bệnh, cộng đồng tình nguyện trên cả nước đã ủng hộ cả vật chất và tinh thần để Tưởng vượt qua bệnh tật, giành giật lại sự sống. Sau trận ốm, Tưởng càng sống có trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng. Tưởng luôn tự nhắn nhủ rằng, tuổi trẻ là phải cống hiến, phải sống hết mình theo lý tưởng cao đẹp.

Mới chỉ ngoài 30 tuổi nhưng Tưởng đã có 15 năm hoạt động tình nguyện, đặt chân lên mọi miền Tổ quốc. Tưởng chia sẻ, trong một lần xem truyền hình, thấy các anh chị mặc áo xanh tình nguyện lặn lội dạy trẻ em vùng cao học chữ, anh rất thích và ước mong một ngày gần nhất sẽ được khoác lên mình màu áo xanh hy vọng đó.

Tưởng bắt đầu tham gia vào chi đoàn thanh niên của thôn, rồi của trường phổ thông. Đến lúc học cao đẳng, Tưởng tham gia Ban chấp hành đoàn trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật thương mại và Tưởng đã sáng lập Câu lạc bộ Tình nguyện của trường.

Ra trường, được nhận vào làm việc ở một tập đoàn lớn với mức lương hậu hĩnh, tưởng chừng Tưởng sẽ thôi hoạt động tình nguyện để lo cho cuộc sống riêng tư. Nhưng không. Làm văn phòng được 3 năm, Tưởng xin nghỉ hẳn và thực hiện chuyến đi tình nguyện xuyên Việt gần một tháng từ Bắc vào Nam bằng tiền tiết kiệm mấy năm đi làm.

Tuy gia đình thuộc diện kinh tế khó khăn nhưng bố mẹ anh Tưởng luôn động viên con trai “hãy làm những gì mà lòng mình thấy tự hào”, không nhất thiết chỉ tập trung làm kinh tế cho bản thân. Được gia đình ủng hộ và tiếp lửa, Tưởng càng thêm nhiệt tâm. Với Tưởng, tình nguyện như nhựa sống của cây, nếu cây không còn nhựa thì cây sẽ héo mòn và tương tự, cuộc sống sẽ chẳng có ý nghĩa.

Nổi danh nhiều năm liền tham gia hoạt động tình nguyện, Văn Đình Tưởng được địa phương tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thư Phú, bắt đầu từ năm 2017.

Xung kích trên phòng tuyến chống dịch

Nhớ lại những ngày dịch giã căng thẳng và thực hiện giãn cách xã hội từ tháng 8 – 9/2021 tại Hà Nội, Tưởng rất xúc động. Bởi thời điểm đó, Tưởng thấy mình sống thật có ý nghĩa và có ích cho cộng đồng.

Tuy được xác định có bệnh nền và sức khỏe chưa ổn định, lại chưa được tiêm vắc-xin nhưng Tưởng vẫn xung phong tham gia ba chốt trực kiêm phụ trách Đài truyền thanh của xã.

Tưởng hoàn toàn có thể từ chối tham gia chốt trực nhưng Tưởng nói:

- Ai cũng sợ thì sẽ không ai ra chống dịch cả, như vậy dịch càng có thêm nguy cơ bùng phát.

Tưởng kể lại cho tôi với chất giọng rất nhẹ nhàng, điềm tĩnh của một người đã bước sang tuổi ngoài ba mươi.

Hai tháng liền trực chốt ngày đêm, Tưởng đã có nhiều cách làm sáng tạo để tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về phòng chống dịch bệnh. “Có lúc mình làm thơ về Covid-19, rồi lên loa phát thanh xã để đọc, tập hợp các câu hỏi của người dân gửi đến chuyển cho trạm y tế để giải thích và hướng dẫn phòng bệnh, tạo không khí lạc quan trong nhân dân, cập nhật thông tin liên tục trong ngày”, Tưởng kể.

Nhớ lại lần trở thành F1 và phải đi cách ly 14 ngày, Tưởng bộc bạch với tôi khi nghe tôi hỏi:

- Lúc đó Tưởng có sợ không?

- Không. Lúc đó mình thấy sức khỏe ổn, còn tinh thần rất lạc quan, nhưng cũng có chút day dứt, nóng ruột.

- Tưởng day dứt, nóng ruột vì điều gì?

- Mình đã khiến bố mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Nóng ruột vì chốt trực có nhiều đoàn viên trẻ đang căng mình trực chốt, mình muốn sớm được về để cùng anh em làm nhiệm vụ.

Trong lúc mọi hoạt động bị ngưng trệ do dịch bệnh, hoàn cảnh của rất nhiều người rơi vào tình cảnh éo le, khốn cùng. Tưởng đã cùng các đoàn viên trong xã đã đi vận động và trao được 18 suất quà cho những hoàn cảnh khó khăn không thể trở về quê do dịch. Bên cạnh đó là hàng trăm lượt nhu yếu phẩm hỗ trợ cho các F0, F1...

Vào cuối tháng 8, Đoàn xã Thư Phú và nhóm Trí Thiện Tâm, đội Tình nguyện Xanh huyện Thường Tín đã vận động và tặng 2.000 chiếc khẩu trang N95, 20 thùng nước khoáng, 30 thùng sữa; 50kg bột Cloramin B; 500 mặt nạ chắn giọt bắn và găng tay y tế …cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại 2 khu cách ly tập trung của huyện.... Hơn 200 poster và 1.000 tờ rơi được Tưởng và các đoàn viên phổ biến đến các khu vực công cộng. Đoàn xã còn làm hơn 1.000 chiếc mặt nạ giọt bắn tặng các trung tâm y tế, cách ly và khu vực chợ...

Mỗi lúc trên địa bàn thôn, xã có ca F0, Tưởng kéo loa truyền thanh đi khắp xóm làng tuyên truyền, cổ vũ tinh thần lạc quan chống dịch. Tưởng còn dùng trang Fanpage “Tôi yêu xã Thư Phú” để chia sẻ tâm tư và động viên, hướng dẫn nhân dân cách phòng chống dịch. Để học sinh không bị thiếu sách giáo khoa năm học mới, Tưởng và các đoàn viên đã đi giao sách tận nhà cho các em, không làm các em bị gián đoạn việc học.

Lúc dịch bệnh tạm lắng xuống cũng là lúc đến dịp tết Trung thu – cái tết đặc biệt đối với thiếu nhi. Tưởng đã vận động và kết nối với các nhà hảo tâm, kêu gọi ủng hộ trên mạng xã hội được 30 triệu đồng. Số tiền đó mua được 479 phần quà tặng các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Mỗi lúc đi vận động, trao quà về vài ngày mới về, tôi hỏi Tưởng có mệt không? Tưởng bảo rằng, có mệt chứ, nhưng vui. Cứ nghĩ đến sự bình an và hạnh phúc của người dân là Tưởng lại hết mệt, dẫu có những lần 2 ngày liền Tưởng chẳng chợp mắt lúc nào, cơm canh vội vã tại chốt trực...

Tình nguyện đã ngấm vào máu thịt

Nói về các dự định tình nguyện sắp tới, Tưởng kể ra hàng tá khiến tôi không ghi nhớ được hết. Từ Trung tâm Tình nguyện quốc gia, Hội Chữ thập đỏ các cấp đến các câu lạc bộ tình nguyện – nhân đạo, chỗ nào cũng đã từng in dấu của chàng trai Văn Đình Tưởng.

Khi ra viện chưa lâu, Tưởng đã tham gia ngay chương trình Cứu lũ miền Trung 2020 của huyện Thường Tín và lênh đênh sóng nước hỗ trợ nhu yếu phẩm cho đồng bào Quảng Bình, Quảng Trị... Trước khi bị căn bệnh máu nhiễm khuẩn, Tưởng đã hiến máu tới 14 lần và nếu không phải do căn bệnh thì con số này sẽ không bao giờ dừng lại.

Còn từ ngày 8 – 9/1/2022, Tưởng đã vận động được hơn 130 triệu đồng để đi làm tình nguyện tại huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai).

Năm 2015, Tưởng còn sáng lập Câu lạc bộ Tình nguyện Nhân đạo huyện Thường Tín và làm chủ nhiệm. Trên mọi mặt trận như Tiếp sức mùa thi, Chiến dịch Mùa hè xanh, Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, Hiến máu nhân đạo hay Dạy trẻ em tự kỷ…, Tưởng luôn là người thủ lĩnh năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

Mỗi khi ai hỏi đến dự định lập gia đình, Tưởng đều cười xuề xòa và tự nhận mình “vô duyên” nên không ai thích. Nhưng ẩn sâu sau cách nói tránh đó, ai cũng hiểu Tưởng bận rộn với công việc “vác tù và hàng tổng” mà chẳng để ý tới hạnh phúc riêng tư. Tưởng vẫn cứ như thế, xuất hiện trên mọi mặt trận tình nguyện để trao gửi yêu thương bằng tất cả tấm lòng và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Hiện nay, sức khỏe của Tưởng đã khá hơn nhưng anh vẫn phải uống thuốc điều trị đúng giờ.

Với những đóng góp trong hoạt động tình nguyện, Tưởng đã nhận được nhiều bằng khen của các cấp, trong đó có Giải Tình nguyện Quốc gia năm 2013 của Trung ương Đoàn, cùng năm là giải Tình nguyện Chim Én của Tập đoàn FPT; danh hiệu Người tốt Việc tốt năm 2018, 2021 của UBND TP Hà Nội; giải thưởng Tuổi trẻ cống hiến Vì cộng đồng của Cộng đồng Tình nguyện Việt Nam 3 năm liền (2017, 2018, 2019); bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.....

Box:

Luôn sống khiêm nhường

Làm nhiều nhưng chẳng nhận công về mình, Tưởng liên tục “chữa lời” tôi mỗi khi tôi nhắc đến thành tích và bày tỏ sự ngưỡng mộ với Tưởng. Tưởng luôn cho rằng, các hoạt động tình nguyện Tưởng tham gia có được thành công là nhờ sự chung tay của rất nhiều người và đều xuất phát từ cái tâm. Tưởng rất ngại khi được “nhấn nhá” vai trò trong đó và hãy coi Tưởng như tất cả những đoàn viên khác.

Tính cách khiêm nhường của Tưởng và luôn đặt lợi ích của cộng đồng lên trên khiên tôi rất cảm phục. Tưởng chẳng cần danh, chẳng muốn tung hô, chỉ muốn âm thầm cống hiến như trả ơn cuộc đời đã sinh ra và tái sinh mình lần thứ hai.

 Anh Văn Đình Tưởng đi trao quà cho các hoàn cảnh khó khăn

Anh Văn Đình Tưởng nhận giải thưởng Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm
Người lính làm nên huyền thoại
Phải nói, Trần Ngọc Trác là một cây viết tâm huyết với đề tài truyền thống cách mạng. Gặp  ông cách nay đã vài chục năm, tôi vẫn nhớ dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói trầm ấm và ánh nhìn thân thiện của nhà văn. Lúc ấy Trần Ngọc Trác là cán bộ của Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Lâm Đồng. Đã đọc Trần Ngọc Trác nhưng thực sự khi ông đảm nhiệm làm phim Người lính làm nên huyền thoại   về Đại tá Lê Kích (cậu ruột thứ Tám của vợ tôi), chúng tôi mới gắn bó  như anh em thân thiết. 
Xem thêm
Trúc Phương, người mà tôi muốn nói nhiều hơn những người khác
Bài phát biểu xúc động của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Anh hùng Võ Thị Sáu trong tâm thức người đang sống
Ký của nhà văn Trầm Hương trên báo Phụ Nữ Việt Nam
Xem thêm
Dân lo | Bút ký của Lê Thanh Huệ
Bài đăng báo Văn Nghệ số 30 (3309) ngày 29-7-2023
Xem thêm
Kỷ niệm về nhà văn Minh Khoa với Trần Thế Tuyển
Sau giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước(30-4-1975), từ Trung đoàn 174, tôi được điều về học tập và làm việc ở báo Quân khu 7. Vừa đặt ba lô trong tòa nhà kiến trúc kiểu Pháp tại căn cứ Trần Hưng Đạo, nơi đặt tổng hành dinh của Bộ Tổng Tham mưu quân đội chế độ cũ, anh Mai Bá Thiện lúc đó phụ trách báo Quân khu 7 dẫn tôi ra mắt Phó phòng Tuyên huấn Quân khu - nhà văn Minh Khoa, lúc đó trực tiếp làm Tổng biên tập báo Quân khu 7. Từ lâu đã nghe danh nhà văn Minh Khoa với những truyện ký viết về Anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ, đặc biệt vở kịch Người ven đô với nhân vật Ông Tám Khỏe đậm đặc chất nông dân Nam Bộ, nay được gặp trực tiếp tác giả, tôi không khỏi bồi hồi, xúc động.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất bất biến
Bài đăng Tạp chí Linh khí Quốc gia kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - liệt sĩ
Xem thêm
Mây trắng trong vườn chè ông nội | Tản văn của Trang Thanh
tôi hay nhớ những gương mặt người thân đã khuất bóng...
Xem thêm
Hoa biên cương: Nấm độc trên đất Tây Nguyên (Kỳ cuối)
Chúng tôi cũng dự nhiều cuộc họp ở các buôn làng Tây Nguyên, chứng kiến những người lầm lỡ vượt biên hay đi biểu tình gây rối được kiểm điểm trước các già làng và bà con trong buôn. Ai cũng cúi đầu xấu hổ, xin được tha thứ, hứa sẽ không tái phạm.
Xem thêm
Hoa biên cương: Lương y của buôn làng (kỳ 4)
Bút ký nhiều kỳ của nhà văn Lại Văn Long
Xem thêm
Hoa biên cương: Từ biên giới đến hải đảo (Kỳ 2)
Bảo vệ biên cương và tình hữu nghị
Xem thêm
Vọng âm buồn | Hoàng Phủ Ngọc Phan
Một loài chim có tiếng kêu nghe như Ơi đò Ca Cút
Xem thêm
Đêm Tháng Giêng - Tản văn Trần Bảo Trân
Ngày anh cưới chị, tôi còn nhỏ. Gần bảy thập kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in, ngôi nhà lợp rạ, vách đất của chúng tôi có khách là một người lính. Anh bận bộ quân phục màu cỏ úa với chiếc mũ mềm có ngôi sao lấp lánh. Ngày chị đi lấy chồng, tôi tiễn chị ra cánh đồng, cuối bờ tre gai thường ngày ríu rít tiếng chim. Cầm tay tôi, chị khóc. Em ở nhà nhé. Nếu rảnh chị sẽ về chơi với em. Mắt nhoà, tôi cố giữ không để lệ rơi.
Xem thêm