TIN TỨC
  • Bút ký - Tạp văn
  • Người mẹ sinh đẻ hai lần một đứa con | Tản văn của Phạm Đình Phú

Người mẹ sinh đẻ hai lần một đứa con | Tản văn của Phạm Đình Phú

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-11 17:02:05
mail facebook google pos stwis
1064 lượt xem

Cuộc thi VIẾT VỀ MẸ “Đố ai đếm được lá rừng” do Công ty CP Ngôi Nhà Chào Buổi Sáng (GMH) đã thu hút được nhiều thí sinh tham gia, trong đó có một số lượng đáng kể các nhà thơ ở khu vực phía Nam. Cuộc thi đã khép lại sau 3 tháng phát động và kết quả đã được Ban tổ chức công bố sáng 01/10/2021. Theo đó, phần đông chủ nhân các giải thưởng là… hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, những người đã hăng hái tham gia cuộc thi từ rất sớm với nhiều tác phẩm có chất lượng. Nhân dịp Lễ Vu Lan năm nay, Văn chương TPHCM xin trân trọng giới thiệu bài thi đoạt giải Nhất hạng mục Văn xuôi, một câu chuyện cảm động về Tình Mẹ. Xin chúc mừng tác giả, Đại tá bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú, nhà thơ Phạm Đình Phú.

PHẠM ĐÌNH PHÚ

Tháng 10 – 1995, sau khi tốt nghiệp “bác sĩ nội trú”, ngành ngoại khoa, Lê Đức Bảo được điều về Khoa Ngoại bụng, Bệnh viện đa khoa Huế công tác. Với gần mười năm say mê, miệt mài, trách nhiệm, anh hoàn thành xuất sắc mọi công việc được giao. Khiêm tốn học hỏi, nỗ lực phấn đấu, vượt qua chính mình, bác sĩ Đức Bảo để lại dấu ấn đẹp trên từng ca mổ, trên từng trang bệnh án, với bốn đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị.

So với bác sĩ cùng trang lứa, Đức Bảo vượt trội về mọi mặt, nhất là tay nghề, sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ - Anh - Pháp. Anh là niềm tin yêu, tự hào của bệnh viện. Năm 2005, Ban giám đốc quyết định cử Đức Bảo sang Pháp, nơi có chuyên gia hàng đầu thế giới, học mổ nội soi ổ bụng.

Với anh, đó là “thời gian vàng”, ngờ ngợ trong mơ. Vốn là con nhà nghèo khó, hiếu học, cầu thị, anh chạy đua với thời gian, dồn tất cả tâm trí, sức khỏe, niềm tin cho việc học điều hay, cái mới. Đức Bảo không chỉ học phẫu thuật nội soi ổ bụng, mà còn xin giáo sư Proye cho học thêm mổ tuyến giáp, theo phương pháp mở. Mãn khóa, anh trở về Việt Nam, để lại trong lòng các giáo sư nhiều ấn tượng, lời khen và niềm tin yêu đặc biệt.

Tiếng lành đồn xa. Ban giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương nắm bắt thông tin, nhanh tay gửi công văn xin Đức Bảo về viện. Năm 2010, sau khi làm quen, nhập cuộc cùng đồng nghiệp mới, anh trình bày ý tưởng, kế hoạch và quyết tâm, xin Ban giám đốc triển khai chương trình mổ tuyến giáp, theo phương pháp cổ điển kiểu Pháp. Đó cũng là cơ sở tiền đề thực tiễn khoa học, giúp bệnh viện phát triển nhanh, mạnh dạn tiếp cận kỹ thuật mới sau này.

Từ nhu cầu phẫu thuật bệnh tuyến giáp, rất phổ biến ở Việt Nam, cùng vốn kiến thức học được ở Pháp, bác sĩ Đức Bảo đã sáng tạo ra cách mổ nội soi tuyến giáp, thành công mỹ mãn, không để lại sai sót gì. Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng phẫu thuật nội soi, điều trị một số bệnh lý tuyến giáp” đạt loại xuất sắc. Anh nhận bằng tiến sĩ tại Học viện Quân y. Đây cũng là đề tài được vinh danh là một trong những thành tựu của ngành y tế.

Với ý chí quyết tâm, nghị lực phi thường, chưa bằng lòng với hiện tại, tiến sỹ Đức Bảo vẫn miệt mài, say mê khám phá, không ngừng cải tiến kỹ thuật tiếp thu được ở Pháp. Bác sĩ không sử dụng kỹ thuật kẹp, cắt, khâu truyền thống, khi phẫu thuật tuyến giáp, mà dùng dao điện, dao cắt đốt siêu âm. Với phương pháp này, bệnh nhân mất máu ít, rút ngắn thời gian mổ, thời gian điều trị, giảm tối đa chi phí và mang lại hiệu quả cao, an toàn. Đặc biệt, để lại vết sẹo nhỏ, kín đáo, khó nhìn thấy, đạt tính thẩm mỹ cao – nhất là với các bà, các chị em, cô gái xinh đẹp. Kỹ thuật này cũng là niềm tự hào, thế mạnh của y học Việt Nam lúc bấy giờ. Với tiến sỹ - bác sỹ Đức Bảo, là niềm vinh dự - được bạn bè đồng nghiệp tin yêu, tâm phục, khẩu phục, vinh danh “bàn tay vàng” của họ.

Sau này, được phép của Bộ Y tế, tiến sĩ Đức Bảo bắt đầu chuyển giao, đào tạo cho các đồng nghiệp, trong và ngoài nước ở Đông Nam Á, mở ra hướng mới trong chương trình điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Đến nay, hơn bốn chục bệnh viện ở Việt Nam và Đông Nam Á đã được chuyển giao, huấn luyện hoàn chỉnh. Thú vị hơn, cái mới cái hay trong khoa học kỹ thuật, được đồng nghiệp trân quý, nhân rộng. Họ đã tích cực triển khai thành công, gần bảy trăm bệnh nhân bằng phương pháp phẫu thuật ưu việt mang dấu ấn Lê Đức Bảo. Đánh giá chung từ các chuyên gia ngoại khoa, kỹ thuật mổ này, xứng tầm khu vực và thế giới, nhưng chi phí chưa bằng 1/2 so với các nước châu Á. Một ca cắt thùy tuyến giáp tại Hàn Quốc, với chi phí 800 – 1000 USD. Tại Bệnh viện Nội tiết trung ương, chỉ với 300 – 400 USD. Ai cũng nhìn thấy, đường mổ từ nách, hay ngực chỉ dài 0,5 – 1cm, thẩm mỹ hơn nhiều. (Vết mổ theo phương pháp cũ dài 8-12cm ở trước cổ). Bệnh viện cũng không cần trang bị thêm bộ phẫu riêng biệt, chỉ cần sử dụng bộ mổ nội soi ổ bụng thông thường, vẫn đạt được tiêu chí : nhanh, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm…

Tài - đức và cống hiến của tiến sỹ bác sỹ Đức Bảo được ghi nhận. Với những phần thưởng cao quý: danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, bằng khen của Thủ tướng, huân chương lao động, là một trong các nhà khoa học Việt Nam tiêu biểu được Bộ Khoa học công nghệ tôn vinh. Nhưng còn đó - một phần thưởng cao quý hơn, lung linh hơn, máu thịt hơn, Đức Bảo sẽ “bật mý” trong một thời khắc đặc biệt nhất, trọng đại nhất.

Trên bục danh dự, trước hơn 300 đại biểu, khách mời, lãnh đạo các ngành, các cấp và đông đảo đồng nghiệp thân yêu, trân quý, Đức Bảo đưa ánh mắt tươi ngời, lấp lánh niềm tự hào về phía mẹ anh:

- Dạ, con xin phép, và kính mời mẹ đứng dậy một lúc ạ! Kính thưa mẹ! Kính thưa các các vị đại biểu và đồng nghiệp yêu quý! Vinh dự và niềm tự hào lớn nhất với tôi hôm nay, hoàn toàn thuộc về mẹ của tôi! Hai bàn tay này mẹ giao cho tôi lưu giữ, chăm sóc, rèn luyện - đặc biệt hai ngón tay cái này… là hai ngón chân của mẹ… giúp tôi khi mới cầm bút tới trường… (Bảo giơ cao hai hai bàn tay, với hai ngón tay cái uyển chuyển, mềm mại của mình)

– Dạ, con mời mẹ ngồi xuống ạ!

Nhớ lại câu chuyện ngặt nghèo, vô cùng cảm động gần 40 năm trước. Lê Đức Bảo – cậu bé khôi ngô, nhanh nhẹn, sáng dạ nhưng hay nghịch. Cô giáo chủ nhiệm mời phụ huynh tới dự buổi họp đầu năm ở trường.

Điều không mong lại thành sự thật. Mẹ Bảo vui vẻ nhận lời. Đây là lần đầu tiên, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm được gặp mẹ Bảo. Đức Bảo không vui lắm. Cậu ấy tự ty về thân hình bé nhỏ, thấp gầy, khắc khổ, và hai bàn chân… không đủ ngón của mẹ. Mẹ Bảo trong vai phụ huynh, nhưng khác hẳn với nhiều người khác. Chị ngồi lắng nghe những lời khen tặng từ cô giáo với con mình. Nhưng chị chưa bao giờ nghe Bảo tò mò hỏi để biết, vì sao hai bàn chân mẹ mình không nguyên vẹn, đi lại khó khăn, không giống những người mẹ của bạn… như vậy!.

Mọi người, nhất là cô giáo khá ấn tượng về nét dịu dàng, vui vẻ, đôi mắt tinh nhanh, nụ cười tươi rói, lộ lúm đồng tiền trời ban cho mẹ Bảo. Tất cả cũng chỉ che khuất phần nào những khiếm khuyết trên đôi chân trần sạm nắng thời gian. Đức Bảo lồ lộ một chút mủi lòng, một chút tủi thân, giấu mình sau lưng bạn, ánh mắt long lanh, nhìn về phía mẹ.

Từ đây, Bảo nghe được mẹ mình trả lời khi cô giáo hỏi nhỏ:

- Dạ chị ơi, vì sao, trong hoàn cảnh nào, chị bị mất cả hai ngón chân như vậy?

- Thưa cô giáo, được cô quan tâm, chia sẻ, tôi cũng không giấu làm gì! Khi cháu Bảo sinh ra, tội nghiệp lắm, vừa nhẹ cân lại bị thiếu hẳn hai ngón tay cái. Có lẽ do tôi ăn uống kham khổ quá, ốm đau, không đến bệnh viện. Mình nghèo, kém hiểu biết nữa! Bố cháu công tác ở tận biên giới phía Nam. Lúc cháu đến tuổi đi học, tôi đưa cháu vào Sài Gòn, đến Viện Quân y 175 khám. Bác sĩ Khoa Bỏng - Tạo hình cho chụp X.quang và tư vấn: phải “Cái hóa ngón tay” (Lấy ngón ngón chân nhỏ của cha mẹ, hay người thân cấy vô). Hai ngón chân áp út của tôi, được các bác sĩ lấy, nối ghép vào hai bàn tay của cháu Bảo…

- Chị ơi! Chị đừng kể nữa ạ! Cô giáo rưng rưng, không thể cầm được nước mắt.

Cô vô cùng cảm thương hai mẹ con Đức Bảo, càng nể phục trân quý người mẹ đã dành trọn trái tim, xương thịt vì con và hơn thế!

Mẹ cho con hình hài vóc dáng.

“Bàn tay vàng” - lần sinh nở thứ hai…

Bài viết liên quan

Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm
Nợ sách đèn
Ngày ấy, chúng tôi từ khi đầu tiên mới tập tễnh cặp sách vào lớp 1 bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, thế hệ học trò chúng tôi trải qua khá nhiều kỳ thi qui định. Học trò có thi đỗ mới được lên lớp.
Xem thêm
Thương một nhà văn cao tuổi
Nghe tin một nhà văn cao tuổi (85 tuổi) là Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, cũng là người tôi quý mến bị bệnh ung thư và khó qua khỏi trong thời gian tới. Tôi lật đật chạy đến thăm ông dưới cái nắng hè oi bức.
Xem thêm
Chất lính - Bút ký của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3262 – 3263.
Xem thêm
Beijing lá phong vàng (8) – Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu
Kẻ yếu thua từng trận nhưng thắng toàn cuộc. Kẻ mạnh thắng từng trận nhưng thua toàn cuộc. Chủ thuyết Tàu là Salami.
Xem thêm
Cha tôi: Một ngón đàn tài tử đậm hồn thơ – Tạp bút Tương Như
Trong suốt cuộc đời, đôi khi phải chịu đựng cảnh mưa gió chìm nổi, tôi vẫn thường tự nghĩ mình là có lẽ là nơi hội tụ cơ duyên giữa ba dòng sông nghệ thuật: mỹ thuật, thi ca và âm nhạc.
Xem thêm
Duyên đá - Bút ký của Minh Đan
Mỗi ngày, mặt trời phía xa xa chưa kịp lấp ló, đã thấy ba tôi cần mẫn xách những xô nước mát trong trĩu nặng đôi bờ vai xương xẩu tưới lên những tia sống khỏe, mớm yêu cho từng khóm cây, chậu cảnh vườn nhà.
Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm
Sông chảy bên đời – Tuỳ bút của Nguyễn Thị Thu Thủy
Một đời người đã đi qua biết bao dòng sông, bao nhiêu ngã rẽ, khúc cua; mỗi dòng sông đều để lại bao luyến lưu, vương vấn, để lại những kí ức luôn tươi xanh mỗi khi nhớ về. Sông vẫn cứ chảy như thời gian trôi đi mải miết vì vậy “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Xem thêm
Rặng Diên Vĩ - Tản văn của Quốc Tuấn
Gió vẫn thổi, mái tóc thơm tuột khỏi giây buộc, quấn quanh đầu như vòng hoa nâu thẫm, vô tình quất bỏng môi người. Mùi hương đó, quen quá. Mùi tóc mẹ, hương quê vị quán. Tựa như làn nước lung linh, hơi thở chị uyển chuyển theo nhịp điệu không gian. Đôi mắt và đôi môi vẫn mỉm cười nhưng đã có chút tiếc nuối. Chính nỗi buồn ẩn chứa trên khuôn dung đã khiến chị trở nên hấp dẫn, pha lẫn sự hồn nhiên, ngây thơ tạo nên một tổng thể đẹp đến khó tin.
Xem thêm
Trần Bảo Định - Thú thưởng ngoạn văn chương qua tác phẩm “Đọc thơ bạn”
Có thể nói Trần Bảo Định là một hiện tượng văn học Việt Nam hiện đại: Chỉ trong vòng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, từ khi về hưu anh đã cho ra đời 6 tập thơ, hơn 10 tập tản văn, truyện ngắn và 3 tập tiểu luận phê bình trong khi phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác...
Xem thêm
Canh cá rô đồng – Tản văn của Châu Duyên
Tôi biết về món canh cá rô đồng đã lâu theo lời kể của cô bạn đang ở thành phố mang tên Bác, toàn những tin nhắn như là: Ê! Trưa nay tớ đang ăn canh cá rô đồng nè.
Xem thêm
Sài Gòn như nhà, như mẹ, như quê… – Tản văn của Triệu Vẽ
Ở Sài Gòn, không có ranh giới trọng khinh giữa dân “Sài Gòn” hay dân “tỉnh lẻ”, dân “phố” hay dân “phèn”. Trong huyết quản sâu xa của người Sài Gòn có ruộng đồng, bờ bãi, con trâu, con gà.
Xem thêm
Ơi mùa hoa ban! – Bút ký của Nguyễn Huy Bang
Chiếc máy bay VJ 299 từ Tân Sơn Nhất (sau 2 giờ 5 phút) bay qua không phận 3 nước.
Xem thêm
Tháng Ba hoa gạo – Tản văn của Bằng Lăng Tím
Đào phai, mai vàng là sự kì diệu của tháng giêng. Chúa của các loài hoa tháng ba chính là hoa gạo. Xuân sắp sửa đi qua, hạ lấp ló ở đầu ngõ. Hoa gạo đẹp theo nét riêng và tùy vào thời tiết. Hôm nào trời quang hoa đỏ thắm, ngời sắc trong khoảng không. Ríu rít đàn chim, lao xao ong bướm. Hoa như đốm lửa thắp sáng cả bình minh. Hôm nào sương dày đặc, nhìn hoa như ánh lửa đêm đông, lập lòe mang đến sự ấm áp lạ thường.
Xem thêm