TIN TỨC

Sài Gòn mùa thương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-07 15:39:57
mail facebook google pos stwis
1971 lượt xem

HOÀI HƯƠNG
 

Em Hà Nội điện thoại vào quan tâm hỏi, những ngày Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh giãn cách theo chỉ thị 16 có tâm sự gì, cảm xúc ra sao? Bỗng dưng cay mắt, bỗng dưng lạc một nhịp thở…

Nhiều lắm em ơi, biết bắt đầu từ đâu?

Từ mùa hoa dầu bay ngập phố mà không có một đôi tình nhân nào làm bối cảnh chụp hình kỷ niệm? Từ những quán bar, phòng trà lừng danh nay như hóa thạch trong đêm cuối tuần? Từ khu chợ hơn trăm năm nay chưa bao giờ một ngày đóng của nay im lìm lặng ngắt như nhà vắng chủ?

Có chút bần thần ngơ ngác trong cái tĩnh lặng ban mai phố, hình như Sài Gòn đang trở về hơn 300 năm trước, đường vắng, người thưa, tất cả như đang ngủ im trong một tấm poster từ thế kỷ 19 - 20.

Em à, ban đầu là sự chống chếnh, là nỗi buồn thênh thang khi con phố trung tâm hàng ngày ồn ào náo nhiệt, chen cứng người xe mỗi cuối tuần, nay bỗng dài sâu hun hút tĩnh lặng, không bóng người, tiếng xe, đến có thể nghe tiếng xào xạc gió trên hàng cây, thậm chí còn nghe được cả tiếng lá rơi xuống phố, thấy được những đốm nắng mồ côi lạc lõng trên đường.

Có chút nghẹn đến chao chác khi nhìn những sợi dây chăng ngang dọc chằng buộc các gốc cây trong công viên giống như một mạng nhện khổng lồ ngăn chặn những ánh mắt, những bước chân muốn dừng lại nơi này thong thả ngắm phố như thường nhật khi thành phố chưa bị “ốm”. The thắt nhói đau khi đi dọc ngang thành phố nhìn những tấm bảng chữ đỏ bầm: Khu phong tỏa dịch Covid-19…

Nhưng rồi, chỉ là trong phút chốc thảng thốt, trong vài ngày chênh chao, rất nhanh, người Sài Gòn đã thích nghi ngay với tâm thế thành phố đang hơi yếu sức khỏe, đang có chút hụt hơi, chỉ như một thử thách để biết thích nghi, chấp nhận và ứng biến trong mọi nghịch cảnh.

Một nhịp sống mới, không náo nhiệt, không tốc độ, bình tĩnh đối diện những điều bất tiện nhất, tự tạo cho mình thích ứng để thật lạc quan, như một liệu pháp tinh thần cho chất lượng cuộc sống thích hợp nhất có thể, giữ tâm thế trong  chữ “AN” và “YÊN” để vượt qua dịch bệnh.

 

Em à! Vượt qua những ám ảnh bệnh dịch lan rộng trong thành phố, bây giờ điều quan tâm của mọi người không chỉ là ngày hôm nay địa điểm nào bị phong tỏa, thêm bao nhiêu ca F0- F1-2-3, những địa chỉ truy vết… Mà là sự ưu tiên quan tâm đến những người ở tuyến đầu, các y bác sĩ và tình nguyện viên đang trực tiếp đối diện với những ca “dương tính” trong các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly..., đang chạy đua thời gian cùng “Tử Thần”, giành giật sự sống, hy vọng giữ cho những nhịp thở bình thường, những nhịp tim ổn định...

Còn là quan tâm đến cuộc sống của một bộ phận cần lao làm nghề tự do ở thành phố đang rơi vào túng quẫn bởi nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh đang tạm thời ngưng trệ và họ là những người bị ảnh hưởng sớm nhất nhiều nhất… Những nút share trên các trang FB lan tỏa hàng ngàn địa chỉ phát cơm từ thiện, chợ 0 đồng, ATM gạo, những gói quà cứu “dứt bữa”, là những nhóm thiện nguyện văn nghệ sĩ của các Hội nghệ thuật thành phố…

Sài Gòn đã đặt tên là “Mùa thương” cho những thương yêu đang lan rộng khắp từng con phố lớn đến hẻm nhỏ, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, Sài Gòn đang tương thân tương ái với nhau như thế đó.

Từng đêm, người Sài Gòn vẫn thức để nghe nhịp thở của chính mình, của mọi người, để quan tâm đến nhau, quan tâm cả người dưng, người lạ đang ở thành phố này. Bất chợt nhớ lại ca khúc thời chiến tranh “Tiếng hát những đêm không ngủ”, nhưng chỉ là giai điệu để cháy lên tinh thần lạc quan, để đánh thức niềm tin Sài Gòn rồi sẽ qua đi những ngày “giông bão”.

Còn nhớ ngày đầu tiên thành phố thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 Chính phủ, những dòng tin nhắn của bạn bè khắp cả nước và ở nước ngoài gửi trong FB, Zalo, Viber, như những dòng yêu thương tràn đầy gởi về thành phố  phương Nam này, động viên chia sẻ, chung một niềm tin thành phố rồi sẽ ổn thôi…

 

Em à! Chắc em chưa quên những ca khúc với giai điệu đẹp về Sài Gòn: Sài Gòn đẹp lắm (Y Vân), Đêm thành phố đầy sao (Trần Long Ẩn), Thành phố tôi yêu (Hoàng Hiệp), Thành phố của tôi (Phan Nhân),... Chắc em cũng chưa bao giờ thôi hết nhớ những mùa hoa trên đường phố Sài Gòn bừng nở khoe sắc điểm xuyết nét duyên dáng, mềm mại, yêu kiều bên những tòa cao ốc hình khối góc cạnh, bên những building sang trọng, bên những khu đô thị mới sang chảnh, ven những khu dân cư xưa cũ ...

Chắc chắn Thành phố sẽ chiến thắng bệnh dịch. Đó không chỉ là niềm tin mà còn là niềm tự hào về Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh, thành phố chưa khi nào chịu lùi bước trước bất cứ hiểm nguy khó khăn nào trong lịch sử suốt hơn 300 năm nay từ thời lập phố.

Và những ngày này, cũng sẽ được ghi vào lịch sử thành phố để mãi nhiều năm sau, 350 năm - 400 năm - 500 năm…, người dân Sài Gòn vẫn nhớ đến những khoảnh khắc thời gian thương khó này.

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm