TIN TỨC

“Sợi tình tơ nghĩa” trong “Ký họa thơ”

Người đăng : vanchuong
Ngày đăng: 2024-10-10 12:40:51
mail facebook google pos stwis
921 lượt xem

TUẤN TRẦN

Thơ lồng trong thơ. Đời đằm trong thơ. Nhà thơ ngậm ngùi ngồi trong thơ hay cái đẹp tôn vinh cái đẹp. Dùng thơ vẽ “hồn thơ”. Dùng thơ vẽ “đời thơ”. Dùng thơ vẽ số phận của nhà thơ cho “nên thơ”. Tất cả từ thứ thơ sinh ra để hết mình cho việc tri ân thơ và “hồn thơ” đó là “KÍ HỌA THƠ (81 CHÂN DUNG VĂN HỌC” của một “LẶNG THẦM HOA QUÊ”

Con người Nguyên Hùng trước hết với tôi là một nhà thơ thuần lành, thuần khiết và thuần giãn. Thơ Nguyên Hùng trước hết với tôi là “ngõ nhỏ quê mùa” luôn rộng mở đón khách, những vị khách với bước chân vô tình. Ngõ nhỏ đủ lặng lẽ cho những nhịp đời đã “mỏi gối chùn chân”. Tôi tìm đến thơ anh trong những vần thơ mộc mạc đời thường. Con người anh cũng như loài “hoa khoai” ấy: mong manh, nhàu nhĩ, phơn phớt tím. Vì áp vía mặt đất nên hương cũng chỉ vậy thôi: mùi hương thôn, mùi đất nghèo, rất khiêm nhường mà rất kiên cường: “Thương quê mình đồng khô gió mặn/ Thương hoa khoai tím trắng dịu dàng” (Lặng thầm hoa quê). Bối cảnh cuộc sống với tốc độ sống bức bối, gấp gáp, người ta đói những kết nối với sự an ủi bình yên. Chính vì thế mà thơ Nguyên Hùng đã trở thành “Trăm khúc hát một chữ duyên”. Cái quê mùa đó đã cất cánh bay lên như tiếng sáo mục đồng gọi lại thời gian hoài cựu êm thấm, ôn nhu, từ ái…


Ảnh: Kiều Bích Hậu

Những khúc hát nghĩa nặng tình sâu sẽ còn đó, đồng vọng tha thiết, vuốt dịu không khí nhức nhối của đổi chác mưu sinh hôm nay. Ta đã gặp hồn thơ anh ở một vai trò khác, vị trí khác, ở một giá trị thẩm mỹ và nhân văn khác: cái giao hảo người- người trìu mến, thân thương. Cái đối xử với mình nhẫn nại, cân nhắc: Bền lòng, khoan thư, dung thông cởi mở, dịu ngọt với đời sống.

Chính cái nhìn “trung hòa” và hồn thơ “chân ngã lương thiện” đã “hữu ý” kết nối anh với những hồn thơ khác và đứa con tinh thần KÍ HỌA THƠ (81 CHÂN DUNG VĂN HỌC) đã ra đời “đúng người và đúng thời điểm”. Cái ngoái nhìn này, ánh mắt “huệ nhãn” của tác giả đã lặng thầm nói lời cảm tạ. Đôi đồng tử lấp lánh sự sống tri ân và hàng mi hơi cụp xuống đó đã thể hiện ánh nhìn hoài cảm cho nỗi lòng kẻ đi gieo chữ, cày mây trên trời và gieo trồng muôn dặm sao. Nhân sĩ đời nào chẳng tự làm đau mình để thấu hiểu sâu cay nỗi đau của đời…

 Bằng tất cả những gì đẹp đẽ nhất trong lòng lành thiện hạnh nhà thơ đã tung tẩy “nét cọ” của mình tạc vẽ những gương mặt Nghệ sĩ thi ca với độ trong đẹp nhất nơi tâm hồn của họ và cuộc đời thẩm mỹ đa mang, chói gắt, nhạo báng, máu tươi, nước mắt gặp gỡ giữa hai hàng lệ tuôn khi đi qua chìm nổi thế thái nhân tình. 81 gương mặt nhân sĩ đều “hữu duyên hạnh ngộ”, “ngẫu nhiên tương phùng” giữa bể người mênh mông và không ngại xem nhau là tri kỉ. Sở dĩ tôi cảm- tưởng như thế vì tôi hiểu cái hồn cốt dân dã “quê mùa” thì lấy đâu ra rắc tâm lựa lọc, mưu tính, sắp đặt. Nhưng một điều cao hơn tất cả đó là 81 chân dung được “khắc [khoải]” đều gặp gỡ anh hồn thơ của chủ thể trữ tình ở sự hết mình cho nghệ thuật, đã mất mát vì nghệ thuật, đã dành cả một đời lao động thơ ca như cách “móc tim mình ra cho quạ rỉa”. Hiến tặng linh hồn mình cho loài “ác điểu” hi vọng nó “dung thứ” cho cuộc đời: “Để nửa đời mình anh trong một thế giới”. (Kí họa chân dung “Trần Mạnh Hảo”, Tr. 56). Như lá vàng rụng đơn độc vẫn tiếp tục nâng níu bước chân đời bằng những con đường mùa thu êm ả. Và dĩ nhiên khi đã “phụng hiến vô tư” bất chấp “rỉ máu” nghĩa là họ có tên trên chiếu thơ đương đại với những vị trí cao đạo nhất. Như “con thuyền chở đạo nặng tình non sông” (Kí họa chân dung “Bảo Định Giang”, tr. 48)

Để nói về cuốn KÍ HỌA THƠ (81 CHÂN DUNG VĂN HỌC) của tác giả Nguyên Hùng tôi xin “khảm bạc” trong mấy chữ và chỉ cần ngần nấy thôi là đủ: “VƯƠN TỚI CÁI ĐẸP THUẦN KHIẾT”. Bởi vì “lá rụng về cội”, họ đi từ làng, bờ tre mái rạ, từ đồng xanh, lũy tre, hương sen bát ngát. Thì họ cũng sẽ về nơi đó nơi “thuần khiết” và chìm vào mênh mông lòng mẹ để “giọt máu dân gian tái sinh”: Tái sinh trong lục bát với lối kể về đời và thơ tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng mà lại phơi ra đó “đời du ca” ngất ngưởng nhưng đầy sĩ khí.

81 bông hoa hồn hậu quê nhà và rời làng âm thầm như cơn bão: Kẻ ra trận, người lạc nẻo. Người đã về với tiên thiên, ai đó ở lại vẫn đắng đót tìm “trầm” thơ.  Những văn nhân và nhạc sĩ được tuyển lựa để kí họa là những tác giả đã tạo ra những định hướng cho nền Văn học Việt Nam hiện đại. Dùng thơ để giới thiệu về “gương mặt” (phong cách) thơ, văn, nhạc của các nghệ sĩ chắc hẳn tác giả Nguyên Hùng đã phải tỉ mẩn và tế vi để gia công. Muốn làm được điều đó trước hết phải có “lòng”. Tấm lòng của “viên quản ngục” (Chữ người tử tù _ Nguyễn Tuân). Tấm lòng thiên hạ, yêu cái đẹp, nguyện hiến cho cái đẹp và “phủ phục” để có được cái đẹp.

Thế nhưng mang “tấm lòng viên quan coi ngục” mới chỉ là một góc để cho cuốn “Kí họa thơ” ra đời. Điều quan trọng là cái nhìn hệ thống, sự đọc, óc khái quát, tính sáng tạo tuyệt vời của nhà thơ Nguyên Hùng cho sự tri ân tới các tiền bối và đồng bối trên sân khấu văn chương hiện đại.

Những bài không dài, nhưng đủ để tổng hợp “gia tài” của các nhà thơ, nhà văn và nhạc sĩ được điểm tên. Cách kí họa với nhiều thể thơ phù hợp theo “sử văn” của tác giả. Sự xếp đặt câu chữ chính xác và ý thức gọt đẽo ý tứ đã tạo nên sự vuông vắn đẹp đẽ cho mỗi chân dung và đạt được giá trị “tương đối” trên phương diện thông tin và “tuyệt đẹp” trên phương diện thẩm mỹ:

“Trai Hải Phòng Một đêm Hà Nội/ Hồn mơ màng theo khúc Thiên Thai” (Kí họa chân dung Văn Cao, tr 26). Cùng trong một câu thơ có hai địa danh: Một địa danh là nơi sinh ra, một địa danh là “địa danh nghệ thuật”. Sự bắt nối cảm- hiểu nơi thơ được tác giả hành dụng ngôn từ thật “chân xác”. Như “xâu chỉ luồn kim” để thêu thùa những đường nét căng đầy mà mong manh “phận mỏng cánh chuồn” đã rụng xuống mặt hồ thu lăn tăn đôi ba gợn sóng. Văn Cao vốn dĩ đã sống “căng đầy” cho lý tưởng nhưng rồi Buồn tàn thu ám vận suốt một đời”. Bản nhạc “Buồn tàn thu” kết hợp tương khớp và nhịp nhàng với câu chữ biểu đạt số phận bị “sóng dập gió vùi” trên con tàu “Văn Nhân Giai Phẩm” đã thể hiện cách “thắt bặt” chữ nghĩa sáng tạo tuyệt vời của nhà thơ để mọi diễn ngôn đều không một gút sợi như bị “ép buộc” gả ghép…

Khi kí họa chân dung Trần Đăng Khoa, giọng thơ chuyển đổi nhịp nhàng, hồn nhiên để phù hợp với tâm thức hồn thơ của nhà thơ cũng là cách để ca ngợi thời điểm thơ dọi sáng thần đồng. Ngũ ngôn hiện đại hóm hỉnh, vui tươi, họa cả dung dáng đời thường của tác giả: “Dáng chú Cuội nông dân/ Mà hoạt ngôn- hóm- sắc”. Đôi nét khảo sát trên đã cho thấy tinh thần thẩm mỹ trong tập thơ, giá trị của nó là trên nhiều phương diện. Sự ra đời của nó là cần thiết ở thời điểm văn chương nghệ thuật đang “mờ mờ” trước thứ phù phiếm phàm phu của những trò giải trí rẻ tiền…

Những gương mặt được tuyển lựa đã tạo được dấu ấn đặc biệt nổi bật trong văn chương đương đại. Không chỉ nói về tác phẩm, văn cách mà Nguyên Hùng còn tìm hiểu để đan cài khéo léo những “bóng hồng” bên đời các nhà thơ và nghệ sĩ. Từ đó kí họa bỗng trở nên “trìu mến”, hết sức dễ thương.

Tác giả “không ngần ngại” giới thiệu và giới thiệu độc đáo, am tường về Bùi Anh Tấn và thế giới Văn học đồng tính. Người đọc có dịp nhìn nhận “cởi mở” và mở ra muôn ngã nghĩ ngợi cho sự có mặt của “ảnh tượng” đồng tính với vai trò trung tâm trong văn học và cả văn hóa Việt Nam đương đại.

Cuốn KÍ HỌA THƠ (81 chân dung văn học) của Nguyên Hùng đủ tư cách của một cuốn văn học sử về cuộc đời và văn nghiệp của những tác giả được kể đến. Ngôn ngữ kí họa với tư thái trữ tình, tính dân gian nhẹ nhàng, uyển chuyển trong các thể thơ dân tộc đã giúp người đọc dễ dàng nhận diện ra “gương mặt” nghệ sĩ.

Xét góc độ thẩm mỹ của hình thức in ấn, trình bày. Điều này là một phần quan trọng để cái đẹp được toàn bích trong bối cảnh tiếp nhận nghệ thuật hiện đại. Bìa sách có họa nửa dung hình của các nhân sĩ như dụng ý về việc còn đó những điều chưa thể nhận diện được bởi những chân dung kia là những con người đã làm nên thế kỉ. Làm nên lịch sử trên nhiều mặt trận: “Máu và Hoa”. Cho nên luôn còn đó những giá trị mênh mông cho đời đời chiêm ngắm.

Nhìn lên bức tường đầy gia huy kia một lúc, mở rộng trí tưởng tôi như thấy mình bước tới gian phòng huy hoàng được treo trên tường các bức họa cổ kính. Những bức tường nơi đây đã kể lại bao điều. Bức chân dung những ai kia thật kì vĩ. Những đôi mắt đã chảy xiết bao giọt lệ thấm sâu vào giấy mực. Trong đôi đồng tử đã từng âm vang tiếng thở dài chân thành buồn bã. Dụng ý cắt tranh thành hình bán nguyệt đã giúp hiển lộ đôi “đồng tử” sáng hoắc, chứa ngàn tia lửa ưu uất: Có đôi mắt còn trâng tráo. Có đôi mắt như có ánh thép chiếu diệu. Rồi nụ cười ai kia như bông hoa dọc chiến hào nở rộ năm cánh tươi màu dưới bầu trời quang đãng. Chỉ riêng đôi mắt “Hoàng tử thơ tình” vẫn ngây thơ. Bởi chén đời mắt ai anh đã uống cạn. Ái tình như rượu ngọt chỉ tiếc chàng đã uống quá say. Để mắt chàng “nghiêng nghiêng” nhìn đời như bóng lưng “Em đi rượu cạn, còn lời Thanh Ca”.

Kí họa thơ, hình ảnh chân dung cùng những chú mục thông tin cho mỗi một nhà thơ trong hai mặt giấy đối xứng. Cỡ, kiểu chữ không chói màu, người đọc thấy dịu mắt cho nên đã cay khóe mi rồi đong chứ dòng lệ đến nhói lòng khi đọc tới “giọt máu” cuối cùng chảy lan thấm từ bức bích họa được treo phía cuối căn phòng đó:“Đành ngậm ngùi dắt yêu thương rời cõi tạm”.

Mở đầu kí họa hồn thơ chủ thể trữ tình đã gặp được “người cha” của mình. Người cha của nông thôn làng cảnh. “Hạt bụi vàng quê mùa” đó đã về đây hôm nay để chứng kiến người con trai của mình viết về cha anh, bè bạn. Nghe phảng phất trong gió hương đồng gió nội. Cha đã về kịp để hôn lên vầng trán trỉn mồ hôi đồng chua nước mặn của con trai. Và khi cánh cửa thơ khép lại thi dân, văn dân đã đưa ánh mắt nhìn xuống và thắp lên bàn thờ nghệ thuật một nén nhang thơm thoang thoảng Quỳnh hương để anh hồn anh được siêu thăng thường hằng. Anh và chị đã chết để minh chứng cho thơ ca, kịch nghệ mãi mãi trường tồn bất tử cùng vạn vật trong vạn đời, vạn kiếp như chân lý kia mãi mãi chiến thắng cái xấu, cái ác trên cõi đời…

Nguồn:

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm