TIN TỨC

Đong đầy nỗi nhớ Hà Nội

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-07 07:47:38
mail facebook google pos stwis
805 lượt xem

DUY THỦY

Nền nã, kín đáo, thanh lịch rất “Hà Nội” trong dáng vẻ, trong lời ăn tiếng nói. Người phụ nữ ấy yêu Hà Nội, chuyển nỗi si tình vào trong những vần thơ dịu dàng, chứa chan cảm xúc…

Thơ của Mai Khoa là nguồn cảm hứng cho cho nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như Tôn Thất Thành, Đào Đức Long, Trung Kim, Kiều Tấn Minh,.. Trong đó, bài thơ “Mùa thu níu bước em về” đã được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc thành ca khúc chủ đề trong album cùng tên chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Tên Mai Khoa cũng nằm trong danh sách 500 tác giả trong tập sách 1000 ca khúc Thăng Long - Hà Nội, dày gần 2000 trang của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha. Chị cũng được chọn là một trong 36 nhân vật trong cuốn sách Người Hà Nội (do công ty Truyền thông VietPictures và Nhà xuất bản Thế giới thực hiện, phát hành tháng 12.2010) mà như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Chúng ta đã và đang chứng kiến những di tích lịch sử và những di tích văn hóa của Thăng Long ngàn năm. Nhưng chúng ta cũng nhận ra bên cạnh những di tích lịch sử, những di tích văn hóa là những di sản sống. Những di sản sống ấy chính là những con người như 36 nhân vật trong cuốn sách này. Họ lưu giữ trong chính đời sống của họ với những giấc mơ, những sáng tạo và dâng hiến cho đời sống của vùng đất kinh kỳ. Và chính họ vừa lưu giữ bằng hơi thở, làm cho những giấc mơ, những sáng tạo và những dâng hiến lan tỏa trong đời sống của Thăng Long”.

Dẫu có thay đổi hoàn cảnh sống, môi trường sống thì tình yêu Hà Nội trong chị luôn vẹn nguyên. Chị kể: năm 1975, gạt nước mắt lo lắng của mẹ, Mai Khoa khai gian một tuổi để được đi bộ đội. Năm 1978, chị và gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Mai Khoa công tác tại Sở Giao thông Vận tải TP.HCM từ năm 1984 đến nay. Trong vai trò vợ đảm, mẹ hiền, rồi là một công nhân viên chức mẫn cán, nhưng tình yêu thơ và đặc biệt là thơ cho Hà Nội của chị vẫn nồng cháy và tuôn trào: "Tôi vốn yêu thơ, văn từ nhỏ. Nhưng tôi không thể yêu một cách chuyên nghiệp thì yêu lãng đãng vậy. “Thơ ơi người náu ở đâu. Ta xin một chữ gối đầu giấc trưa".

Ngoài một số thơ in trên các báo, tạp chí từ những năm 70, chị còn có tác phẩm in chung trong các tập: Tuyển thơ nguoihanoi.net (2007), 87 và tôi (2008), Im lặng và nghe (2009), Sương bờ liễu hạnh (2010), Nhớ về Thăng Long Hà Nội (2010). Thu Hà Nội - tập thơ cá nhân của chị mới chính thức ra mắt nhân buổi offline kỷ niệm 1 năm thành lập diễn đàn nguoisaigon.vn. Dẫu vậy, chị vẫn không chịu nhận mình là nhà thơ: “Tôi chỉ là người biết dùng câu chữ để chia sẻ tiếng lòng của mình”.

Em nhìn về một cõi nhớ xa xăm

Cứ nao lòng khi mùa thu trở giấc

Để nắng mưa trần trụi và khe khắt

Hà Nội thu tròn vẹn một ân tình

(Hà Nội thu tròn vẹn một ân tình)

Sống ở Sài Gòn, nỗi nhớ về Hà Nội vẫn đong đầy để mỗi độ đông về người thiếu nữ Hà Nội thuở nào lại da diết.

Sài Gòn mùa này cũng đã trở đông

Cơn gió sớm se lòng người viễn xứ

Cố nhân ơi! Thế là thêm lần nữa

Xa mùa đông rét ngọt nhớ khôn nguôi

Tặng anh mùa xuân nắng gió Sài Gòn

Cho Hà Thành ấm lên hoa đào khoe sắc

Cho tươi xanh – thơm ngát một triền đê

Mỗi sớm xuân về náo nức những say mê

(Chuyển mùa)

Mai Khoa tâm niệm: "Tôi là người sinh ra cho Hà Nội và thuộc về Hà Nội. Tôi yêu Hà Nội bằng tình yêu của một người thiếu nữ dành cho một chàng trai hồn nhiên, mạnh mẽ, vô tư. Tôi yêu linh hồn của mảnh đất này". Tôi chưa thấy ai say đắm một vùng đất như Mai Khoa qua từng lời kể, qua từng ánh mắt… Nỗi nhớ ấy nằm trong từng cơn gió bấc, những triền đê, phố cổ với hoài niệm không tên, cốm làng vòng gói lá sen,, vầng trăng thê húc… Nỗi nhớ ấy còn chứa đựng cả ước ao được gìn giữ một Hà Nội trinh nguyên thanh lịch…

(Bài đăng trên tạp chí “Thế giới ảnh”-VCCI số 109-4/2011)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tấm lòng trĩu nặng nghĩa nhân trong “Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín
Phạm Trung Tín là hội viên HNV TP. Hồ Chí Minh, hội viên HNV Việt Nam
Xem thêm
Đôi khi - Lỡ tay của nhà thơ Nguyên Hùng | Lệ Hồng
“Sóng không từ biển” đã đưa anh vào bờ cùng chất lãng tử phiêu diêu trọn vẹn.
Xem thêm
Nguồn tư liệu quý về giới văn nghệ sĩ Việt Nam đương thời | Nguyễn Văn Hòa
Những người muôn năm “chưa” cũ là phác họa 60 bức chân dung của 60 con người có những ảnh hưởng nhất định đối với nền văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Xem thêm
Phiêu hoang cùng “gã thi sĩ hoang” | Vũ Tuấn
“Hãy xông hương mọi ý nghĩNhững hứng khởi sẽ nở hoa”.
Xem thêm
Lời tự thoại chân thành khi “Đối diện chính mình” của nhà thơ Phạm Trung Tín
Nhân đọc tập Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2022
Xem thêm
Những khắc khoải phận người ở ‘Thời nắng xanh” của thi sĩ Trương Nam Hương
Nhân đọc tập thơ Thời nắng xanh & những bài thơ khác của Trương Nam Hương, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2022
Xem thêm
Cuộc thi “Truyện ngắn hay 2022” và những bất ngờ thú vị
Bài tổng kết của Trưởng ban giám khảo cuộc thi
Xem thêm
Đọc KIẾM THƠ TRONG THIỀN của nhà thơ Lê Viết Hòa
Tham luận đọc tại buổi ra mắt Kiếm thơ trong thiền
Xem thêm
Giữ lòng từ ái với đời
Đọc tập thơ “Kiếm chữ trong thiền” của Lê Viết Hòa
Xem thêm
Nhà văn Đới Xuân Việt: Từ thành cổ Quảng Trị đến văn chương
Đới Xuân Việt rất đa tài. Nghe đâu ông đang ấp ủ chuyển thể tiểu thuyết Hoa Đỗ Quyên nở muộn thành phim chiếu rạp. Chúc ông thành công và may mắn như bộ phim Anh chỉ có mình em.
Xem thêm
Mỹ cảm hoài niệm trong thơ Hoàng Thân | Bài của Trần Hoài Anh
Cái đẹp đó chính là sự kết tinh từ những mỹ cảm, những rung động của thi nhân trước cuộc sống và con người.
Xem thêm
Những vần thơ vượt qua ranh giới
Bài của Mai Văn Phần đăng báo Văn nghệ số 11/2023
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Trí Huân với tiểu thuyết Chim én bay
 “Chim én bay” là tên cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1988 và cùng với tiểu thuyết “Năm 1975 họ đã sống như thế”, xuất bản năm 1979, nhà văn Nguyễn Trí Huân đã được nhận “Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật” năm 2007. Và cái tên “chim én bay” tôi xin phép được lấy để làm tựa cho bài viết này.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Song và sự kiến tạo thi giới trong “Mẹ và sen”
Thầy giáo, nhà thơ Nguyễn Văn Song đến với thơ có thể nói là khá muộn so với tuổi .  Nhưng đã trở thành một tác gia có tiếng trên văn đàn với những giải thưởng cao quý của các cuộc thi lớn. Và rất quen với bạn yêu thơ khi thường xuyên xuất hiện trên các trang báo và tạp chí từ trung ương đến địa phương.
Xem thêm