TIN TỨC
  • Trách nhiệm nhà văn
  • Hội Nhà văn TP.HCM - Nỗ lực hoạt động và hoạt động hiệu quả trong đại dịch

Hội Nhà văn TP.HCM - Nỗ lực hoạt động và hoạt động hiệu quả trong đại dịch

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-23 14:57:56
mail facebook google pos stwis
2634 lượt xem

Nhà văn BÍCH NGÂN
Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM    

Năm 2021 là năm mà Hội Nhà văn TP.HCM cũng như các hội chuyên ngành khác, chịu nhiều mất mát. Chỉ trong một năm, đã có 16 nhà văn nhà thơ lần lượt ra đi (nhà văn Vũ Hạnh, nhà văn Lê Thành Chơn, nhà văn Lê Văn Nghĩa, nhà thơ Trần Hữu Lục, nhà văn Nguyễn Quốc Trung, nhà thơ Đoàn Vị Thượng, nhà văn Triêu Xuân, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm… trong đó có 3 nhà văn mất do nhiễm Corona virus). Tuy nhiên, năm 2021, cũng là một năm ghi dấu sự nỗ lực hoạt động của Hội Nhà văn TP.HCM và những nỗ lực kiên cường đó đã góp phần mang lại sinh khí mới cho hoạt động sáng tác văn chương, không chỉ đối với người cầm bút của Thành phố Hồ Chí Minh. 

Năm 2021, trong đại dịch bùng phát dữ dội, gây bao nhiêu mất mát đau thương cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, đội ngũ nhà văn thành phố đã không đứng ngoài cuộc. Ngoài trang viết của người cầm bút, nhiều nhà văn của Hội Nhà văn TP.HCM đã tích cực tham gia nhiều công tác thiện nguyện, đóng góp và vận động bạn viết, bạn đọc đóng góp hàng chục tấn gạo và hàng trăm tấn thực phẩm và nhu yếu phẩm, hàng trăm triệu đồng hỗ trợ cho người nghèo, cho y bác sĩ ở tuyến đồng chống dịch; tổ chức Cuộc Thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” trong thời điểm đại dịch diễn ra hết sức khốc liệt, đã thu hút gần 1.500 bài thơ của 700 tác giả từ khắp mọi miền đất nước và từ nước ngoài, trong đó có những tác giả đang làm nhiệm vụ ở tuyến đầu chống dịch, đã góp phần lan tỏa yêu thương, chia sẻ mất mát, khích lệ tinh thần tương thân tương ái chống chọi và vượt qua đại dịch. Và, vượt qua cả kỳ vọng của Ban tổ chức, Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” trở thành một sự kiện văn hóa, mang dấu mốc lịch sử bằng chữ nghĩa, kịp thời ghi lại cảm xúc yêu thương và chia sẻ những đau thương...” (lời nhận xét của nhà phê bình văn học Trần Hoài Anh, trích từ tham luận tại Cuộc hội thảo về VHNT sáng tác từ đại dịch do Hội đồng Lý Luận và phê bình Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức). Nhiều bài thơ viết từ tâm dịch, qua làn sóng phát thanh, làm sóng truyền hình, qua báo chí, qua các trang mang đã lan tỏa đến mọi miền đất nước và cả kiều bào nước ngoài.

Năm 2021, dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Hội Nhà văn TP.HCM vẫn cố gắng thực hiện thành công hai chuyến đi thực tế sáng tác ở Tây Ninhhuyện Cần Giờ, tổ chức trại sáng tác tại tỉnh Phú Yên, với sự tham gia của 80 nhà văn nhà thơ và đã có nhiều sáng tác có chất lượng từ 3 chuyến đi này - các tác phẩm mà các nhà văn nhà thơ gởi về Ban sáng tác có thể in được 3 quyển sách.

Năm 2021, vào đầu tháng 8, thời điểm dịch bệnh bùng phát dữ dội, trang web “Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh” được thành lập và khởi đầu hoạt động bằng việc kịp thời đăng tải những sáng tác mới từ Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” do Hội Nhà văn TP.HCM phát động. Đến nay, sau hơn 5 tháng hoạt động đã có gần 250 ngàn lượt truy cập, Thường trực trang web đã thực hiện được hơn 70 chân dung văn học cho chuyên mục “Thư viện tác giả” và thường xuyên đăng tải sáng tác mới và kịp thời cập nhật các sự kiện, các bài viết liên quan đến hoạt động sáng tác văn học.

Giới thiệu tác phẩm của nhà văn đến công chúng là hoạt động được Hội nhà văn đặc biệt quan tâm. Nhiệm kỳ BCH khóa 8 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/1/2021 cho đến trước khi đại dịch bùng phát (vào tháng 5/2021), Hội Nhà văn đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm tác phẩm của hội viên:  Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm với truyện ký “Trần Hữu Nghiệp, đời là kẻ sĩ”; nhà văn Trình Quang Phú với “Từ Làng sen tới Bến Nhà Rồng”; Tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà văn Trần Hoài Dương và phối hợp với Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh giới thiệu cuốn sách “Đường 1C huyền thoại” của nhà văn Trầm Hương”…

Năm 2021 cũng là năm đánh dấu sự khởi sắc của văn chương Thành phố Hồ Chí Minh với giải thưởng văn học có những tác phẩm mang tín hiệu bứt phá về đề tài, về cách thể hiện có giá trị nghệ thuật và tư tưởng. Khác với mọi năm, hội viên mới năm 2021 gồm ¾ là các tác giả văn xuôi, với phần lớn là các tác giả lứa tuổi 8X, 9X với nội lực văn chương đa dạng, phong phú. Một tín hiệu vui nữa là đội ngũ những cây bút trẻ đang “chiếm lĩnh” các trang văn học của nhiều tờ báo, nhiều tạp chí và là những cây bút được nhiều nhà xuất bản chào đón.

Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát gây ra hậu quả nặng nề kéo dài từ cuối tháng tư cho đến hôm nay, Hội Nhà văn TP.HCM nhận được sự quan tâm thường xuyên và sự hỗ trợ tích cực của Liên hiệp Các Hội VHNT TP.HCM, của Ban Tuyên giáo Thành ủy, của nhiều ban ngành chức năng, đặc biệt được sự đồng hành của bạn đọc, bạn viết và những nhà bạn - những nhà  hảo tâm yêu quý văn chương và những người sáng tạo văn chương… Ban chấp hành chúng tôi đã nỗ lực không ngừng, vượt qua nhiều khó khăn, linh hoạt ứng biến, khơi dậy nhiệt tình, trách nhiệm nơi mỗi thành viên Ban Chấp hành cùng các hội viên, đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Nhiều Ban công tác của Hội đã chủ động nhiều hoạt động vừa thiết thực vừa mang lại hiệu quả cao trong bối cảnh dịch bệnh vẫn hoành hành, như: Ban nhà văn nữ, Ban sáng tác, Ban kiểm tra, Ban hội viên… Văn phòng Hội tích cực đổi mới hoạt động; ba hội đồng chuyên môn (Hội đồng Thơ, Hội đồng văn xuôi, Hội đồng Lý luận và phê bình) có nhiều đóng góp tích cực và hiệu quả; nhiều nhà văn nhà thơ đóng góp tích cực cho nhiều hoạt động xã hội và chuyên môn: các thành viên BCH; nhiều trưởng và phó Ban công tác; các chủ tịch Hội đồng chuyên môn… Ban chấp hành cũng đã bầu chọn và biểu dương những đóng góp tích cực của 3 ban công tác (Ban sáng tác, Ban nhà văn nữ, Ban kiểm Tra và Văn phòng Hội) và 5 cá nhân tiêu biểu (Nhà văn Phương Huyền, nhà thơ Trần Mai Hường, nhà thơ Nguyên Hùng, nhà thơ Phùng Hiệu, nhà thơ Phạm Trung Tín).

Năm 2021, Hội Nhà văn TP.HCM phối hợp và liên kết phối hợp với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP.HCM tổ chức cuộc vận động sáng tác (thể loại bút ký văn học) về đề tài Đền ơn đáp nghĩa; phối hợp với Tạp chí Văn nghệ TP.HCM tổ chức Cuộc thi Truyện ngắn hay 2022; Hội tổ chức bản thảo và in 3 quyển sách có giá trị về tư tưởng lẫn chuyên môn nghề nghiệp: “Nhân nghĩa đất phương Nam”, “Hội Nhà văn TP.HCM, ký ức và dấu ấn 40 năm”, “Nhà văn nói về nghề”…). Hội đã phối hợp công tác chuyên môn với công tác phong trào, lan tỏa tinh thần trách nhiệm của người cầm bút đến với cộng đồng ngay cả trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

Đoàn kết, gắn bó, sẻ chia, sát cánh bên nhau, hỗ trợ nhau trong từng công việc, từng hoạt động là sức mạnh gắn kết mà Ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM đã và đang làm được. Sức mạnh này cũng đã tác động đến tinh thần sáng tạo nơi người cầm bút, kể cả những người không hoặc chưa gia nhập hội.

Thời gian tới Hội tiếp tục bám sát nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tác; chú trọng hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình, thành lập Hội đồng văn học dịch, quan tâm hơn nữa đối với đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi, kịp thời phát hiện và bồi những cây bút trẻ giàu nội lực văn chương… bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố “Văn minh, hiện đại, nghĩa tình”; đẩy mạnh hoạt động quảng bá tác phẩm, các hoạt động kết nối giữa người viết và người đọc, kết nối hoạt động giữa nhiều hội nghề nghiệp, kết nối người sáng tác giữa nhiều vùng miền, kết nối văn chương giữa thành phố với văn chương của một số thành phố quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia trong khu vực Châu Á… 

Bằng sự nỗ lực không ngừng, đội ngũ nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đang cùng đồng nghiệp cả nước, đồng hành cùng cuộc sống, đồng hành cùng thành phố và đang nỗ lực góp phần tạo nên nhiều tác phẩm văn học có giá trị - là những con kênh, con suối đang hòa vào dòng chảy của văn học thế giới.


Một số hình ảnh tại

Lễ tổng kết, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên năm 2021
 

Đại diện các ban công tác nhận khen thưởng của Hội.

Các nhà văn nhà thơ được khen thưởng cá nhân

KTS Nguyễn Trường Lưu và nhà văn Bích Ngân trao giải Cống hiến cho gia đình cố nhà văn Lê Văn Nghĩa và cố nhà thơ Đoàn Vị Thượng.

Nhà văn Bùi Tiểu Quyên nhận giải văn học thiếu nhi và nhà thơ Trần Đức Tín nhận giải nhà văn trẻ.

Các nhà văn Nguyễn Ngọc Mộc, Hoàng Phương Nhâm và nhà thơ Nguyễn Vĩnh Bảo nhận tặng thưởng.

 Các nhà văn Bích Ngân, Trầm Hương, Bùi Anh Tấn và KTS Nguyễn Trường Lưu trao giải thưởng 2021 của Hội Nhà văn TP.HCM cho tác giả Lưu Vĩ Lân.

Các tân hội viên cùng các nhà văn Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Giá trị bất biến của báo chí cách mạng
Nguồn: Báo Văn nghệ số ra ngày 22/6/24
Xem thêm
Tiếng nói nhà văn: Chợ nổi đang có nguy cơ… chìm
Bài đăng báo Văn nghệ số 22, ngày 01/6/2024
Xem thêm
Một đòi hỏi cấp thiết của đời sống văn học
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 10/2024
Xem thêm
Nghĩ về chuyện “làm gương” và “nêu gương”
Bài viết nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2024)
Xem thêm
Khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ
Lễ kỷ niệm do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ngày 25/7 tại Nhà hát lớn, Hà Nội.
Xem thêm
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư về đội ngũ văn nghệ sỹ
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023)
Xem thêm
Xây dựng lối sống đẹp trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh
Bài viết tham luận tại Hội thảo khoa học về Không gian văn hóa Hồ Chí Minh do Ban Tuyện giáo tổ chức vào ngày 6/6/2023
Xem thêm
Nhà văn Trình Quang Phú và những sáng tác về Bác Hồ
Chuyên đề Những câu chuyện đẹp của HTV
Xem thêm
Hậu trường đối ngoại văn chương
Tự can đảm bước ra khỏi cái giếng cạn
Xem thêm
Cuộc gặp chiều cuối năm
Của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch TPHCM với lãnh đạo Văn học Nghệ thuật TPHCM
Xem thêm
Khi nhà nước chưa thể ra tay, thì nhân dân làm
Câu chuyện quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay.
Xem thêm
“Ngựa thồ văn hóa” và câu chuyện quảng bá văn chương Việt ra thế giới
Trong những năm qua, sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đất nước đã tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá văn học - nghệ thuật nước ta ra thế giới. 
Xem thêm
Trở về Trường Sơn || Ký của Võ Thu Hương
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 50, ngày 17/11/22
Xem thêm
Lời chúc hòa bình từ các nhà văn
Trường Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình giao lưu văn hóa “Lời chúc hòa bình” nhân kỷ niệm 27 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Xem thêm
Khi giáo viên các trường phổ thông kêu cứu…
Các giáo viên lẽ ra “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng thực ra mỗi ngày đến trường là một ngày lo đối phó, thậm chí là sợ hãi, dẫn đến tình trạng họ chọn cách làm việc thúc thủ, giao việc gì làm việc ấy, miễn làm sao được coi là hoàn thành công việc để không bị ai “động” vào, để yên thân… Khi giáo viên mất động lực làm việc, như người mất sinh khí, dẫn đến tình trạng dạy, học và các hoạt động khác của nhà trường như người ngái ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, chán nản…
Xem thêm