TIN TỨC

“Làm giàu” bằng sự đa cảm

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-03-14 12:21:37
mail facebook google pos stwis
126 lượt xem

TIỂU MAI

“Em kiêu hãnh vì được làm đàn bà” – tập thơ của Trầm Hương cho thấy năng lượng vô biên của một tâm hồn đam mê thơ ca.


Nhà văn Trầm Hương.

Chị chia sẻ, tập thơ này như một món quà dành tặng chính mình sau một chặng dài văn nghiệp chỉ viết về người khác. Cuộc sống thường ngày có những lúc khó khăn vất vả đến nỗi chị không còn tâm trí làm thơ nữa. Nhưng hóa ra cảm hứng dành cho thơ không hề mất đi mà chỉ tạm thời chìm khuất giữa nỗi lo cơm-áo-gạo-tiền.

Đến một lúc nào đó, thơ lại trở về với mình. Có lần Trầm Hương tâm sự: “Những năm qua, tôi viết văn xuôi nhiều nhưng đó cũng chỉ là một hình thức thể hiện khác của cảm xúc văn chương. Thơ vẫn hiện diện trong tâm hồn tôi, chỉ là tôi nghĩ thơ thì không nên viết nhiều”.

Tiếng nói kiêu hãnh bật lên từ nỗi đau

Với Trầm Hương, bất kể thời điểm nào của cuộc đời, “thơ vẫn là thứ nước cất thiêng liêng, là tinh chất, cô đặc, ẩn giấu trong tâm hồn. Khi thơ trào ra, góp mặt, cống hiến cho đời cũng là một định mệnh”.

Theo dõi hành trình của Trầm Hương trên con đường sự nghiệp, bất cứ ai cũng phải nể bút lực tuyệt vời của chị. Những tác phẩm tiêu biểu của chị phải kể đến tiểu thuyết Thị trấn không đèn, Mưa biển, Người đẹp Tây Đô (2 tập), Nắng quái, Đêm trắng của Đức Giáo Tông, Đêm Sài Gòn không ngủ, Trong cơn lốc xoáy. Ngoài ra, Trầm Hương cũng rất thành công với các tập truyện ngắn: Người đàn bà trong thu tím, Huyền thoại tình yêu, Nỗi sợ,…

Sở hữu những tác phẩm văn chương gây tiếng vang, thế nên khi Trầm Hương ra mắt tập thơ “Em kiêu hãnh vì được làm đàn bà” năm 2018, độc giả yêu mến chị ngay lập tức đón nhận với niềm thích thú, hân hoan. Mỗi bài trong tập thơ này được Trầm Hương viết vào những thời điểm khác nhau (từ năm 1985 đến năm 2018).

Thơ của chị thiên về cấu tứ đa dạng, tự do, ngôn từ phóng khoáng nhưng vô cùng tinh tế, giàu tự sự, dồi dào cảm xúc.

“…Ôi, em hạnh phúc biết chừng nào/ Em giàu có biết bao/ Giữa làn khói chiều cánh đồng hoang dã/ Gió gào từng cơn mái nhà sắp đổ/ Tím biếc bông hoa của đất/ Nồng nàn trong trái tim anh/ Rưng rưng bàn tay em nhận…”

Một câu thơ đẹp có thể khiến người ta rơi nước mắt. Nó đủ mạnh để làm mềm trái tim sắt đá nhất và chữa lành ký ức đau đớn nhất. Thơ phá vỡ các rào cản về thời gian và không gian, mang lại sự thoải mái cho người đau buồn và làm dịu tâm trí lo lắng. Thơ của Trầm Hương chính xác là như thế!

Mỗi người phụ nữ trong thơ Trầm Hương đều có số phận đặc biệt, họ yêu hết mình nhưng đều nhận về nỗi đau, sự bạc đãi, cô đơn và quên lãng. Nhưng dường như trong sự đớn đau ấy vẫn bật lên tiếng nói đầy kiêu hãnh:

“Em, người đàn bà làm thơ/ Ngỡ như đã sống nhiều cuộc đời/ Ngỡ như đã gặp quá nhiều bất hạnh/ Quá nhiều đau khổ, niềm vui/ Không gì có thể làm em buồn hơn/ Mà sao trước anh/ Em quá dại khờ, yếu mềm/ Để lộ trái tim đau trần trụi

Em, người đàn bà làm thơ/ Quyết liệt và kiêu hãnh/ Đã tát anh/ Như tát vào sự yếu đuối của chính mình…”

Vẻ đẹp mong manh của cảm xúc riêng tư

Với Trầm Hương, thơ là chìa khoá của tâm hồn. Nó thể hiện tất cả cảm xúc và bao hàm quá trình suy nghĩ độc đáo của chị thành lời nói cho bất kỳ ai nghe thấy.

Trong bài “Cây tâm hồn tôi”, Trầm Hương viết: “Tôi treo trên đỉnh cây tâm hồn tôi một trái tim/ Bầu nhụy hoa tươi rói/ Dâng tặng anh những gì tốt đẹp nhất/ Tình yêu của tôi/ Mơ ước của tôi/ Tinh chất của tôi/ Chấp nhận đắng cay bất hạnh riêng mình/ Tôi chôn dưới gốc rễ/ Tôi làm thế/ Vì tin chắc một điều/ Cây tâm hồn tôi sẽ tồn tại trên thế gian này/ Bằng những nụ hoa/ Tinh khiết…”


Tập thơ “Em kiêu hãnh vì được làm đàn bà” (nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ)

Thạc sĩ Đặng Kim Thanh (giảng viên văn học đại học Sài Gòn) mỗi khi nghĩ đến Trầm Hương, đều tự hỏi, tại sao một người phụ nữ gặp nhiều khổ đau, nghịch cảnh như Trầm Hương lại có những vần thơ nồng nàn đến vậy? Câu trả lời là trái tim chị tràn ngập tình yêu thương.

Giống như cơ thể chúng ta cần thức ăn và năng lượng để phát triển trong thế giới này, thơ đóng vai trò là thức ăn cho tâm hồn giúp trẻ hóa nó, lấp đầy nó bằng năng lượng và sức sống. Thơ là niềm vui, thư giãn, động lực và năng lượng. Đam mê thơ theo cách đó, Trầm Hương đã tự gieo trồng và nuôi lớn cây tâm hồn của mình. Đó cũng là cách “làm giàu” rất riêng của chị. Những bài thơ thấm thía nỗi buồn, như cái đẹp mong manh của cảm xúc riêng tư và nỗi niềm nhân thế, là dòng suối chảy trong lành vượt qua cô đơn để sống đẹp và không ngừng cống hiến.

Thơ Trầm Hương mang lại sự bình yên vô tận. Việc tuôn ra cảm xúc trên những trang giấy giúp chị kết nối với tâm hồn, với con người thật của mình. Hơn thế, các tác phẩm của chị còn mang lại những rung cảm tốt cho những người đọc, giúp nâng cao tâm trạng của họ, mang lại sự phấn khích, đồng cảm hoặc giúp họ bình tĩnh lại, tiếp sức cho họ mở lòng đón nhận tất cả những cảm xúc mà họ trải qua trong cuộc sống.

Nguồn: https://www.worldliterature.link/lam-giau-bang-su-da-cam/

Bài của cùng tác giả:
Hành trình cảm xúc của “chuyến tàu lượn siêu tốc”

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn
Hai cuốn truyện trào phúng về điệp viên Không Không Thấy – một nhân vật hấp dẫn của Lê Văn Nghĩa – vừa rời bàn biên tập để đưa tới nhà in. Một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của anh cũng đang triển khai. Vậy mà Lê Văn Nghĩa không chờ được, đã vội ra đi…
Xem thêm
Đọc Đường đến Cây cô đơn
“Cây nào đứng thẳng cũng đều là Cây cô đơn”.
Xem thêm
Sài Gòn ơi! Đau đáu một nỗi niềm
Rất nhiều “mĩ từ” dành cho Sài Gòn trong những ngày nơi đây trở thành tâm dịch Covid-19: “Sài Gòn đau”, “Sài Gòn bệnh”… riêng tôi lại cảm nhận một nỗi niềm lo lắng không yên, bởi nơi đó tôi có nhiều người thân thương ruột thịt, nhiều bạn bè và cả những người tôi không quen nhưng cảm nhận về sự thân thiện và cởi mở của “người Sài Gòn” đã khiến lòng mình đau đáu… Sáng nay, vẫn những con số, hôm qua và những ngày trước vẫn những con số, những hình ảnh, những khu phố giăng dây… Em tôi nói, em đã phải đi xét nghiệm đến mấy lần mỗi khi nơi em ở có người nhiễm bệnh Covid-19. Bất chợt bắt gặp bài thơ “Gửi Sài Gòn” của nhà thơ Từ Kế Tường, tôi như bắt gặp sự đồng cảm, nỗi niềm.
Xem thêm
Ðạo thơ hay dụng điển?
Lâu nay, “đạo” văn “đạo” thơ vẫn là một câu chuyện dài bất tận không có hồi kết. Những câu hỏi luôn được đặt ra là: Thế nào là “đạo” (văn, thơ)? Ðâu là giới hạn của việc sử dụng sáng tạo những thành quả của ng
Xem thêm
Văn chương: Ðạo và không đạo?
Những bức tường như số phận chúng ta, bài thơ sáng tác năm 2019 của Thanh Thảo (Viết và Đọc mùa Đông 2020), với lời đề từ bằng câu thơ của Nguyễn Thụy Kha Nhìn tường nhà chúng ta từng ở lở lói. Buồn lạ. Thi sĩ cảm hứng từ câu thơ của người khác, tạo ra một không khí những bức tường hữu hình và vô hình của đời mình, riêng mình. Bức tường thời gian, và giới hạn…
Xem thêm
Nhà thơ và thi hứng sáng tạo
Nói đến thơ ca, người đọc nghĩ ngay đến tư tưởng tiềm ẩn, thi pháp vừa trực giác,
Xem thêm
Huệ Triệu và Đoản khúc trao mùa
Huệ Triệu qua tập thơ này mới mẻ và góc cạnh hơn; mềm mại, nữ tính mà mạnh mẽ và sâu lắng
Xem thêm
Trương Nam Hương - câu thơ trong trẻo nỗi buồn
Nhiều lần tôi có ý định viết về anh, nhưng một phần vì chưa đọc anh đầy đủ, phần nữa là anh em quen biết đã lâu, để viết về nhau không dễ.
Xem thêm
Nhà văn Sơn Tùng: “Ðạo là gốc của văn”
Nhà văn Sơn Tùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học và cách mạng.
Xem thêm
Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh
Sở dĩ tôi đặt tên bài viết là Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh, vì tôi và nhiều người thích bài Quả thơ
Xem thêm
Lê Quang Trang và những trang viết về lý luận phê bình
Sau khi học xong khoa Văn đại học Tổng hợp Hà Nội và dự một lớp viết văn do nhà văn Nguyên Hồng làm Giám đốc, Lê Quang Trang và các bạn cùng đi vượt Trường Sơn vào chiến khu Nam bộ, công tác ở Ban tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam. Ấy thế mà đã qua 50 năm...
Xem thêm
Nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy: Giữ lại một ngày ta như lá
Cốt cách đằm thắm của một người phụ nữ Huế thể hiện trong thơ Tôn Nữ Thu Thủy chủ yếu tập trung vào sự chan hòa với thiên nhiên.
Xem thêm
Người lạc giữa “vòng tròn số phận”
Mỗi câu thơ viết ra là để tự ru mình, ru người. Nhưng suy cho cùng cũng là một cách mượn lời ru… để thức.
Xem thêm
Có một nguồn thi hứng về văn hóa Óc Eo trong thơ Đồng bằng Sông Cửu Long
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – 1. Văn hóa Óc Eo là di sản văn hóa vô giá góp phần minh chứng cho quá trình khai phá, mở mang, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có từ ngàn xưa. Nó chứa đựng những giá trị lớn cả về vật chất lẫn tinh thần trong đời sống của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân ở ĐBSCL nói riêng. Vì thế, từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học, nhiều công trình khảo cứu về nền văn hóa rực rỡ này, để trên cơ sở đó làm rõ những điều bí mật bị chìm lấp qua hàng ngàn năm lịch sử; đồng thời, góp phần khẳng định, tôn vinh và gìn giữ những gì cao quý mà các bậc tiền nhân đã làm nên. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà thơ ở ĐBSCL, nhất là những nhà thơ ở An Giang đã có những vần thơ xúc động giãi bày tâm tình và tự hào về cái đẹp của văn hóa Óc Eo còn lưu giữ được nơi đây.
Xem thêm
Tình khúc phương Nam - Một bài thơ gợi nhiều cảm xúc
TÌNH KHÚC PHƯƠNG NAM – MỘT BÀI THƠ GỢI NHIỀU CẢM XÚCNhư là có duyên với nhà thơ Vũ Thanh Hoa vậy, trong số nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ gửi dự thi trên trang vanchuongthanhphohochiminh.vn, tôi dừng lại ở bài thơ “Tình khúc phương Nam” của chị. Có phải vì tứ thơ? Có phải vì hình tượng thơ?
Xem thêm
Vũ Hồng ngân lên Đoản khúc số 8
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Mấy năm trước, nhà văn Vũ Hồng ra mắt tập thơ với tựa đề mang ý tưởng rất lạ và thú vị, dễ gây sự tò mò cho bạn đọc: Đoản khúc số 8. Lại còn chọn khổ tập thơ 19x19cm, khá ngộ nghĩnh. Suy cho cùng đây thường là cái tạng của người nghệ sĩ đa tài khi đặt tựa dù là truyện ngắn hay thơ. Bởi “Nghệ thuật là không lặp lại chính mình và không lặp lại của người khác”. Ai đó đã từng nói như thế.
Xem thêm
Từ một khúc đồng dao
Kao Sơn viết Khúc đồng dao lấm láp năm 1976, trong gần một tháng tham gia trại viết của Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh.
Xem thêm
Bài thơ “Một nửa bông hồng”... và những trăn trở nhân sinh
Một nửa bông hồng mắc ở dây thép gaitàn tích chiến tranh để lại
Xem thêm
Câu chữ vời vợi thanh âm
“Búp bê áo rách”, tựa truyện ngắn này của nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo khơi gợi tôi cảm giác tò mò lạ lạ, một bàng bạc buồn bảng lảng trắng mây bay.
Xem thêm
Phạm Trung Tín và đường chân trời
Người ta thường nói “Thơ là người” với nhà thơ Phạm Trung Tín thì đúng vậy.
Xem thêm