Bài Viết
“Có ông thầy tướng bảo anh thế này chú ạ: Bác là người tài và có uy. Những gì gian khó, những gì người ta không làm được thì bác đều làm được, và làm rất tốt. Nhưng bác như tướng ngoài biên ải, cứ đánh đồn lập ấp xong thì người khác lại hưởng, bác lại đi mặt trận khác. Ngẫm thấy mình cầm tinh con ngựa, có làm tướng thì tướng của những vó ngựa truy phong, gập ghềnh biên ải, chắc gì được an nhàn nội cung. Anh đã tha thứ cho tất cả”.
Đại dịch Covid 19 ập đến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn sóng dữ đó, nhất là giai đoạn bùng phát mạnh ở TP. Hồ Chí Minh trong năm 2021. Vốn là thành phố đông dân nhất nước, là trung tâm kinh tế quốc gia nên khi đại dịch ập đến thì Thành phố Hồ Chí Minh phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề cả về kinh tế lẫn con người. Nỗi đau chồng chất nỗi đau khi hàng ngày, hàng giờ các nhà máy phải đóng cửa, số ca nhiễm mỗi lúc một tăng, số người chết vì Covid cũng nhiều lên tạo nên những bất an nhất định.
Tôi mong những bạn văn, độc giả đọc Kim Quyên cũng bằng cái tình của một ly nước chưa đầy để cảm nhận...
Miền Nam xưa ngái gọi ta về một miền ký ức xưa, nơi đó chất chứa bao hoài niệm của một đời một thời, chất chứa nỗi mình nỗi người với bao oan khiên buồn vui vinh nhục thăng trầm máu lệ không chỉ của riêng ai, số phận đời người gắn liền cùng số phận của quê hương đất nước.
Đã bạc mái đầu, tôi vẫn thấy anh như ngóng về phía biển - nơi có tình yêu đủ tinh khôi, trong trẻo, đắm say, vô bờ bến “với muôn trùng sóng nhớ gọi tên em”. Tôi vẫn thấy anh: yêu như là biển nhớ một mùa trăng...
Nhà thơ Xuân Trường có một cuộc đời từng trải không ít biến động. Nghèo khổ, đạn bom, lưu lạc, hẹn hò, ly biệt, sum vầy… đều giống như những thước phim âm bản mỗi ngày vẫn hiện về trong giấc mơ trĩu nặng hắt hiu số phận.
Bài viết của nhà thơ Xuân Trường về tuyển tập thơ "Chúng con chiến đấu cho người sống mại Việt Nam ơi"
Nhà văn Lê Trâm – Cây bút truyện ngắn nổi bật của văn học Quảng Nam đương đại. Sinh ra và lớn lên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, Lê Trâm đã có một vốn sống thực tế sâu sắc, dày dạn. Sau những năm tháng chiến tranh, sự thấu cảm và những quan sát của Lê Trâm đã tái dựng đầy đủ những vết thương và tâm thế của những người về từ chiến trường xưa. Những nhân vật trở về sau chiến tranh trong truyện Lê Trâm làm cho người đọc rơi vào nhiều ngưỡng cảm xúc khác nhau, những con người ấy, họ đã nhận về những “vết thương” để đem lại sự bình yên hạnh phúc cho mỗi vùng đất mà họ đi qua. Trong truyện ngắn Lê Trâm, những con người ấy để tồn tại và sống với hiện tại, họ phải mải miết đi tìm phần hồn của mình nơi chiến trường xưa ác liệt, số khác mãi loay hoay không lối ra trong thanh xuân một thời.
1. Trong văn học cách mạng Việt Nam (1945-1975) nói chung, tiểu thuyết nói riêng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội dung bao trùm và xuyên suốt. Tinh thần ngợi ca hào sảng đã tạo nên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của cả một thời đại văn học. Ở đó, chúng ta cảm nhận được bước đi dồn dập của dân tộc, những trái tim nóng bỏng chứa đầy nhiệt huyết cách mạng, sẵn sàng “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh’’. Nhưng khi Tổ quốc im tiếng súng, nền văn học chuyển mình, cảm hứng đời tư, thế sự đã trở thành dòng mạch cảm hứng chính trong tiểu thuyết Việt Nam thời hậu chiến. Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ngợi ca, tự hào, khâm phục đến chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư.