Bài Viết
Tôi đọc thơ Nguyễn Tuyển không nhiều, cũng không thường xuyên nên hiểu về thơ của Nguyễn Tuyển không được sâu nhưng có lẽ Cha Mẹ và Quê Hương là mảng đề tài chiếm dung lượng khá lớn trong thơ anh thì phải.
Mới đây, Hồ Thị Ngọc Hoài vừa cho ra mắt tiểu thuyết lịch sử Dòng biên viễn (NXB Tổng hợp TPHCM), viết về Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Tạ Ký sinh năm 1928 (Mậu Thìn) tại làng Trung Phước, huyện Quế Sơn (nay là huyện Nông Sơn), tỉnh Quảng Nam.
Cứ ngỡ đã tìm ra tĩnh lặng
Chao ôi, đêm lắng hết thôn làng...
Ta mãi mê chiều mà hoàng hôn đã đến
Đời lạnh buồn đến ngàn vạn phôi pha
Có thể nói, hiếm có cuốn sách nào lại đầy đủ tư liệu về các nhà văn nước ta thời chống Pháp chống Mỹ như cuốn: “Nhà văn và chữ Tình gởi lại” (NXB Hội Nhà văn – 2022) của GS.TS – nhà văn Trình Quang Phú. Với gần 300 trang in (khổ 14×20), “Nhà văn và chữ Tình gởi lại” là bức tranh toàn cảnh tập hợp hầu hết các gương mặt nhà văn, nhà thơ, văn nghệ sĩ – những người đã góp phần đặc biệt tạo nên diện mạo nền văn học cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Nhà văn Khôi Vũ sinh năm 1950, quê ở làng Hới, huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình. Tính đến năm 2022 ông đã in 30 tập truyện, tiểu thuyết ký tên Khôi Vũ và 40 tập truyện, truyện dài cho thiếu nhi (ký tên Nguyễn Thái Hải). Năm 1990, ông đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Lời nguyền hai trăm năm. Năm 2020 ông lại đọat giải cuộc thi tiểu thuyết 2016-2019 của Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Sông Luộc ở phương Nam ngay khi tác phẩm còn ở dạng bản thảo. Điều ấy khẳng định tài năng và tầm vóc nhà văn của Khôi Vũ đối với văn học Việt Nam đương đại.
Gần 20 năm, sau những tập phê bình văn học nảy lửa, nhà thơ Trần Mạnh Hảo mới có dịp tái ngộ công chúng thi ca bằng một tuyển tập dày 500 trang, do nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành.
Vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam bắt đầu chuyển từ thời kì văn học trung đại sang thời kì văn học hiện đại với những biến đổi về chất. Văn chương giờ đây ngoài ý nghĩa “tải đạo” truyền thống còn là một “nghề”, một “nghiệp” để người viết “kiếm ăn xoàng” như lời cảm thán của Tản Đà. Và mặc dù thời đại đã biến thiên, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX cho đến nay trải qua nhiều cung bậc thăng trầm, nhiều biến chuyển nhưng có một thứ hầu như không thay đổi đó là “phương thức” kiếm nhuận bút của những người đam mê nghề viết lách. Phương thức kéo dài hơn một thế kỉ nay rất đơn giản: tác giả gửi đứa con tinh thần của mình cho các báo, tạp chí hay các nhà xuất bản. Nếu được chọn đăng trên báo, tạp chí hoặc in thành sách thì người viết sẽ có nhuận bút. Các tòa soạn, nhà xuất bản sẽ căn cứ vào cơ chế tài chính, tên tuổi của người viết, sức hấp dẫn của tác phẩm mà trả thù lao cho tác giả một cách hợp tình hợp lí. Bước sang kỉ nguyên công nghệ số như hiện nay, ngoài phương thức “cổ điển”, những người cầm bút còn có một phương thức khác để vừa thỏa mãn niềm đam mê văn chương vừa có “đồng ra đồng vào”: viết cho văn học mạng.
Thúy Kiều là nhân vật trung tâm trong “Truyện Kiều” của Đại Thi hào Nguyễn Du. Hơn mười lăm năm xuất hiện trong tác phẩm, từ buổi chơi xuân trong tiết thanh minh cho đến khi “Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ” với Kim Trọng, Kiều đã có nhiều hành động, việc làm khác thường. Lời thề “Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai” còn nóng hổi, Kiều đã phải thốt lên “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”! Vừa van xin em giúp mình “thay lời nước non” với Kim Trọng “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”, lại dùng dằng, tiếc rẻ “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Nghi ngờ Sở Khanh lừa đảo nhưng nàng vẫn lên ngựa chạy trốn với hắn giữa đêm trường. Căm giận Hoạn Thư tột cùng “Vợ chàng quỷ quái tinh ma/ Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau” thế nhưng sau khi nghe thị “chối tội”, Kiều đã “Truyền quân lệnh, xuống trướng tiền tha ngay”. Được Từ Hải đưa từ kiếp gái lầu xanh trở thành đệ nhất phu nhân và giúp lập lại công lý ở đời nhưng sau đó Kiều lại khuyên Từ buông gươm đầu hàng, dẫn đến cái chết thảm thương,…