Bài Viết
Thái Tú Hạp, sinh tháng 4 năm 1940 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Từ năm 1956 đến 1975, có thơ đăng trên các tạp chí Bách khoa, Văn học, Văn, Giữ thơm quê mẹ, Khởi hành, ...
Xuân Diệu được Hoài Thanh nhận định “mới nhất trong các nhà Thơ Mới”. Thơ Xuân Diệu là một sự lạ hóa về mặt ngôn từ với những cách tân độc đáo mới lạ bởi những ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng siêu thực của lối thơ Pháp. Tuy vậy, những quán tính của thơ cũ vẫn còn trong lối viết của ông. Điển tích điển cố là một trong những thủ pháp nghệ thuật được ông vận dụng sáng tạo và có chủ đích.
Nhìn từ thực tiễn đời sống xã hội và văn học hôm nay, khi những nhà văn dành tâm huyết cho văn học thiếu nhi ngày càng vơi dần, việc đọc lại những tập thơ thiếu nhi của Nữ Nhà thơ, Nhà giáo Tôn Nữ Thu Thủy, trong đó, giá các nhà biện soạn sách giáo khoa chọn một số bài đưa vào giảng dạy, trên tiêu chí tính mỹ cảm và tính nhân bản, chắc sẽ không gặp nhiều “rắc rối” như việc chọn một số bài thơ “thiếu nhi” đang gây tranh cãi hiện nay.
Có thể Trần Chấn Uy làm nhiều loại thơ, nhưng thơ tình vốn dĩ là sở trường của anh. Một người đàn ông đa tài, đã biết bao nhiêu lần yêu, đã bao nhiêu lần làm thơ bởi sự vĩnh hằng của tình yêu. Những dấu chân của Uy đến nơi nào, anh để lại ở đó những bài thơ như thể anh đã gởi lòng trong cõi nhân gian đầy hoa và đầy nắng này.
Vũ Hoàng Chương xuất hiện trên thi đàn sau khi những tên tuổi lớn của Phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu… đã đi qua thời đỉnh cao. Ông xuất hiện với một giọng thơ lạ: vừa cổ kính xưa cũ vừa hiện đại đến táo bạo; vừa thanh cao phiêu dật vừa nhục thể đến trần trụi rã rời…
Trong văn học ở miền Nam 1954 - 1975, phong trào Thơ mới có một tên gọi khác khá ấn tượng là Thi ca tiền chiến, nghĩa là bộ phận thơ ca ra đời trước những năm kháng chiến chống Pháp.
Nếu dùng một câu để nhận xét về nhà thơ Trần Thị Nương, với tôi có lẽ không gì xác đáng hơn khi nói chị là một nữ thi sỹ đôn hậu với hồn thơ nhạy cảm, tràn ngập tình yêu cuộc sống.
Vũ Trọng Phụng không chỉ là “ông vua phóng sự của đất Bắc” mà còn là một tiểu thuyết gia nổi tiếng. Nhiều tiểu thuyết của ông như Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ được xếp vào hàng kiệt tác của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng vô cùng phong phú, đa dạng. Nhân vật “tha hóa” là một trong những đóng góp nổi trội của ông cho dòng văn học hiện thực Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung
Nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy (TNTT) đã có chổ đứng vững vàng trên văn đàn Việt đương đại kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước.
Đến với Mây mưa với chữ của Trần Mai Hường là đến với sự xúc cảm tâm hồn, thế giới nội tâm đa diện, cách nhìn đời thông qua lăng kín và trái tim của người phụ nữ với khát vọng yêu và được yêu.