Bài Viết
Nhà thơ Văn Đắc đã xuất bản 11 tập thơ. Ngay từ tập thơ đầu tay "Hai triền sông" (NXB Văn học, 1973) và trong suốt hành trình sáng tạo, thơ ông luôn gắn bó với miền đất Thanh Hóa. Khảo sát các tập thơ của ông cho thấy, một số hình ảnh đặc trưng của vùng đất này đã làm nên mẫu gốc (archétypes) hay còn gọi là cổ mẫu, nguyên tượng trong thơ Văn Đắc. Một trong những mẫu gốc quan trọng tạo nên rường cột không gian thơ của ông chính là cát. Cát là nơi nhà thơ khởi nguồn sáng tạo, là mẹ thiên nhiên vĩ đại ấp ủ nuôi dưỡng ông, là bạn thân luôn song hành, và là cả người thầy dạy dỗ ông nữa. Cát trong thơ ông là người. Đời cát là thân phận người, nơi khởi sinh và nuôi dưỡng nguồn cảm xúc sáng tạo bất tận trong thơ Văn Đắc.Nhà thơ Văn Đắc đã xuất bản 11 tập thơ. Ngay từ tập thơ đầu tay "Hai triền sông" (NXB Văn học, 1973) và trong suốt hành trình sáng tạo, thơ ông luôn gắn bó với miền đất Thanh Hóa. Khảo sát các tập thơ của ông cho thấy, một số hình ảnh đặc trưng của vùng đất này đã làm nên mẫu gốc (archétypes) hay còn gọi là cổ mẫu, nguyên tượng trong thơ Văn Đắc. Một trong những mẫu gốc quan trọng tạo nên rường cột không gian thơ của ông chính là cát. Cát là nơi nhà thơ khởi nguồn sáng tạo, là mẹ thiên nhiên vĩ đại ấp ủ nuôi dưỡng ông, là bạn thân luôn song hành, và là cả người thầy dạy dỗ ông nữa. Cát trong thơ ông là người. Đời cát là thân phận người, nơi khởi sinh và nuôi dưỡng nguồn cảm xúc sáng tạo bất tận trong thơ Văn Đắc.
Hoa Mai đến với thơ khi đã bước qua tuổi “tri thiên mệnh”. Với một người bình thường bước vào và thành công với văn chương nói chung và thi ca nói riêng ở ngưỡng tuổi ấy có thể nói là khá muộn và cũng rất hiếm.
Tôi quen anh Đỗ Duy Ngọc cũng đã trên ba mươi năm, biết anh là họa sỹ có tài, có tranh đẹp, là “Vua bìa sách” phía Nam
Thời gian, với sức mạnh của nó, có thể làm phai nhòa mọi thứ, nhưng có một nơi thời gian cũng trở thành bất lực...
Trong giới viết văn có ba ông họ Võ/ Vũ người miền Trung cùng gửi gắm tác phẩm trên mặt báo này: Vũ Hạnh (tên thật là Nguyễn Đức Dũng) gốc Quảng Nam, Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn) gốc Bình Định và Võ Hồng gốc Phú Yên. Trong khi Vũ Hạnh là cây bút phản kháng có đẳng cấp, Võ Phiến là nhà văn tài năng có ý nguyện vun bồi cho chế độ, thì Võ Hồng đứng ở một vị trí trung hòa, không bị cột chặt vào một phe phái chính trị nào, tự tạo dựng cho mình một không gian của nhà văn hóa thuần thành…
Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn, tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, người mà tên tuổi gắn liền với phong trào đấu tranh oanh liệt của nhân dân miền Nam ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta. Đó là “Ngôi sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn lại càng thấy sáng” (Phạm Văn Đồng). Đã hơn một thế kỷ qua, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu in đậm dấu ấn vào tình cảm người dân Nam Bộ và nhân dân cả nước.
Truyện ngắn là một thể loại văn học rất phát triển và được ưa chuộng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Với dung lượng ngắn gọn, cô đúc, giàu kịch tính, truyện ngắn rất phù hợp với độc giả thời hiện đại – độc giả luôn bận rộn với công việc và luôn được “chào mời” bởi các phương tiện nghe nhìn hấp dẫn như ca nhạc, thời trang, phim truyện, truyền hình trực tiếp các môn thể thao…
Có một bài thơ trong tập thơ BAY VỀ PHÍA BÃO (Nhà xuất bản Văn học - 2013) của Nguyên Hùng khiến tôi bị ám ảnh mãi.
Có thể nói ngay rằng, hiếm có nhà thơ nào dành trọn toàn bộ tác phẩm cho những bài thơ viết về Cha - Mẹ như trong MTNK của nhà thơ Phạm Đức Mạnh...
Thơ ẩn nấp trong tâm hồn và xuất hiện từ tâm hồn. “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”, Voltaire – nhà văn, sử gia và triết gia Pháp thời Khai sáng từng nói như vậy. Nhưng, hiển nhiên, thơ ca luôn vận động, bởi cuộc sống không đứng yên.