Bài Viết
Tôi đã đọc tập thơ CÁNH CÒ LỬA của nhà thơ Đỗ Nam Cao anh viết từ thời 1970 – 1980. Đó là những năm tháng anh là người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ giải phóng.
Chúng tôi đã thống kê có khoảng 35 trận chiến lớn nhỏ trong bốn bộ tiểu thuyết lịch sử của Phùng Văn Khai (Ngô Vương; Phùng Vương; Nam Đế Vạn Xuân; Triệu Vương phục quốc). Lịch sử nước Đại Việt xưa là lịch sử giữ nước luôn phải chống lại bọn xâm lược phương Bắc nên hiển nhiên phải gắn liền với những cuộc chiến tranh giải phóng, do vậy những trận chiến luôn là hạt nhân, là cái lõi của các tác phẩm văn học hay nghiên cứu lịch sử khi viết về đề tài này.
Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam đương đại. Ông sáng tác thành công trên các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn thuộc nhiều đề tài: đề tài miền núi, đề tài người trí thức, đề tài gia đình ở thành thị, đề tài thiếu niên… Thể loại nào, đề tài nào ông cũng có tác phẩm để đời, sống mãi trong lòng độc giả. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến mảng sáng tác của nhà văn về đề tài gia đình từ 1985 đến nay.
Tôi đọc "Lính Bay" cuốn hồi ký của Trung tướng không quân Phạm Phú Thái giữa lúc những câu chuyện liên quan đến những người lính không quân đã hy sinh anh dũng "Vì sự bình yên đất nước" trong hai chuyến bay SU-30 và CASA 212 vẫn còn vang vọng.
Gần nửa thế kỷ gắn bó với vùng sông nước miệt vườn Cửu Long mà ông xem là “máu thịt”, là “quê hương thứ hai” của ông nên những trang viết thấm đẫm chất dân gian và trí tuệ của con người vùng đất này, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ.
Người Việt Nam có truyền thống yêu thơ, thậm chí yêu đến cuồng nhiệt. Một số người nói, đất nước ta là một "cường quốc thơ", điều đó chắc cũng không sai. Vì thế, không ít người đang là cán bộ công chức nhà nước, hay một anh công nhân, một chị nội trợ, một anh bộ đội… bỗng nhiên hóa thành “nhà thơ” khi chỉ viết được một vài “bài thơ” kiểu văn vần rồi góp tiền in chung trên một số tuyển tập và rồi họ được số người “đồng hội, đồng thuyền” gọi là “nhà thơ”.
Có thể nói ở Việt Nam khi bất kỳ ai đó cất lên vài câu nghe có vần có vè thì mọi người cho đó là thơ. Vậy làm thơ dễ dàng như thế sao? Thơ là loại hình nghệ thuật ngôn từ cao cấp, là tinh túy của ngôn ngữ… Thế nhưng có nhiều người làm “thơ” không hiểu thơ là gì, thậm chí ngay cả những người phê bình (đặc biệt người phê bình là công chúng nói theo hiệu ứng đám đông) cũng không hiểu thơ là gì. Và như vậy vô hình chung chúng ta cứ ào ào phê phán sự bội thực của thơ ngày nay; song nếu xem trên thực tế, thì liệu có bao nhiêu tác phẩm là thơ đúng với khái niệm mà nó hàm chứa?
Đây là tập trường ca thứ 3 của Nhà thơ Trần Thế Tuyển
Lê Quang Sinh thuộc thế hệ các nhà thơ xuất hiện và trưởng thành sau chiến tranh.
Nói đến cái tên Lê Thị Kim, có người nhắc đến chuyện kinh doanh địa ốc, hay ai đó lại nhấn mạnh rằng chị làm thơ hay lắm. Rồi lại có người khen hội họa mới là tài năng thật sự của chị. Và có anh chàng nọ khen giọng hát hay ngâm thơ của Lê Thị Kim thật ngọt và như ru người ta vào giấc mộng vậy. Ôi, thật lãng mạn! Nhưng bất ngờ lại có một tin trên báo nọ rằng, thời học ở Đại học Khoa học Sài Gòn cũ, cô sinh viên Lê Thị Kim còn là vận động viên bóng bàn xuất sắc, vô địch toàn trường 4 năm liền. Nếu vậy, ắt Lê thị Kim còn là một nhà khoa học gì đó nữa chứ. Thì đúng thế! Quả đó là một khối rubic đa sắc, biến hóa đến kỳ ảo…
Phong cách tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đa dạng mà nhất quán. Kể từ buổi dấn nhập “vào cõi” văn bút cho đến nay, ông luôn “ngồi” riêng một cõi. Xuyên suốt cả chục cuốn tiểu thuyết của ông là một cái tôi chủ thể tài hoa, kiêu bạc, khinh khoái, tinh tế đến tinh quái; là không gian nghệ thuật định vị nơi khởi sinh và trì bồi văn hứng Nguyễn Bình Phương.