Bài Viết
Nhà văn Triệu Xuân là người sáng lập Nhóm Văn chương Hồn Việt, chủ biên tập san Văn chương Ngày nay… Bên cạnh nhiều tác phẩm tạo tiếng vang trên văn đàn như: Cõi mê, Sóng lừng, Bụi đời, Giấy trắng, Nổi chìm trong dòng xoáy, Lấp lánh tình đời…, ông nhận giải thưởng giai đoạn 1986-1990 của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động VN cho tác phẩm “Trả giá”.
“Những con đường như những lằn roi
Lịch sử quất lên mình đất nước"
Bạn đọc cả nước biết đến Lê Huy Mậu với 12 tập thơ và trường ca đã xuất bản, một nhà thơ nặng lòng với quê hương, xứ sở; anh còn là cây bút văn xuôi có sức nặng của chữ nghĩa.
33 bài thơ trong tập thơ “Đừng kể công cho mẹ” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trùng với 33 năm tuổi đời của mẹ, và cùng với đó là những tháng năm đằng đẵng đau đáu nhớ thương. Nhớ thương trong tâm hồn, rồi xúc cảm thành thơ, đi theo suốt năm tháng và khi chọn lọc để in thành tập thơ là câu chuyện mà nhà thơ Nguyễn Hữu Quý muốn gửi gắm đến độc giả rằng tình mẫu tử thiêng liêng là tình cảm đẹp nhất trên đời.
Tôi làm quen với giọng nói chị vào một đêm khuya vắng, và câu chuyện bắt đầu từ những bài thơ, từ sự yếu đuối đồng cảm, từ những mối tình chông chênh không thể đá vàng cũng không cam lòng trăng gió.
Theo tôi biết, tác giả trường ca Phồn Sinh đã được Tổ chức kỉ lục gia Việt Nam mời đến nhận bằng công nhận với tư cách là người sáng tạo ra kỉ lục một Thi phẩm có số lượng dòng thơ nhiều nhất (13.127 dòng) và số lượng chữ nhiều nhất (136.369 chữ) từ trước đến nay trong thơ Việt Nam. Quả thật, chỉ riêng về khối lượng cho đến nay làng thơ ca ở nước ta chưa có trường ca nào có độ dài như tác phẩm Phồn Sinh của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu.
Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1959. Ông quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Là thạc sỹ Ngữ văn, ông từng là giáo viên dạy Văn, sau đó là chuyên viên phụ trách môn Văn của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thời gian công tác tại Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghi Lộc, ông đã biên soạn cuốn sách Địa phương huyện Nghi Lộc (NXB Đại học Vinh, 2016 ). Năm 2021, cuốn sách được kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam dùng làm minh chứng trong chương trình “Nét đẹp dân gian” của tiếng Nghi Lộc.
Quê nhà Nguyễn Một thời chiến tranh là vùng đất “xôi đậu”, nơi ngày nào cũng xảy ra chiến sự, các bên giành nhau từng mét đất. Cha bị bắn chết khi ông còn trong bụng mẹ. Chưa được bốn tuổi, mẹ bị viên đạn lạc bắn ra từ một lô cốt của lính Mỹ, trút hơi thở cuối cùng khi đang ôm con ngủ… Những ám ảnh ấy chừng như khiến anh trở thành người mắc nợ ký ức, được bày biện với chính mình trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Một” (NXB Hội Nhà văn - 2020).
Có thể nói, Từ một vùng văn hóa đã giúp người đọc biết tới hầu hết các gương mặt văn chương Đắk Lắk trong khoảng ba chục năm trở lại đây, như Hữu Chỉnh, Trúc Hoài, Phạm Doanh, Văn Thảnh, Đặng Bá Tiến, Niê Thanh Mai, Nguyễn Anh Đào, Lê Thành Văn, Nguyễn Văn Thiện, Hồng Chiến, Bích Thiêm, Bùi Minh Vũ, Hồ Hồng Lĩnh...
An Giang từ lâu đã có lớp người sáng tác văn học dầy dặn, tên tuổi trên văn đàn cả nước. Đó là các nhà văn, nhà thơ quê gốc An Giang như Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Viễn Phương, Mai Văn Tạo, Lê Văn Thảo, Lê Thành Chơn... Nối tiếp lớp người tiên phong này là một lớp người mới xuất hiện bằng những sáng tác văn học mới như một kế thừa vững vàng.