TIN TỨC

“Lý Sơn yêu dấu” – Bản tình ca về biển đảo

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-11-27 22:27:52
mail facebook google pos stwis
678 lượt xem

Phạm Văn Hoanh

 “Lý Sơn yêu dấu” là tuyển tập thơ văn thứ hai, sau tập “Biển gọi ta về” của nhóm biên soạn: Hồ Nghĩa Phương, Lucinda Nguyen, Trần Tín, Nguyễn Khiêm, được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào tháng 10 năm 2024.

Tuyển tập gồm 81 tác giả thuộc nhiều chuyên ngành: Văn học, Mĩ thuật, Nhíp ảnh, Âm nhạc… ở Quảng Ngãi và và một số tác giả ngoài tỉnh, không chỉ là tiếng lòng của những người yêu biển đảo quê hương mà còn mang đến người đọc cái nhìn toàn diện về Lý Sơn, nơi không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, mà còn là nơi chứa đựng những câu chuyện lịch sử hào hùng, lòng yêu nước và tình người nồng ấm.

Đọc các truyện ngắn, bút kí, tạp bút, khảo cứu, thơ, bình thơ… trong “Lý Sơn yêu dấu”, ta thấy mỗi tác giả có cách cảm nhận riêng về vùng đất Lý Sơn qua ngôn từ và hình ảnh sáng tạo đã đem đến những câu chuyện và góc nhìn phong phú về lịch sử và văn hóa của Lý Sơn. Đọc bài khảo cứu “Lý Sơn và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” của Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, người đọc như được tận mắt nhìn thấy Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, một nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ những hùng binh của Hải đội Hoàng Sa kiêm Bắc Hải năm xưa với tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bài “Sự tích đảo Lý Sơn và quần đảo Hoàng Sa” của Lê Hồng Khánh kể lại truyền thuyết và những sự kiện lịch sử, gắn liền với tinh thần gìn giữ chủ quyền biển đảo của dân tộc. Bút kí “Lý Sơn nhìn từ biển” mang đến người đọc những góc nhìn sâu sắc về Lý Sơn. “Trong lúc bình minh và hoàng hôn nhìn hai đảo trông thật lung linh huyền ảo. Đâu đó những tàu thuyền đánh cá về neo đậu từng dãy rất sinh động, cánh hải âu và những loài chim biển khác chập chờn chao liệng khung cảnh nên thơ.” (Lý Sơn nhìn từ biển – Hồ Nghĩa Phương). Tác giả  miêu tả rất chi tiết và sống động về cuộc sống, phong tục và con người nơi đây trong buổi sáng rạng ngời khi ngư dân ra khơi và lúc hoàng hôn đỏ rực khi các con thuyền nối đuôi nhau về bến, từng cánh chim hải âu sải rộng đôi cánh trên bầu trời xanh thẳm khiến người đọc như được hòa mình vào cuộc sống thanh bình, đầy tình yêu thương của người dân Lý Sơn. Đọc bút kí “Ngày hè trên đảo Lý Sơn” (Phạm Văn Hoanh), “Vòng quanh Đảo Bé” (Trần Thu Hà) người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp của biển xanh, cát trắng, những ngọn núi, con sóng vỗ bờ và cả lịch sử hào hùng, đời sống bình dị của người dân đảo Lý Sơn. “Đứng trên núi Thới Lới, chúng tôi đã chiêm ngưỡng một bức tranh Lý Sơn toàn màu xanh - màu xanh của nền trời, nước biển, cánh đồng hành, tỏi, rặng dừa, phi lao, cây bàng… Trên màu xanh ấy được điểm xuyết những chiếc thuyền đánh cá nhấp nhô làm cho bức tranh phong cảnh trên đảo thêm phần thi vị.” (Ngày hè trên đảo Lý Sơn - Phạm Văn Hoanh).  Còn tạp bút “Mùa ruốc về trên quê hương làng biển” của Bùi Văn Tạo lại kể về niềm vui mộc mạc của người dân mỗi khi mùa ruốc đến, là khoảnh khắc giản dị mà gần gũi, chứa đựng niềm vui đời thường của những người sống dựa vào biển với món ăn dân dã đậm đà tình quê “Gỏi ruốc thơm ngọt, hương vị đặc biệt, thực khách tha hồ mà thưởng thức với bánh tráng nướng giòn. Tuy có vẻ dân dã, nhưng món ăn này không thua kém các món biển ngon nổi tiếng khác”. (Mùa ruốc về trên quê hương làng biển - Bùi Văn Tạo)

Trong mảng văn xuôi của tuyển tập này không thể bỏ qua những truyện ngắn. Nó như những lát cắt sinh động về cuộc sống và tâm tư của người dân Lý Sơn. Mỗi câu chuyện đều như mang theo làn gió biển, vừa nhẹ nhàng, vừa êm dịu nhưng cũng đầy day dứt, khiến người đọc cảm thấy gần gũi và xúc động. Lucinda Nguyên đã hoài niệm về một mối tình thời học sinh nơi quê nhà với ngôn từ giản dị nhưng gợi được sự đồng cảm nơi người đọc “Trang đã khóc suốt trên quãng đường về. Nhưng nước mắt đâu có làm tan chảy được sự trống vắng và nỗi đau khổ quá lớn trong lòng Trang lúc này...” (Nhật ký người yêu- Lucinda Nguyen). Mai Duy Quý lại thể hiện tình cảm gia đình, nỗi đau xót khi người chị ra đi “Chị đã bỏ nó ra đi về cõi vĩnh hằng… những đồng tiền nó dành dụm để đem về tặng chị, bàn tay run run rơi lả tả như lá vàng rơi rụng chiều thu…” (Hoa cải vàng gió cuốn - Mai Duy Quý). Còn Nguyễn Đông Thạch với “Thư chuyển trong đêm”, “Khoảng trời vàng” lại kể về những câu chuyện tình yêu, nỗi nhớ xa xứ, và những tâm tư riêng của những con người nơi biển cả.

Trong tuyển tập này mảng thơ chiếm phần lớn. Đa số là những bài thơ hay đã thể hiện sự sáng tạo với mỗi bút pháp riêng trong cách sử dụng và vận hành ngôn ngữ trong một nhạc điệu riêng của tâm hồn, gây được sự xao xuyến trong lòng người đọc. Có thể nói ngôn ngữ thơ trong tuyển tập này gắn liền với tâm thức đầy nỗi niềm của những người con xa quê mưu sinh nơi đất khách. Đọc các bài thơ “Đảo Lý yêu thương” (Lucinda Nguyen), “Không xa đâu nơi ấy rất gần” (Nguyễn Mậu Chiến), “Đất nước hình rồng” (Lê Sinh Dân), “Thăm Lý Sơn” (Hương Đài), “Đi về phía biển” (Hồ Nghĩa Phương), “Lý Sơn ngày về” (Hoàng Thân), “Xao xuyến Lý Sơn” (Phan Bá Trình), “Về với đảo Lý Sơn” (Lê Văn Thuận)… ta sẽ thấy rõ điều đó. “Chốn nghìn trùng ta có đảo yêu thương! Năm cụm núi đẹp như bàn tay mẹ/ Bão tố phong ba cùng người chia sẻ/ Giữ biển trời nối mãi biển bờ vui”. (Đảo Lý yêu thương - Lucida Nguyen). Lucinda Nguyen so sánh năm ngọn núi với bàn tay mẹ đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp phúc hậu của đảo Lý Sơn. Đảo Lý Sơn qua lời thơ của Lucinda Nguyen không chỉ có vẻ đẹp mà còn là khát vọng tìm về trong khắc khoải nhớ thương của một người con xa quê. Phải nói rằng thơ của các tác giả như từng nhịp đập của một trái tim yêu biển, yêu đảo, và yêu đất nước. Đinh Văn Hồng với “Tháng ba nhớ biển”, Nguyễn Ngọc Hưng với “Theo gió về Lý Sơn”… đã thể hiện niềm tự hào dân tộc: “Đâu phải là huyễn sử/ Lý Sơn mộ gió đầy/ Kìa cột cờ Thới Lới/ Nâng chủ quyền lên mây” (Theo gió về Lý Sơn - Nguyễn Ngọc Hưng). Khôi Nguyên với “Những con người miền đất đảo”, Hà Quảng với “Tháng ba với Lý Sơn”… đã tái hiện cảnh sắc Lý Sơn thật gần gũi và thân thương. Đọc những tác phẩm này ta có thể thấy những chiếc thuyền cá truyền thống đầy màu sắc đang ra vào cảng, mang theo những hải sản tươi ngon. Người dân Lý Sơn sống và làm việc dựa vào biển cả, và nghề cá đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Họ không chỉ là những người đi biển, mà còn là những người bảo vệ biển cả và duy trì, cân bằng môi trường biển. “Những con người kiên cường tung mẻ lưới thuyền câu/ Tiếp bước cha ông ngày đêm bám biển/ Qua bão giông không nề nguy hiểm/ Đảo là nhà, biển cả trong tim!” (Những con người miền đất đảo - Khôi Nguyên).

Bên cạnh những bài thơ viết về tình yêu quê hương và con người Lý Sơn, các tác giả còn mang đến cảm giác lãng mạn và đậm chất trữ tình, nơi tình yêu và thiên nhiên hòa quyện. Những bài thơ như “Vị mặn trong tim” của Nguyễn Hồng Anh, “Biển chiều” của Nguyễn Mậu Công, “Men tình” của Hoàng Diễm, và “Thắp những yêu thương” của Hạnh Nhi đều thể hiện sự hòa quyện giữa tình yêu lứa đôi và biển cả. Có thể nói, thơ trong tuyển tập này không chỉ ghi lại cảm xúc cá nhân mà còn là lời ngợi ca cho sự thiêng liêng của tình yêu với quê hương biển đảo, nơi từng cơn sóng, ngọn gió đều thấm đẫm hồn quê.

Ngoài ra trong tập sách này còn có những trang cảm nhận và bình thơ của các tác giả Phạm Văn Hoanh, Lê Hữu Có… Những trang phê bình giúp người đọc có cái nhìn đa chiều về tình cảm mà các tác giả đã gửi gắm qua từng tác phẩm.

Đọc những vần thơ, những dòng văn trong tuyển tập “Lý Sơn yêu dấu”, người đọc như được đi du ngoạn trên đảo, lắng nghe tiếng sóng vỗ, ngắm nhìn biển cả xanh thẳm và cảm nhận nhịp sống yên bình nhưng đầy khí phách của một vùng đất anh hùng. Đây là một tuyển tập không chỉ dành riêng cho người yêu văn chương, mà còn là tài liệu quý giá giúp chúng ta hiểu thêm về tình yêu biển đảo, về vẻ đẹp của quê hương Việt Nam qua từng câu chữ của các tác giả tài hoa.

P.V.H

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm