TIN TỨC

Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-26 23:39:50
mail facebook google pos stwis
781 lượt xem

Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến. Vui mừng vì tài năng và sự đóng góp của anh cho nền văn học nước nhà đã được công nhận một cách xứng đáng; vì di sản anh để lại và hình ảnh của anh vẫn mãi còn đó trong tâm tưởng bạn bè, đồng nhiệp. Bồi hồi, xao xuyến bởi những kỷ niệm một thời được quen biết và đồng hành cùng anh trên cánh đồng chữ nghĩa lại hiện về, mặc dù những gì tôi làm được quá nhỏ bé so với những mùa màng bội thu của anh.

Nhà văn Nguyễn Quốc Trung

   Tôi may mắn gặp anh Nguyễn Quốc Trung tại chiến trường K vào năm 1986. Đó là lúc đơn vị của tôi – đoàn M41 anh hùng – vào vị trí tập kết để chuẩn bị cho trận đánh mở màn tiêu diệt tiểu đoàn đặc nhiệm phòng ngự từ xa của địch, mở đường cho các lực lượng của ta và bạn tiến về chiếm lĩnh Tổng Hành dinh của địch ở Pnôm Mê lai. Sau những ngày dài hành quân xuyên rừng vất vả và nguy hiểm, sức khỏe của bộ đội đều giảm sút nhưng tinh thần mọi người không suy suyển. Đại đội DKZ của tôi được chia làm hai bộ phận. Một nửa quân số do đồng chí đại đội trưởng chỉ huy đi phối thuộc cho lực lượng phía trước. Tôi là phó đại đội trưởng về chính trị được giao phụ trách số cán bộ chiến sỹ còn lại tham gia bảo vệ cơ quan trung đoàn bộ và sẵn sàng chi viện cho trận đánh. Bố trí đội hình xong, tôi vừa trở về vị trí thì bắt gặp một người có dáng cao, gầy, bộ quân phục đang khoác trên mình hơi rộng, nước da đen sạm, làn môi thâm nhưng có đôi mắt sáng, vừa hiền từ vừa kiên nghị, đang bước tới. Thấy tôi, anh thân mật hỏi:

     - Đơn vị mình ở đây à?

   Tôi chưa kịp trả lời, anh nói tiếp như để phân bua về sự xuất hiện khá bất ngờ của mình:

     - Tôi là Nguyễn Quốc Trung ở báo Quân đoàn.

   Mới học ra trường rồi được điều động về đơn vị nên tôi chưa quen biết nhiều. Tuy vậy, bắt gặp “sóng” xứ Nghệ, được biết anh là nhà báo, lại có phong cách giản dị, chất phác, tôi mời anh ghé vào lán chơi. Nói là lán chỉ huy nhưng thực ra chỉ là vạt đất nhỏ dưới tán cây đại ngàn được dọn dẹp sạch lá, trên căng tấm bạt che sương, phía dưới cũng được trải tấm bạt. Món đãi khách chỉ là nước suối rót từ bi đông ra nhưng như vậy đã là sang trong điều kiện tác chiến giữa rừng già về mùa khô. Sau vài câu chuyện làm quen, anh quay qua hỏi tôi một cách chân tình:

     - Lính chính trị chắc cũng yêu thích văn chương?

     - Dạ, cũng có…

   Tôi ấp ủng trả lời nhưng ngay sau đó máu văn nghệ nổi lên, bèn mở ba lô đưa cho anh xem bài thơ tôi cảm tác sau một đêm diễn tập “hành quân xa mang vác nặng” qua những cánh đồng lúa chín ở huyện Quế Vỏ, tỉnh Bắc Ninh lúc học năm cuối trường Sỹ quan Chính trị - Quân sự. Anh xem xong, khen “viết tốt” rồi nói thêm: “Để mình gửi, kèm lời giới thiệu về tờ Quân đoàn 4”. Chiều hôm ấy anh dẫn anh Bùi Văn Bồng báo Sài Gòn giải phóng cùng mấy anh phóng viên quay  phim của quân đội sang chơi. Trong lúc chờ trận đánh mở màn, mấy anh em ngồi tán gẫu, bình thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh… Sau lần ấy, một thời gian khá lâu, tôi không gặp lại anh. Do đơn vị vừa hành quân, vừa tác chiến, không nhận được báo chí nên tôi cũng không biết bài thơ của mình được đăng như thế nào và  nội dung lời giới thiệu của anh ra sao. Mấy tháng sau, tình cờ gặp và nghe một anh cán bộ của phòng tuyên huấn quân đoàn bảo đã từng biết tôi qua tờ Quân đoàn 4, tôi mới biết là anh Quốc Trung đã làm đúng như điều anh nói.

   Bẵng đi một thời gian, tôi mới gặp lại anh. Nắm chặt tay tôi, anh bảo: “Những bài viết của em đều gọn, súc tích và chặt chẽ… Tiếp tục cố gắng lên nhé!”. Lần gặp sau đó, anh bảo: “Anh chuẩn bị ra Hà Nội học trường viết văn Nguyễn Du. Tiểu thuyết Biên giới gửi ra dự thi đạt rồi. Nhưng dù xa cách, mỗi lần đọc bài của nhau, anh em mình cứ xem như đã được gặp nhau rồi nhé!”

   Có lẽ không ai đoán biết được những chặng đường đời trước mặt. Sau khi hai anh em chia tay nhau, anh Quốc Trung bắt đầu bước vào con đường tu nghiệp và tiếp tục “cày ải” để cho ra đời những đứa con tinh thần của mình, còn tôi chuyển về công tác ở địa phương. Từ đó chúng tôi không có dịp nào được gặp lại nhau trong đời thực, chỉ “gặp” nhau qua những trang viết. Mãi gần đây tôi mới biết được anh về công tác tại cơ quan đại diện phía Nam của tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tôi gọi cho anh qua số điện thoại của cơ quan anh và hẹn một ngày sẽ đến thăm anh. Ưóc nguyện ấy chưa trở thành hiện thực thì một ngày tôi bàng hoàng nhận được tin dữ: Anh đã là một trong những nạn nhân đau thương của cơn dịch quái ác!

   Nhớ thương anh Nguyễn Quốc Trung, tôi lại tìm hình ảnh của anh qua những đứa con tinh thần anh để lại cho đời và lắng nghe lời anh từ “miền mây trắng”  vọng về: “…Dù xa cách, mỗi lần đọc bài của nhau, anh em mình lại xem như đã được gặp nhau rồi nhé!”

 

Nguyễn Quế

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm