TIN TỨC
  • Truyện
  • Robot thế hệ 12.0 | Đinh Thành Trung

Robot thế hệ 12.0 | Đinh Thành Trung

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-22 10:23:09
mail facebook google pos stwis
907 lượt xem

 CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022 

ĐINH THÀNH TRUNG

Tất cả chỉ còn lại trong nước mắt, con và Người. Đêm đen thăm thẳm như muốn nuốt trọn lấy tôi. Không, còn cả mi nữa, đồ virus đáng ghét.

Người ta bảo nhắm mắt lại sẽ quên hết mọi thứ. Tôi không quên. Tôi chìm trong nó. Nhắm mắt nhưng vẫn nhìn. Tôi chỉ là một cỗ máy.

*

Người ta tạo ra tôi bằng công nghệ hiện đại. Gắn cho tôi một linh hồn. Cha mẹ nào đã sinh ra tôi? Robot không biết tên kỹ sư tạo ra mình.

Tôi đến nhà cậu Hai trong một đêm đầy ánh sáng. Bộ cảm biến trong con ngươi thế hệ 12.0 của tôi nhận ra điều đó. Tôi có nhiệm vụ trợ giúp gia đình họ. Không phải chỉ việc nhà mà là tất cả. Tôi chỉ là một con người máy.

Thằng nhóc lông vàng lởm chởm này sẽ là chủ tôi? Khỉ thật! Trong mớ dữ liệu người ta nhồi nhét vào đầu, tôi buộc phải trở thành nô lệ cho nó. Tôi cúi xuống, thè cái lưỡi mềm mại, êm ái. Mùi sữa? Mùi trẻ con? Tôi không có khả năng nôn. Tôi không muốn! Tôi không cần lệnh phục tùng quái quỷ này.

Vậy tại sao tôi lại có suy nghĩ phản kháng? Đáng ra, một người máy như tôi phải hoàn toàn phục tùng thôi chứ? Ờ, suy nghĩ đi. Vậy bạn nghĩ tại sao tôi lại kể cho bạn thứ này? Đúng. Đúng rồi đấy. Tôi bị thằng cha nào đó cài vào người một con virus. Không, không phải con virus bẩn thỉu, đáng khinh như bạn đang nghĩ đâu! Là virus máy tính.

Tôi nhận được nó ở bãi rác thành phố. Cũng phải nói một chút về nguyên nhân làm sao tôi phải đi đến nơi bẩn thỉu ấy. Do ai đó đột nhiên nổi hứng muốn nhặt về cái linh kiện gì đó. Bạn có hiểu cảm giác của tôi bây giờ không? Tôi ghê tởm. Tôi muốn được như con người, để ộc ra hết mấy thứ kinh dị bị gắn vào trong bụng. Virus làm tôi mất cảm giác. Tôi biết đây là bụng, là dạ dày hay thực quản? Con người khi chế tạo đã cho tôi cảm giác, hay đúng hơn là thứ họ gọi là giác quan. Dù đơn giản lắp ghép linh kiện lại là thành tôi.

Tiếng nhạc du dương từ đâu bỗng nổi lên. Lão soạn nhạc quái quỷ gì đây? Trong bộ nhớ của tôi đâu có ghi nhớ thứ nhạc quái dị này? Chắc là nhạc sỹ vô danh rồi. Trần đời, chưa thấy âm thanh nào xiên xẹo như thế. Ghi-ta không ra ghi-ta, kèn trống đánh lộn xộn, cứ như được tạo ra bởi bọn trẻ trâu nào đó. Chỉ thấy cậu chủ Hai nhảy cẫng lên sung sướng.

- Nhạc gì thế cậu chủ?

- Nhạc huyền thoại trong điện thoại Tàu ngày xưa. Oách xà lách chưa?

Mụn con trai duy nhất của ông Bốn nheo mắt thích thú, dùng cả hai tay lắc đi lắc lại con robot đồ chơi công nghệ cao mà bà Ba hứa mua khi đạt đủ số điểm tốt nghiệp lớp học thêm. Thế mà cũng tặng quà. Tôi vốn chỉ coi gia đình này là chỗ trú ngụ tạm thời, thôi cứ giả vờ kêu inh ỏi lên đồng ý.

- Hô lê hốp! Không phải tôi được mua đâu.

- Mày kêu gì thế? - Cô Cả chị cậu Hai ngạc nhiên.

- Yên nào robot ngoan.

- Kêu cái đếch gì thế!

Tôi bị phản lại bằng một tràng từ ngữ không lấy gì là lịch sự cho lắm. May mà tôi đã ghi lại trong bộ nhớ thế hệ 12.0 khi đi qua chợ cóc. Ông bà là chủ mà. Thích thì chửi. Tôi nghe là được chứ gì. Không chỉ nghe, tôi còn nhảy cẫng lên sung sướng.

- Chà chà! Mấy người sai hết rồi.

- Sai cái gì? Sao bảo con người máy này ngoan hiền lắm?

- Nó là trí tuệ nhân tạo đời mới nhất nên có khả năng tư duy gần như con người.

Thì ra là vậy. Quy tắc bất di bất dịch của người máy là phải phục tùng tuyệt đối cho con người. Nếu cố tình phản kháng, có lẽ tôi sẽ biến mất theo một cách nào đó, nổ tung chẳng hạn, hoặc tan chảy trong thứ axít do chính mình tiết ra. Tôi nhìn cậu chủ bằng con mắt thơ ngây, lặng yên chịu đựng cái xoa đầu ầu yếm.

- Chú robot này chắc nhận ra em là chủ rồi nhỉ?

- Chắc vậy.

Cậu Hai trả lời hờ hững. Nhìn chị với ánh mắt mệt mỏi, cậu lại chìm vào giấc ngủ. Tôi nằm yên cạnh đó, như hòa theo nhịp thở nhẹ nhàng, đúng hơn là yếu ớt. Có lẽ, cậu đang mắc phải một căn bệnh nào đó. Tôi không phải là robot y học nên không thể biết cậu ta mắc bệnh gì. Chỉ biết, không khí trong căn nhà này không giống với một gia đình bình thường.

- Dù sao cũng nhận em là chủ rồi ha!

Cô Cả lẩm bẩm ra chiều thích thú. Bàn tay mềm mại của cô xoa nhẹ rồi vỗ về tôi. Có lẽ cô cũng thích tôi lắm. Vì cô tròn xoe mắt ngắm nghía tôi kỹ thế cơ mà. Hôm nay, cô chủ trang điểm khá xinh. Chuẩn bị trong phòng đến gần một tiếng, còn thay đi thay lại đồ vì phối màu không hợp. Rõ ràng, cô sắp có một cuộc gặp rất quan trọng.

- Mày chúc tao may mắn đi.

- Sao tôi lại phải chúc như thế?

- Thì cứ chúc đi. Xin mày đó!

- Vâng thì chúc. Chúc cô may mắn cưa đổ được anh ta, dù khả năng thành công chỉ có chưa đầy 1%.

- Gì cơ? Sao mày biết?

- Tôi chỉ phân tích thôi. Dựa trên nhiều yếu tố như ngoại cảnh, con người, tình huống, thời tiết...

- Nếu mày đúng thì tao không nên tỏ tình vào hôm nay hả?

- Không, cô cứ làm đi vì hôm nay là cơ hội duy nhất.

Cô Cả quệt vội hai giọt nước mắt chớm rơi, nhẹ nhàng bước ra khỏi nhà. Đúng là tâm hồn một thiếu nữ mới lớn. Sinh viên đại học rồi chứ có còn là “xì-tin” đâu. Cũng chẳng trách cô được. Hôm qua, tôi ghi lại không sót một lời cuộc cãi vã giữa cô với mẹ. Bà Ba nhất định bắt cô phải tránh xa cậu trai tên Hùng, chính là cái người cô định đi gặp hôm nay. Dĩ nhiên, đến 99% cô sẽ bị mắng một trận vì cậu Hùng chỉ là con nhà buôn bán ở chợ, trong khi cô Cả là tiểu thư nhà giàu, lá ngọc cành vàng. Đúng chóc. Bà Ba tuôn ra một tràng ngôn ngữ tôi chưa thấy bao giờ, trong khi cô Cả mặt câng câng, không nhỏ một giọt nước mắt nào như cái cách cô sợ sệt vì tỷ lệ tán đổ chỉ là hơn 1%.

*

Đúng ra, tôi đã bị vứt đi ngay. Nếu không vì cô Cả lao người ra ôm chặt thì tôi có lẽ đã trở thành một đống sắt vụn nằm dưới chiếc máy nghiền kia. Cũng may, ông bà chủ khá chiều con nên tôi mới được nằm cạnh cậu chủ thế này. Cậu vẫn ngủ, giấc ngủ đầu tiên trong ngày. Môi cậu thỉnh thoảng chem chép, nước dãi nhễu ra thành giọt. Và cái mùi sữa từ đâu lại tỏa đến. Thứ thức ăn dinh dưỡng tôi buộc phải dùng mỗi ngày. Nó có vị khác xa thức ăn dành cho mèo. Robot thế hệ 12.0 đã được nâng cấp đường tiêu hóa nên có thể ăn được như một con vật bình thường. Chỉ khác, chúng tôi tự xử lý chất thải, không để môi trường bị xâm lấn bởi mùi hôi khó chịu.

Cũng chính vì thế, cậu chủ có thể nựng tất cả bộ phận trên người tôi mà không sợ bẩn. Một trong những lý do cậu chủ được giữ tôi ở lại. Cũng may, có khi chỉ cần hạ xuống một đời sản xuất là tôi sẽ bị ném đi không thương tiếc. Tôi nhớ lần đầu tiên được đem về gia đình giàu có này, tôi bị bắt phải nhớ mặt tất cả thành viên. Ông Bốn, bà Ba rồi chị em cậu chủ. Tôi dều nhớ hết, dễ mà. Đến cậu chủ Hai, người tôi cần nhớ nhất hóa ra lại khó nhất. Khuôn mặt cứng đờ, vô cảm của cậu làm con mắt hồng ngoại có máy quét công nghệ mới phải làm đi làm lại mấy lần. Tại sao? Rõ ràng cậu chỉ ngồi yên, mặt cũng chỉ đờ đẫn như thế chứ đâu có bật cười hay khóc gì.

Tôi buộc phải coi đây là cậu chủ. Đúng ra, cơ chế phản kháng cũng được cài cắm vào bộ nhớ, nhưng chỉ là với kẻ thù. Tôi không được quyền phản đối chủ, trong tất cả mọi vấn đề từ ăn uống đến tấn công. Tôi được chế tạo nên cũng chỉ bởi điều đó. Nhà sản xuất đã cung cấp chức năng phải dành ưu tiên cao nhất cho một người, và chỉ một mà thôi.

Thực lòng, tôi quý cô Cả hơn. Cái miệng xinh xẻo kia. Đôi môi mịn màng. Sao mà đáng yêu thế chứ! Đâu như cậu chứ, suốt ngày tỏ ra nũng nịu. Cô Cả đến rồi. Phải mềm yếu một chút.

- Yên nào. Yên nào. Mày đâu phải là chó.

- Không, tôi thích là chó cơ!

- Mày lạ thật đấy. Có khi nào mày mang công nghệ của hành tinh khác?

- Đâu có, cô nhìn tôi đi. Chân tôi, rồi tay tôi. Rõ ràng toàn từ vật liệu của Trái Đất mà.

- Đâu, đưa đây tao xem. Ừ nhỉ. Toàn từ sắt thép. Mà có khi nào bọn “Alien” bắt chước theo công nghệ của Trái Đất để che mắt, rồi từ mày phát tán ra đống virus nguy hiểm không?

Lúc này, tôi có thể nhìn kỹ cô Cả. Cô bận trang phục đi chơi. Tôi thích đôi bốt đó. Nó thật lộng lẫy, kiêu sa. Chắc vì con virus trong tôi. Gã kỹ sư công nghệ tạo ra tôi chắc là một tay thất tình. Làm sao hắn biết tôi sẽ đến ở nhà một người thất tình khác. Cô Cả giờ trông thật tội nghiệp. Nước mắt làm nhòe cả phấn son, chảy ra hai dòng trắng phớ. Phấn trắng bợt cả má cô thiếu nữ chớm biết yêu, không để ý gì đến ưu phiền của trái tim rỉ máu.

- Ai bảo không chủ động nhiều vào. Giờ thì nằm khóc.

Cậu Hai buông lời giễu cợt. Cái cậu bé tự kỷ ấy, giờ cũng biết nhận xét tình hình. Từ khi tôi đến, cậu Hai chỉ biết cười, biết khóc. Vậy, nghiễm nhiên quyền sai khiến vào hết tay cô Cả. Tiếng là robot của cậu Hai, nhưng cô Cả - người được trao quyền thứ hai sẽ luôn là người ra lệnh cho tôi từ đơn giản dến phức tạp. Đơn giản thì đi lấy đồ thay, từ đồ lót đến áo khoác. Còn phức tạp, chắc là ngồi nghe cô tâm sự mỗi khi bị một anh chàng từ chối.

“Gia đình này thật điên khùng”. Tôi đã nghĩ vậy. Chẳng mấy khi thấy ông bà già, người cô Cả và cậu Hai coi là bố mẹ. “Ông bà già”. Đó không nên là thứ con cái gọi cha mẹ của chúng. Có lần, chỉ nghe tiếng quát với vào của bà già. Chắc vậy. Mẹ để cọc tiền trong ngăn kéo nhé. Con mua gì ăn cũng được. Hết thì gọi mẹ đưa. Thế đấy. Tha hồ sướng nhé cô Cả. Tôi mà là cô, tôi tiêu xài thoải mái. Tôi sẽ ăn vận thật đẹp rồi sai người đến trói anh chàng kia đến. Cô muốn làm gì hắn thì làm.

Mặc kệ, cô Cả chỉ vứt xấp tiền vào thùng ở góc phòng. Tôi nhìn quanh. Mỗi góc phòng là một cái thùng các-tông cũ kỹ như thế. Cô định làm gì, tôi chẳng hề hay biết. Phòng cô Cả trông cũng không giống như phòng con gái. Không có thú bông, không có màu hồng thường thấy. Trong dữ liệu của tôi, đã là con gái thì phòng ốc phải nữ tính chứ. Vậy mà gì thế này? Một tấm hình ca sĩ nhạc rock đầu tóc bù xù, tay cầm cây đàn ghi ta điện. Góc bên kia là bức tranh trừu tượng với tông màu đỏ chủ đạo. Hình như là máu. Hai mẹ con nắm tay nhau đứng trong một hồ máu. Người họ cũng đầy máu. Họ nhớp nháp. Họ nhuốm màu tù tội. Ai đã giam họ trong đó? Tất cả chỉ là những hình ảnh loáng thoáng mà tôi, một cỗ máy phản chiếu lại bằng thứ công nghệ lỗi thời không thể hiểu nổi.

*

- Nó dậy rồi.

- Dậy rồi à. Cho nó cái gì ăn đi.

- Thức ăn cho chó nhá. Nghe nói loại robot thế hệ này ăn được.

Tôi đang ở trong một cái bệnh viện. Cũng được chữa trị như chó. Họ cố tìm ra kẽ hở trên người tôi để nhét kim tiêm vào. Làm sao mà tiêm được?

- Im nào. Tao nhất định phải tiêm. Có người trả tiền để tao làm.

- Thế nếu bác sĩ không làm thì sao?

- Thì cũng chẳng ai biết được. Nhưng đây là lương tâm nghề nghiệp. Hiểu không robot?

Đến nước đấy thì cũng chẳng cãi lại ông Bốn làm gì. Thôi, tiêm thì tiêm đi. Cho cô Cả vui. Vẫn nằm bẹp trên giường. Tỉnh chả ra tỉnh, mê không ra mê. Mắt đẫm lệ, nhìn về xa xăm như sống trong một thế giới khác.

- Nào, con thích chụp ảnh không? Mẹ chụp cho con nhé?

- Chụp nào. Chụp nào. Đăng lên Tiktok cơ! - Tiếng cậu bé bên cạnh hào hứng. Sắc mặt cậu Hai dường như đã tốt hơn sau khi cô Cả vào viện được một thời gian. Đúng ra, cậu Hai vẫn thế. Hằng ngày, cậu đi dạo 3 vòng quanh nhà cùng tôi. Đến đêm, cậu nhường lại tôi cho chị sau vài cái ôm hờ hững tạm biệt.

- Đống tiền mẹ cho, con vứt hết rồi. Nhìn người ta lao vào tranh nhau nhặt buồn cười lắm.

Cô Cả mở miệng sau mấy tháng lặng im. “Con tôi nói rồi”. Ông Bốn và bà Ba rú lên rung sướng. Sao bao lâu con nói được mà con không chịu nói? Con có biết con làm thế là bố mẹ khổ lắm không? Bố mẹ kiếm tiền đã vất vả rồi, con phải thương bố mẹ chứ!

Cô Cả bình thản sau một tràng yêu thương lo lắng vừa nhận được. Miệng cô lại mím chặt, cạy ra cũng chẳng nói.

- Thôi xong. Thế là tiêu rồi.

- Anh nói gì?

- Tôi nói là tái trầm cảm.

Ông Bốn và bà Ba trố mắt, hết nhìn cô Cả rồi ngó sang tôi. Bác sĩ đã phán là không thể sai. Trong bộ nhớ của tôi, tái trầm cảm là căn bệnh đáng sợ. Vì bệnh nhân đã bị trầm cảm một lần nên khi bị lần thứ hai, họ sẽ biến thành một cái cây đúng nghĩa. Họ luôn muốn chết. Một số trường hợp bệnh nhân trở nên hung dữ, đập phá, hành hạ mọi thứ xung quanh.

- Tất cả là do con robot này. Ông nhìn xem! Hai đứa con của mình vì suốt ngày chơi với nó nên mới thần kinh đấy. Bà Ba chỉ tay vào mặt tôi kết tội.

- Đúng rồi. Hai vợ chồng mình cưng chiều nó như thế, không tiếc nó cái gì. Bao nhiêu đứa mơ ước một gia đình như thế này. Thế mà cuối cùng con gái ra nông nỗi kia. Do mày!

Và tôi đã trở thành nạn nhân đây. Tôi bị phá bung hết, chỉ chừa lại cái đầu. May mắn là hệ điều hành ở trong bộ não nhân tạo của tôi vẫn cồn hoạt động, tuy đã bị hỏng một số chức năng.

- Con gái yêu. Sao con cứ giữ con robot nát bét thế này? Con xem. Nó chỉ còn cái đầu thôi. Trông ghê lắm. Mẹ sẽ mua cho con một con robot mới tinh, công nghệ mới nhất nhé.

- Không thèm.

- Vứt đi. Nhìn trông bẩn quá! - Ông Bốn giật lấy cái đầu của tôi, ném mạnh vào tường.

Cậu Hai cười khành khạch. “Ném thế mới gọi là ném chứ bố. Nhìn trông sướng quá. Cho con thử. Cho con thử”.

Cậu Hai nhặt đầu tôi lên, dẫm mạnh mấy cái cho thành hình tròn. Tôi vỡ toác rồi nên dễ cầm lắm. Cậu ném còn mạnh hơn bố. Tôi là robot nên không cảm thấy đau. Chỉ nghe những tiếng va đập chát chúa.

- Đưa tao. Để tao ném nữa.

Cô Cả giật lấy tôi từ tay cậu Hai, sung sướng tung hứng cái đầu của tôi như trái bóng rồi ném ra ngoài cửa sổ. Có lẽ sắp đến thời khắc cuối cùng. Không sao, máy móc ngừng hoạt động là chuyện thường mà. Ôi, vẫn còn nghĩ được nữa cơ đấy! Tôi tự nói với mình như thế. Từ độ cao này rơi xuống đất chắc cũng còn vài giây để suy nghĩ cơ mà. Nhưng, nhưng tại sao tôi lại biết suy nghĩ? Đã là robot thì chỉ biết tuân lệnh như một cái máy thôi chứ? “Kích hoạt chế độ khẩn cấp”. Tiếng hệ thống từ trong tôi vang lên. Là từ con virus!

“Con gái vô cùng yêu quý của bố. Nếu con đã nghe được những lời này cũng có nghĩa là con đang cận kề nguy hiểm. Hãy yên tâm vì một vài chị em là bản sao của con chắc vẫn đang tồn tại ở đâu đó. Bố sẽ giải thích ngắn gọn vì không còn nhiều thời gian. Con từng là con người. Vì bố quá ích kỷ, chỉ biết đắm chìm vào công việc nên đã không giữ được con”.

Thì ra là vậy. Câu chuyện cũng cảm động đấy. Nó có thật không nhỉ? Có lẽ là thật vì giọng nghẹn ngào của ông ấy. Mà từ từ đã, nghĩ coi nhiệm vụ của mình đã hoàn thành chưa. Cậu Hai dường như đã bớt tự kỷ. Cậu cố ngăn cô Cả để giành lấy thứ đồ chơi thuộc sở hữu của mình. Chả sao đâu cậu ơi! Số phận của một con robot, dù chỉ là thế hệ 12.0 như tôi đều phải chết. Cô Cả không giết thì tôi sẽ ra đi vì lý do khác thôi. Thật may, cũng biết được một chút về mình trước khi chết.

Mặt đất kia rồi.

“Điều đó có thật không? Người chính là bố của con?”.

“Chắc con không thể có được câu trả lời rồi nhỉ. Tạm biệt bố”.

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chuyện ngày cuối năm - Truyện Ngắn Cát Huỳnh
Nhìn hắn bây giờ với dáng vẻ đường bệ. Nếu là người lạ chắc thế nào cũng lầm tưởng hắn là một cán bộ cấp cao ở tỉnh.
Xem thêm
Triết gia miệt vườn – Truyện ngắn của Vương Huy
 Lão Bần nâng ly trà lên miệng nuốt đánh ực một cái, lão gằn giọng nói: Tôi đọc triết từ thời trẻ và tôi rất mê Bùi Giáng. Nhưng sau nầy nghĩ lại, nếu Bùi Giáng viết ít lại sẽ hay hơn. Tôi thích triết Heidegger vì triết ổng sâu kín.
Xem thêm
H’un - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Buôn K’sia hôm nay họp bàn về việc xây dựng nông thôn mới. Ông Chủ tịch Phường nói rất nhiều, rất dài về Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đang thực hiện ở tỉnh nhà và thành phố của chúng ta. Ông cho biết thêm: Nhà nước đầu tư bảy mươi phần trăm kinh phí làm đường đổ bê tông, dân góp còn lại. Có đường mới, đi lại thuận tiện thì những sản vật làm ra mới có nhiều người đến mua, dân mới đỡ khổ. Cán bộ nói nhiều, toàn điều hay, cuối buổi, ông buôn Trưởng chốt lại: muốn có đường đi sạch sẽ, thoáng đãng thì dân phải… góp đất.
Xem thêm
Trăm năm hương Tết vẫn còn - Truyện ngắn Nhật Hồng
“Tết đến, già trẻ trai gái đều nô nức đón mừng, dù điều kiện kinh tế gia đình mỗi người có khác nhau, nhưng hương tết vẫn nồng nàn tha thiết, sum vầy cùng với bánh ngọt và hoa thơm”.
Xem thêm
Ngôi sao lấp lánh
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Gió bãi trăng ghềnh – Truyện ngắn của Tống Phước Bảo
Má mày bị đánh đĩ rồi Nhơn ơi! Chưa kịp hiểu gì Nhơn đã bị Ngỡi lôi tuột ra chiếc xe đạp cũ mòn. Chiều in bóng trên bờ ruộng hai đứa nhỏ hấp tấp chở nhau đi như trối chết.
Xem thêm
Nữ bưu tá – Truyện ngắn của Hữu Đạt
Mỗi lần đến đơn vị bộ đội phòng không đưa thư hoặc báo, Phương để ý thấy một người – một người duy nhất – chỉ đến rồi lại ra về, với vẻ mặt trầm buồn. Đơn giản là chưa bao giờ Phương thấy anh ta nhận một lá thư, hoặc gói bưu phẩm của ai đó gửi cho cả.
Xem thêm