TIN TỨC

Tháng Giêng

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-02-28 00:15:07
mail facebook google pos stwis
1320 lượt xem

Hồ Thu

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Tết Nguyên Đán đã qua, nhưng dư âm cứ đong đầy tình thân ấm nồng trong từng ngôi nhà, từng người thấm đượm vị ngọt hương xuân của sum vầy, đoàn viên. Chỉ dấu mùa xuân vẫn còn miên man, bất tận trong cảm thức sâu thắm. Tháng Giêng – tháng bắt đầu của mùa xuân và của cả một năm mới với những nét tinh khôi, tươi tắn căng tràn sức sống vạn vật cây cối. Dường như, mỗi người ai cũng mong chờ đón tháng Giêng với nhiều cung bậc tâm trạng, tình cảm lắng lòng riêng có.

 

Tháng Giêng đến, khẽ khàng tinh tươm từng bước đi hành trình đầu tiên của mùa xuân – mùa đẹp nhất. Đó là trong nắng hanh hao vàng trên cánh đồng lúa đương thì con gái. Là bờ cỏ xuyến chi bông trắng muốt hớn hở thoảng lay nhẹ theo làn gió mơn man. Là mai còn vàng thắm, các loại hoa vẫn thi nhau khoe màu dâng đất trời sắc xuân phơi phới. Xưa nay, từ “ra Giêng” rất đỗi dân dã và thân quen trong cuộc chuyện trò đời thường, như một lời hứa hẹn cho năm mới tiếp nối những hội ngộ, gặp gỡ và chia tay sau cái Tết. Đó là “ra Giêng ngày rộng, tháng dài”, “ra Giêng rồi tính hỉ”, “ra Giêng đi lại“, “ra Giêng cà phê”… Vậy đó, hình như nhịp thời gian đã dành hẳn cho tháng Giêng vừa tĩnh lặng, thao thiết hay xôn xao, rộn rã biết bao. Dù “ra Giêng” thường tính sau thời khắc giao thừa “tống cựu nghinh xuân”, sau ba ngày “mùng” của Tết. Nghĩa là tháng Giêng đã mở ra một vùng không gian, thời gian rộng lớn và hứa hẹn nhiều điều mới mẻ, pha lẫn sự chờ đợi, nhớ thương, xao xuyến…

Mười hai tháng của năm, tính theo âm lịch được “định vị” con số tháng 12 – tháng Chạp và tháng 1 – tháng Giêng. Tháng Chạp đến thật nhanh vì bận rộn, hối hả chuẩn bị Tết, kết thúc năm còn dường như tháng Giêng thong dong hơn cho từng ngày nghỉ ngơi. Tháng Chạp của sự mong chờ ngày gặp lại, tháng Giêng cho những bịn rịn lưu luyến chia xa. Và luôn cảm ơn tháng Giêng đã cất dùm trong ngăn kéo ký ức mỗi người những ngày tháng xuân trong trẻo của hoa lá đất trời mướt xanh…

Bước qua tháng Giêng, xuân đến chồi non lộc biếc, dường như ai cũng thảng thốt và tươi vui cùng đất trời thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp nguyên sơ cho tháng Giêng. Đứa bạn thân lập nghiệp tận Sài Gòn, năm nào cũng về quê ăn Tết. Bạn nói, “ăn tinh thần, ăn nỗi nhớ” nên ăn gì cũng ngon, cũng nhớ. Và đâu chỉ ăn, là ngó nghiêng từng nõn lá, nụ hoa, từng con đường làng, bờ sông, cánh đồng. Là gặp gỡ, hỏi han, nói cười, tâm tình cho nhau những câu chuyện buồn vui cuộc đời, những thăng trầm gánh gồng cơm áo. Quý nhau cái tình, trọng nhau cái nghĩa…

Bây giờ đang là những ngày tháng Giêng. Nắng đã vàng và ấm hơn. Các loại hoa cũng đua nhau nở tràn khoe sắc màu làm cho ngày ra giêng vẫn còn tết mới. Tháng Giêng, bầu trời thắm xanh và mây trắng bồng bềnh. Hàng cau xanh thẳng tắp các con đường làng. Không gì đẹp bằng đồng làng tháng Giêng. Tháng của mùa lúa đương thì con gái, tháng của mùa đậu phụng ra gương, tháng làm giống các loại rau nên vườn nhà hay ngoài đồng là các luống lên hoa vàng hoa cải, tím tím hoa ngò, trắng muốt nhụy vàng hoa tần ô… Đồng bãi tươi non các loại hoa dại đủ sắc, trinh nữ tim tím mỏng manh, xuyến chi khẽ rung nhẹ theo làn gió thoảng. Giọt sương mai còn đọng trên lá, chú dế đánh thức tiếng gáy bài ca xuân tràn. Bức họa đồng quê càng tươi vui hơn, khi càng ngày nhiều người càng thích du xuân và check in cảnh quê, đồng quê. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng nói cười lao xao. Mấy ngày xuân, ra Giêng là Facebook, Zalo… ngập tràn hình ảnh vui xuân.

Và vì thế, tháng Giêng cứ như ý thơ của nhà thơ Xuân Diệu – “tháng Giêng ngon”. Tháng Giêng đánh thức yêu thương trong những khoảnh khắc xuân thuần khiết, ban sơ của thiên nhiên. Để nghe từng câu hát bình yên, lời chúc năm mơi, để nhìn từng ánh mắt, nụ cười. Để nhìn từng giọt sương long lanh, lá xanh cành biếc, để ngắm hoa. Và trên hết, để biết lắng lòng và trân trọng, yêu quý hơn từng khoảnh khắc trong cuộc đời, nâng niu cảm xúc của chính mình….

Cám ơn tháng Giêng đã đem lại sự nồng ấm tình thân. Cám ơn tháng Giêng luôn cất giữ yêu thương ngọt lành. Vỡ òa những cảm xúc tinh khôi, diệu vợi, tin yêu và hy vọng cho năm mới… Bước qua tháng Giêng…

H.T

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm