TIN TỨC

90 năm giở lại bài thơ ‘Tình già’ của Phan Khôi

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-01-07 11:33:15
mail facebook google pos stwis
1357 lượt xem

Lâu nay, có 2 sự nhầm lẫn về bài thơ “Tình già” – được xem là tác phẩm mở đường cho Thơ mới, của học giả, nhà thơ, nhà báo Phan Khôi.

Đó là thời điểm bài thơ được công bố và hình thức của bài thơ. Bên cạnh đó, là nghi vấn về câu chuyện thực để bài thơ ra đời.

Qua những bài viết từ hai người con của ông – Phan Thị Mỹ Khanh (Phan Thị Miều) và Phan An Sa, những góc khuất của bài thơ này dần được “vén màn”.


Nhà văn Phan Khôi cùng người vợ thứ hai Nguyễn Thị Huệ và hai con: Phan Nam Sinh, Phan An Sa.

Về nguyên bản bài thơ “Tình già”

Hầu hết những bài viết về bài Tình già đều cho rằng bài thơ này được đăng lần đầu tiên trên tờ Phụ nữ tân văn ra ngày 10/3/1932. Như bài viết “Tình già” của Phan Khôi là thơ mới? của tác giả Lê Quang Thái đăng trên số đặc biệt của tạp chí Sông Hương tháng 9/2014 ghi: “Báo Phụ nữ tân văn số 122 ra ngày 10/3/1932 đăng bài thơ ‘Tình già’ của nhà nho tân tiến Phan Khôi (1887 – 1959). Khoảng hơn 8 tháng sau, tuần báo Phong hóa đăng lại bài thơ dậy sóng ấy vào số báo tết năm Quý Dậu, ngày 24/1/1933”.

Năm 1941, Hoài Thanh và Hoài Chân trong bài tổng quan giới thiệu cuốn Thi nhân Việt Nam, viết về sự kiện xuất hiện bài thơ này như sau: “Nhưng một ngày kia, cuộc cách mạng về thơ đã nhóm dậy. Ngày ấy là ngày 10 Mars 1932. Lần đầu tiên thành trì thơ cũ hiện ra một lỗ thủng. Ông Phan Khôi hăng hái như một vị tướng quân, dõng dạc bước ra trận”.

Tuy nhiên, trong bài viết “Phần hồn & phần xác bài thơ Tình già” (sách Tôi với Thầy tôi, Phan Khôi – NXB Đà Nẵng, 2021), tác giả Phan An Sa cho biết: “Vào năm 2009, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân phát hiện: bài báo Một lối ‘thơ mới’ trình chánh giữa làng thơ của Phan Khôi – trong bài có đăng kèm bài thơ Tình già – lần đầu tiên được đăng trên Tập văn mùa xuân của báo Đông Tây số Tết Nhâm Thân 1932, ở Hà Nội. Cũng bài báo này và bài thơ này, nhưng bản đăng ở báo Phụ nữ tân văn số 122 ngày 10/3/1932 trong Sài Gòn, muộn hơn khoảng một tháng, lại bị Sở kiểm duyệt yêu cầu đục bỏ mất trên một trăm từ, cụ thể là bỏ hết những đoạn nào, từ nào nhắc đến bài Dân quạ đình công của Phan Khôi gắn với phong trào xin xâu, kháng thuế ở Trung kỳ đầu năm Mậu Thân 1908 (…). Năm đó, ngày mồng 1 Tết Nhâm Thân, nhằm ngày 6/2/1932, vậy nên bài Tình già được công bố lần đầu tiên ít nhất là một tuần trước đó”.

Phải chăng, do tờ Phụ nữ tân văn lúc đó có ảnh hưởng lớn, bài thơ Tình già được đăng trên báo này đã dẫn đến những tranh luận về Thơ mới, nên gây ra sự nhầm lẫn như trên? Đây là vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu.

Về tính nguyên văn của bài thơ Tình già, tác giả Phan An Sa cho rằng hầu hết các bản lưu truyền hiện nay đều khác rất xa với nguyên mẫu.


Tư liệu về thời điểm đăng báo và nguyên văn bài thơ “Tình già” được Phan An Sa nói rõ trong sách “Tôi với Thầy tôi” – Phan Khôi (NXB Đà Nẵng, 2021).

Mối tình ngang trái được chôn kín?

Trong bài Phan Khôi tự truyện đăng trên Đông Dương tạp chí số Xuân năm 1939, nhiều chi tiết hé lộ cho ta liên tưởng đến căn nguyên ra đời của bài thơ này. Trong cuốn Nhớ cha tôi – Phan Khôi (NXB Đà Nẵng, 2017), bà Phan Thị Mỹ Khanh dẫn theo truyện này: Năm 1908, vì bị tình nghi tham gia phong trào kháng sưu thuế Trung kỳ, Phan Khôi bị bắt đi tù tại nhà lao Hội An. Một ngày, ông được viên quan võ hàng tứ phẩm trông coi nhà tù điều ra nhà viết câu đối. Ở đó, ngoài quan cai tù ra, có “một thiếu phụ còn trẻ lắm, trạc tuổi tôi, người trắng trẻo, khuôn mặt trái xoan, cả đầu lẫn cổ quấn cái khăn nhiễu điều ngồi bên kia sập” mà sau “nghe mới biết người ấy là bà Ch. vợ ông”.

Sau khi người thiếu phụ ấy rót rượu cho ông uống để có cảm hứng viết, thì “Bấy giờ tôi thấy dễ chịu, hươi cây bút như rồng bay phượng múa, hết đôi này đến đôi khác, càng viết càng tốt. Người thiếu phụ cứ đưa con mắt theo ngòi viết tôi”. Sau bữa ấy, người thiếu phụ cảm mến người viết chữ, nên nhờ người tù mang gói nhỏ gồm trầu, cau… nói là của bà Ch. gửi ông. Người tù này tiết lộ: “Lâu nay tôi phục dịch hằng ngày trong nhà ông Ch. và tôi đã được tin cậy nên bà Ch. có đem tình riêng ngỏ với tôi nhiều lần. Bà nói bà thấy thầy thì thương lắm, hôm nay gởi vật nhỏ mọn làm tin, mong ngày khác thầy cho bà gặp để nói chuyện…” (trích Phan Khôi tự truyện).

Đem cái tự truyện trên mà gán ghép với căn nguyên ra đời của bài thơ Tình già, thì là sự gượng ép. Nhưng ở đây có mấy chi tiết thể hiện rõ mối tình ngang trái như trong tự truyện: “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng (…)/Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung”. Hay: “Người thiếu phụ cứ đưa con mắt theo ngòi viết tôi; chỉ nhìn nhau mà hai chúng tôi còn sợ tai tiếng, không dám nhìn no nê”… làm ta liên tưởng đến hình ảnh rất gợi: “Con mắt còn có đuôi”. Và đặc biệt, từ năm 1908 đến 1932, khi bài thơ đăng báo, đúng là “hai mươi bốn năm sau”!

Trong bài viết “Phần hồn & phần xác bài thơ Tình già”, Phan An Sa nhận định: “Cái mới của phần hồn bài Tình già là lần đầu tiên bài thơ công khai miêu tả tình yêu tự do nam nữ, không bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến, thậm chí vượt cả ra ngoài luật pháp, vượt cả ra ngoài đạo nghĩa vợ chồng…”.

Luận bàn về thơ, Phan Khôi cho rằng: “Đại phàm thơ là để tả cảnh tự tình, mà hoặc tình hoặc cảnh cũng phải qui cho chơn. Lối thơ cũ của ta, ngũ ngôn hay thất ngôn, tuyệt cú hay luật thể thì nó bị câu thúc quá. Mà dầu có phóng ra, theo lối thất cổ, như bài Dân quạ đình công đây, cũng vẫn còn bị câu thúc. Hễ bị câu thúc thì nó phải mất cái chơn đi, không mất hết, cũng mất già nửa phần.

Tôi nhìn thấy trong thơ ta có một điều đáng bỉ, là bài nào cũng như bài nấy. Cứ rủ nhau khen hay thì nó là hay, chứ nếu lột tận xương ra mà xem, thì chẳng biết cái hay ở đâu. Như bài Dân quạ đình công đó, chỉ nhờ có đem việc đình công là một việc mới ra mà tả, việc ấy lại là hiệp với… người đời nay, thành thử người ta ưa, chớ coi kỹ thì nó cũ quá, thiệt tình chẳng phải hay gì.

Bởi vậy tôi rắp toan bày ra một lối thơ mới. Vì nó chưa thành thực nên chưa có thể đặt tên kêu là lối gì được, song có thể cử cái đại ý của lối Thơ mới này ra, là: Đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vận, mà không phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết”.

Đó là lý do Phan Khôi “trình làng” bài thơ Tình già.

Nhân dịp bước sang năm mới 2022 – tròn 90 năm bài thơ Tình già của Phan Khôi được trình làng, khởi xướng cho dòng Thơ mới trên bầu trời thi ca Việt Nam, dẫn lại một vài chi tiết để bạn đọc thêm một lần nữa tham khảo.

Bài thơ Tình già được Phan An Sa dẫn lại nguyên văn về nội dung và hình thức với 10 câu như sau:

Tình già

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa,

Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau than thở:

– “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng;

Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”

– “Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ?

Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!

Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung”

Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau;

Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được!

Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! Con mắt còn có đuôi!

Anh Quân/Thanh Niên

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hát câu đồng dao - thơ thiếu nhi cho mùa trăng
Hát câu đồng dao là tập thơ mới nhất và cũng là tập thơ thiếu nhi đầu tiên của nhà thơ Trần Thanh Bình (Hội viên Hội nhà văn TP.HCM). Sau sự dịu dàng, nhẹ nhàng là sự sâu lắng, là những thông điệp cuộc sống nhiều ý nghĩa với không chỉ riêng trẻ em. Và, đây là món quà nhỏ nhiều ý nghĩa nhà thơ dành cho thiếu nhi và độc giả yêu thơ thiếu nhi nhân mùa trăng về.
Xem thêm
Thăm thẳm nỗi niềm trong ‘Ngõ gió’ của Lưu Hồng Vân
Thâm trầm và lặng lẽ, Lưu Hồng Vân miệt mài với những con chữ đượm tình, sau một Rượu xưa đầy khắc khoải; Tập tàng vời vợi nhớ thương thì lại đến một Ngõ gió hoang hoải những chiêm nghiệm về tình yêu và cuộc đời.
Xem thêm
Vì tinh tú trong MẮT ẤM của Bùi Phan Thảo
Cảm nhận của Lệ Hồng về bài thơ “Mắt ấm” đăng Tạp Chí Sông Lam, số 36 (tháng 8/2023
Xem thêm
Nhà thơ Ngọc Khương vẫn giữ được một tâm hồn thơ trong trẻo
Nhà thơ Ngọc Khương sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Mảnh đất Quảng Bình đã góp cho nền văn chương Việt Nam hiện đại nhiều tên tuổi như Lưu Trọng Lư, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Xuân Đố, Hải Kỳ, Ngô Minh, Hoàng Vũ Thuật, Trần Quang Đạo…
Xem thêm
Hoàng Lan - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Không nói chuyện không thể biết chị là người Việt. Mỗi sáng, tôi mở cửa mang rác ra vệ đường, nơi có thùng rác công cộng đều gặp chị. Là hàng xóm, nhà chị sát vách nhà con gái chúng tôi, nên tôi thấy chị cũng thường xuyên đổ rác.
Xem thêm
Mặn nồng một chút tình thơ với nhà giáo Phạm Như Vân
Rời chiến trường / Thầy về hậu phương/ với những vết thương đau nhức trên mình/ và một bên chân đứt lìa gửi lại/
Xem thêm
Trắng tay mình những cánh ngọc lan tang
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nguyễn Tấn On với tập Tiết tấu thơ
Nhận được tập sách Tiết tấu thơ của Nguyễn Tấn On gửi tặng vào một chiều cuối thu đã muộn, tôi vội mở ra và tìm đọc ngay bài thơ cùng tên. Tên tập thơ và những câu thơ trong bài thơ cùng tên với thi tập Tiết tấu thơ đã tạo cho tôi ấn tượng. Ở đó, hiển hiện tâm thế, tấm lòng, sự chân thành của một người yêu thơ và sống trọn vẹn cho thơ.
Xem thêm
Những vần thơ nẩy mầm đơm hoa theo dấu chân nhà thơ khoát áo lính
     Tôi cầm trong tay tập thơ “Quang Chuyền thơ và đời” điện thoại hỏi anh: “Đây có phải là tuyển tập thơ không anh”? Anh cười: “Cũng là gom các bài thơ viết cả đời lại thành một tập, vì mình nay cũng đã tới ngưỡng tuổi 80 rồi”. Cắm cúi đọc hết tập thơ,tôi mới hiểu ra đây gần như là tập nhật ký bằng thơ của nhà thơ Quang Chuyền.
Xem thêm
Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Êm ả một nỗi buồn của Lê Hoàng Anh
Rút từ tập thơ “Hạt Thời Gian” của Lê Hoàng Anh
Xem thêm
Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh
“Hương là mùi thơm, sắc là vẻ đẹp”. “Đi tìm hương sắc văn chương” * chính là thấu cảm sự thanh cao (hương) và trác tuyệt (sắc) của văn chương. Điều gì làm cho đời người thêm phong phú, điều ấy chính là cái Đẹp. Nước ta tự hào là “Văn hiến chi bang” với một nền văn học thơm hương đậm sắc. Cái hương sắc ấy trường tồn trong nhiều thư tịch, gởi tấm lòng người viết để lại muôn đời. Nếu người xưa quan niệm trong sách có người ngọc (Thư trung hữu nữ nhan như ngọc), thì ngày nay Nguyễn Thanh lại tìm thấy “hương sắc” trong văn chương ! Gẫm lại, người đẹp cũng chính là hương sắc (Quốc sắc thiên hương).
Xem thêm
Lưu Quang Vũ- Để gió và tình yêu thổi mãi
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: thơ, văn, kịch, họa... ông được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch Việt Nam hiên đại, bên cạnh đó ở lĩnh vực thơ ông cũng có những đóng góp giá trị.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người hái nỗi buồn trong cõi phù vân
Không phải ngẫu nhiên trong Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập 4 – Thơ (Nxb. Trẻ ấn hành, 2002), trong lời mở đầu ông đã xác quyết: “Mỗi người chỉ thực là chính mình trong căn nhà của nó. Thơ cũng vậy. Thơ cần phải trở về căn – nhà - ở - đời của nó là nỗi buồn. Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn”. (1)
Xem thêm
Lưu Quang Vũ từng say đắm 3 Nàng Thơ
Công chúng ngưỡng mộ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) không chỉ bởi những vở diễn “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ 9”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Lời nói dối cuối cùng”... có sức rung động mạnh mẽ, mà còn bởi trái tim đa cảm mà ông thổ lộ trong thơ “đã có lần tôi muốn nguôi yên/ khép cánh cửa lòng mình cho gió lặng/ nhưng vô ích làm sao quên được/ những yêu thương khao khát của đời tôi”.
Xem thêm
Quang Chuyền: Sáng một tấm lòng lành
Với nhà thơ Quang Chuyền, đã có rất nhiều báo, đài dựng chân dung, phỏng vấn, viết về ông và thơ của ông. Những trình bày của tôi hôm nay, chỉ là góp thêm một góc nhìn về một đời người, một đời thơ khá đồ sộ, một sự nghiệp thơ vững vàng, đáng ngưỡng mộ.
Xem thêm