TIN TỨC
  • Thơ
  • Cây tâm hồn tôi | Chùm thơ Trầm Hương

Cây tâm hồn tôi | Chùm thơ Trầm Hương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-02-08 13:13:52
mail facebook google pos stwis
681 lượt xem

TRẦM HƯƠNG

 

Cây tâm hồn tôi

 

Tôi treo trên đỉnh cây tâm hồn tôi bó cỏ vô ưu

Hái từ khổ đau - hạnh phúc

Mùa xuân đến chăng, nào biết

Chim hót, hoa nở, bướm bay…

Theo tháng ngày tàn lụi

 

Tôi treo trên đỉnh cây tâm hồn tôi một trái tim

Bầu nhụy hoa tươi rói

Dâng tặng anh những gì tốt đẹp nhất

Tình yêu của tôi

Mơ ước của tôi

Tinh chất của tôi…

Chấp nhận đắng cay bất hạnh riêng mình

Tôi chôn dưới gốc rễ…

 

Tôi làm thế

Vì tin chắc một điều

Cây tâm hồn tôi sẽ tồn tại trên thế gian này

Bằng những nụ hoa

Tinh khiết

 

Phút thinh lặng mùa xuân


Những con chim mùa động biển
Chấp chới bay về giữa thinh không
Những con chim trở lại đất liền khi mùa xuân chớm nở
Rớt đông tàn cho cái lạnh buốt tim

Em cắm hoa tươi vào bình cũ
Căn phòng sáng nay nắng ùa vào
Cây đàn đã lên dây chờ đợi
Xuân đến rồi nhưng anh chẳng về đâu!

Xuân về em đầy thêm một tuổi
Quay lại nhìn giờ đã khác xưa
Những ước mơ hóa thành ảo vọng
gởi hồn bay giữa mây trời
Em dõi theo cánh đại bàng bay qua từ đỉnh núi
Đạp lên rồi dòng suối mát quanh ta
Một buổi nọ chim trúng tên lao đầu vực thẳm
Tiếng suối gọi nguồn em mới nhận ra anh

Nơi buổi sáng yên lành em ngồi viết những câu thơ
Về những người đã ra đi mãi mãi
Người yên lặng cho mùa xuân trỗi dậy
Hoa mỉm cười thiếu nữ ngồi đan
Ôi tất cả dường như yên ả quá
trên mái nhà bầy chim sẻ râm ran
Em viết bài thơ cho anh nhưng anh không bao giờ đọc nữa
Những người sau sẽ hiểu thêm cái giá của đời mình!

                                                                  1993.


Tranh: Internet

 

Những người lính chưa biết tên


Mẹ ơi,

Những năm 1978, 1979, suốt thập kỷ 80

Chúng con không thể ngồi yên dưới mái trường

Biên gới Tây Nam mịt mùng khói lửa

Những người bạn viết thư bằng máu ra đi

Có những người không bao giờ về nữa

Mẹ khóc con ngã xuống nơi đồi núi, thung sâu, rừng rú, đầm lầy... nước mắt chưa kịp khô

Đất nước đã tứ bề địch họa

Nước mắt mẹ lại chảy thành suối thành sông

Nên con hiểu vì sao biển mặn

Nhiều lắm mẹ ơi

 

Ba mươi năm sau

Con đâu còn trẻ nữa

Sương khói đã điểm mái đầu

Mà ở đây, Vị Xuyên nơi con đứng chiều nay

Có một vầng trăng u uẩn

Đủ soi những nấm mồ chưa biết tên

Chiều nay ở Vị Xuyên con không dám nói gì với mẹ

Trước thinh lặng

Trước hư không

Mọi ngôn từ đều trở nên sáo rỗng

Năm ấy những người con mẹ hành quân trong lặng lẽ

Ngược về phương Bắc

Lặng lẽ gởi lại tuổi thanh xuân cho trùng trùng đá núi

Thương những người lính chết trẻ

Đá nở hoa

 

Hồn tử sĩ chợt ùa về cùng tiếng ve ngân

Tấu lên bài tráng ca nức nở

Các anh nói chúng tôi đã im lặng lâu rồi

Nhờ ve sầu mà chúng tôi được hát

Nhờ gió đưa hồn chúng tôi về với mẹ với em

Chúng tôi ẩn mình trong đêm

Quyến luyến bình minh và mỗi hoàng hôn

Ấm lòng nụ cười trẻ thơ trong sáng

Rưng rưng thấy người sau sống thay mình

Chúng tôi hóa thân vào lá cờ bay phần phật trên đỉnh núi biên cương

Nơi có những đoàn quân bị xóa sổ

Nhưng ngàn năm… ngàn năm không thể xóa

Những rảnh khổ đau trên mặt những người mẹ khóc con

Không thể xóa Tổ quốc trong tim những người đã ngã xuống và đang sống

Và lớp lớp cháu con

Điệp trùng như đá núi

Làm thành lũy biên cương

 

Thinh lặng

Thinh lặng…

Ve sầu chợt tấu lên

Bài tráng ca nức nở

Chúng tôi những người lính

Người đời sau chưa biết tên!


                      Vị Xuyên, 2017

 

Tình Daegu


Tôi biết
Dưới những đại lộ sạch như lau như li
Là quá khứ của rác
Những phận người
Cát bụi lầm than

Tôi biết đằng sau những nhan sắc hoàn hảo
Là nỗi đau những bông hoa bị dập vùi
Trên những con tàu ô nhục
Những căn phòng tối
Những người phụ nữ không còn có ngày mai

Tôi biết đằng sau sức mạnh chiến tranh cuốn đi nhiều thứ
Là lời tạ lỗi cánh đồng
Giờ phủ đầy lúa thơm

Tôi biết đằng  sau khát vọng vươn mình làm người khổng lồ
Là nuối tiếc khôn nguôi về những điều bé nhỏ đã mất!

Tôi biết đằng sau định mệnh phân ly
Là nhớ nhung, đoàn tụ
Một thế kỷ bị cắt lìa
Thèm lắm một cái ôm!

Tôi biết đằng sau sự an nhiên
Là giằng xé buông bỏ
Tôi biết đằng sau cái cây trĩu quả
Là chuyển mình đớn đau

Tôi biết những hoài niệm sâu thẳm
Nỗi đau những bí mật phải chôn vùi

Tôi biết những điều không thể biết
Thế gian này thống khổ biết bao nhiêu!
Tôi khóc vì hạnh phúc dâng trào
Trong gió lạnh mùa thu
Tình Daegu!


                            17/10/2019

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiễn biệt một ước mơ xanh - Chùm thơ Vũ Minh Quyền
Chùm thơ kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Phạm Phương Lan bật cười biên câu thơ
“Nứt ra từ đá/ Cây mọc xanh đời/ Nứt ra từ tôi/ Gót hài bé mọn...
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Đại tá - nhà thơ Dương Xuân Linh bình yên trong khát vọng đỏ chiều
Dẫu lấm lem bụi gió phong trần/ Quanh mắt bão càng thấy mình dũng mãnh
Xem thêm
Chùm thơ Thanh Tâm
Ta giờ chỉ nhớ dáng xưaQua bao mưa nắng như vừa hôm qua
Xem thêm
Chùm thơ Dương Lữ Yên
Dương Lữ Yên là giáo viên dạy Toán, hiện là Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục tỉnh Phú Yên.
Xem thêm
Chùm thơ hưu của Trần Ngọc Phượng
Chùm thơ 3 bài của nhà thơ cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng
Xem thêm
Chùm thơ Trần Thế Vinh
Về với Thất SơnGặp núi huyền tích phương Nam biên thổGặp cây trường thọ soi mình diễm lệLá vờn nắng ươm mầm xanh đọtChùa chiền nghiệm ứng lời thiêngThạch đại đao hùng vĩĐây phía chủ quyền…
Xem thêm
Chùm thơ Dương Xuân Linh
Nếu vườn người thiếu emHoa lấy gì đối trọngHờn ghen hay mơ mộngNuôi tình yêu lên ngôi
Xem thêm
Nguyễn Khắc Thắng – Chùm thơ dự thi
Thơ dự thi Nhân nghĩa đất phương Nam
Xem thêm
Chùm thơ chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Chùm thơ của Nguyễn Văn Thanh, Dương Xuân Linh, Nguyễn Trường Thanh
Xem thêm
Chùm ca khúc về mẹ và em
Chùm ca khúc về mẹ và em nhân ngày Phụ nữ Việt Nam
Xem thêm
Nguyễn Trần Khải Duy - Chùm thơ dự thi
Chùm thơ dự thi “Nhân nghĩa đất phương Nam”
Xem thêm
Còn ai ru đời - Chùm thơ Nguyễn Hồng Linh
Chùm 3 bài thơ của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Chùm thơ La Mai Thi Gia
La Mai Thi Gia sinh ngày 15-10-1980 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, là tiến sĩ ngữ văn, giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh
Xem thêm