TIN TỨC

Nguyễn Linh Khiếu và ‘Hoa Linh Thảo’

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2021-11-09 16:55:34
mail facebook google pos stwis
1151 lượt xem

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Trường ca “Hoa Linh Thảo” của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu được nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2021. Tác phẩm được nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu viết trong hai chuyến công tác tại Ấn Độ năm 2008 và 2014. Trường ca “Hoa Linh Thảo” gồm 68 chương. Sách dày 288 trang, khổ 16×24 Vanchuongthanhphohochiminh.vn xin giới thiệu cùng bạn đọc 2 chương rút từ tập trường ca này.


Trường ca “Hoa Linh Thảo” của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu.

15.

ta là nhà thơ của châu thổ Sông Hồng
dàn giụa sa hồng những mùa lũ lụt
nước dâng trào ngút ngàn chân trời nước
vời vợi chân trời nước nồng nàn phì nhiêu
đầm đìa mỡ màu chân trời nước
rực đỏ dạt dào sóng sánh dục năng
rực đỏ hân hoan chan hòa mùa xuân con nước

thơ ta rười rượi nước trời dịu ngọt
lênh láng ngập ngụa phù sa
hào hoa lá non lộc biếc
tưng bừng bướm ong nhộn nhịp
tốt tươi chan chứa xuân tình
thậm thình nhịp điệu truyền sinh
ngân nga giai điệu trai gái đực cái trống mái chan hòa thanh xuân
vang dội tiếng gào thét của con đực tiếng gào thét của con cái
tưng bừng tiếng hổn hển của con trai tiếng hổn hển của con gái
giòn giã réo vang tiếng của con trống réo vang tiếng của con mái

thơ ta bao giờ cũng bâng khuâng lưu luyến mọi triền sông mọi bến bờ mọi núi đồi đồng bãi mọi ruộng lúa nương dâu mọi gốc duối bờ tre mọi chân đê mép nước mọi ngôi nhà xóm mạc mọi con đường ngõ ngách mọi làng quê thôn dã thong dong bầy trâu nước thong dong đôi lứa thong dong lũ trẻ ríu ran tan lớp trở về

những câu thơ của ta ẩm ướt hơi xuân mơn mởn hơi xuân nồng nàn hơi xuân tuôn chảy nước xuân trong ngày xuân nồng ấm dồi dào nước non Sông Hồng

những câu thơ của ta là khúc hoan ca nhiệt đới
nước đã sinh
đất đã sinh
không khí đã sinh
nắng đã sinh
gió đã sinh
sương đã sinh
mưa đã sinh
trời đã sinh
cây cối đâm chồi nảy lộc
muôn loài phì nhiêu tươi tốt

những bầy cá tôm trở về cua cáy trở về ốc hến trở về chim chóc trở về côn trùng trở về lưỡng cư trở về gia cầm trở về gia súc trở về
những người bạn của ta trở về
tình yêu của ta trở về
yêu thương của ta trở về
tri kỷ của ta trở về
duyên nợ của ta trở về
máu thịt của ta trở về
thật tuyệt vời cùng nhau trở về xum vầy mùa truyền sinh
thật tuyệt vời cùng nhau trở về khi đất trời mơn mởn đương xuân

trở về nghĩa là vẹn nguyên
nghĩa là vĩnh hằng
trở về theo tiếng gọi của Phồn Sinh
nghĩa là bắt đầu một khởi trình
bắt đầu một dòng sinh tuôn trào bất tận

18.

khắp châu thổ Sông Hồng rạo rực nhịp điệu tưng tưng
khắp châu thổ Sông Hồng tưng bừng sắc màu rực rỡ
ta thiêng liêng những đêm thiêng
trong suốt những đêm trong suốt
nồng nàn những đêm nồng nàn
nín thở những đêm nín thở
hạt mầm cựa quậy dưới đất nâu
trứng hồng loay hoay tách vỏ
ấu trùng tinh tường xoay xở lột xác
con đực kho tàng đầy căng giống má
con cái kho tàng đầy căng trứng đỏ

những đêm thiêng lễ hội truyền sinh châu thổ Sông Hồng
ta ríu rít cùng biết bao con đực ríu rít cùng biết bao con cái
ríu rít cùng biết bao con trống ríu rít cùng biết bao con mái
ríu rít cùng biết bao chàng trai ríu rít cùng biết bao cô gái

tất cả cứ hăm hở cuống quýt vội vã hối hả căng mẩy tràn trề đầy đặn nở nang mượt mà thơm ngát ngọt ngào rạo rực tưng bừng rực rỡ xốn xang ngân nga rên rỉ ngây ngất huy hoàng

những đêm thiêng châu thổ Sông Hồng
chỉ mấy hạt nước trời đầu tiên rơi xuống
trời đất vỡ tan ra hàng trăm ngàn mảnh
bồng bềnh chao đảo chung chiêng

cá tôm gọi nhau ời ợi cua cáy gọi nhau ời ợi ốc hến gọi nhau ời ợi trâu bò gọi nhau ời ợi hổ báo gọi nhau ời ợi dê lợn gọi nhau ời ợi vịt gà gọi nhau ời ợi ngan ngỗng gọi nhau ời ợi chó mèo gọi nhau ời ợi cú cáo gọi nhau ời ợi chim cò gọi nhau ời ợi ong bướm gọi nhau ời ợi cào cào gọi nhau ời ợi châu chấu gọi nhau ời ợi giun dế gọi nhau ời ợi sâu bọ gọi nhau ời ợi ruồi muỗi gọi nhau ời ợi lươn chạch gọi nhau ời ợi cóc nhái gọi nhau ời ợi rắn rết gọi nhau ời ợi cỏ cây gọi nhau ời ợi cát sỏi gọi nhau ời ợi nước nôi gọi nhau ời ợi mây khói gọi nhau ời ợi cánh đồng gọi nhau ời ợi sông ngòi gọi nhau ời ợi núi non gọi nhau ời ợi người ngợm gọi nhau ời ợi thần thánh gọi nhau ời ợi ma quỷ gọi nhau ời ợi

ời ợi gọi nhau những đực những cái những trống những mái những trai những gái những ông những bà những cha những mẹ những bác gặp bá những cô những chú những dì những dượng những anh những chị những ta những nàng

ời ợi gọi nhau những trời những đất những nước những lửa những sáng những tối những ngày những đêm những mưa những nắng những sấm những chớp những gió những mây những nóng những lạnh những to những nhỏ những ngắn những dài những cao những thấp những béo những gầy những già những trẻ những cũ những mới những xa những gần những xấu những đẹp những thiện những ác những đúng những sai những yêu những ghét những nhớ những quên những xanh những đỏ những trắng những đen những tím những vàng

ời ợi gọi nhau trong ngất ngây miền cỏ thơm trong nhan sắc linh hương Khởi Trinh Linh Thảo Miên Hương Lam Hạnh Phương Thảo Minh Hạnh trong ngày xuân đất đai mỡ màu nước nôi mơn mởn khói mây lênh láng nắng gió xôn xao tình văn dồi dào Khiếu Linh rực rỡ Phồn Sinh xao xuyến người ngợm ngẩn ngơ thánh thần bối rối ma quỷ thẫn thờ

ta hát bản Hồng ca ời ợi mùa Khởi Trinh trong suốt
ời ợi mùa Linh Thảo tím ngát
ời ợi mùa Miên Hương ngào ngạt
ời ợi mùa Lam Hạnh dịu dàng
ời ợi mùa Phương Thảo tinh khôi
ời ợi mùa Minh Hạnh trắng ngần

ta hát bản Hồng ca ời ợi bầy cá Kiều diễm lệ nguy nga tinh khiết tung tăng nhịp điệu thủy phồn
ời ợi bầy cá Linh thần thánh phiêu diêu ngọn sóng sa hồng mùa lũ lụt đỉnh núi sườn non réo vang nhịp điệu nhạc phồn
ời ợi đàn Agư lảnh lót những ban mai trong vắt tinh sương ngào ngạt hương hàm tiếu ngân nga nhịp điệu thiên phồn
ời ợi bầy Khiếu Linh trở về đậu kín những ngọn Mộc Miên cổ thụ cất tiếng hót thiêng liêng ngân nga bồi hồi xứ sở hân hoan nhịp điệu nhân phồn
ời ợi mùa Cê Bòng véo von tha rác miệt mài xây tổ trên những vòm bưởi nức nở hoa trắng trái xanh những khu vườn réo vang nhịp điệu địa phồn
ời ợi mỗi hoàng hôn chạng vạng bầy Chích Bột xòe đôi cánh trắng ngần ngân lên giai điệu an lành Phồn Sinh xứ sở.

Ngô Đức Hành

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm