TIN TỨC

Biểu tượng đất trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1234 lượt xem

Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn Việt Nam đương đại nổi tiếng với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, thơ. Sinh thái tự nhiên Nam Bộ được thể hiện trong tác phẩm của chị chủ yếu là hai yếu tố đất và nước. Bài viết này tập trung phân tích các tác phẩm thể hiện vấn đề sinh thái đất đai và số phận người phụ nữ như là nạn nhân trong khủng hoảng môi trường; mối tương giao sinh thái của cặp đôi biểu tượng “đất – phụ nữ” trong việc thể hiện tiếng nói nữ quyền.


Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Mô tả thế giới tự nhiên vùng đồng bằng Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư tập trung nhiều hơn cả vào hai yếu tố đất và nước. Chúng thường xuất hiện sóng đôi, nhưng không ở thế cân đối hài hòa, mà xâm lấn nhau, cho thấy một bức tranh sinh thái mất cân bằng. Đất – nơi bám trụ yên lành, nơi sản sinh nguồn thực phẩm chính cho con người – bị tàn phá, hủy hoại bởi sông nước. Đất hiện ra lúc thì trong thế chông chênh: một dải bên sông chưa biết khi nào bị dòng sông thình lình nuốt chửng (Sông), lúc lại là vùng nắng cháy khô hạn (Mưa mây), những cánh đồng chết, đồng khô, đồng hoang, đồng ngập mặn (Cánh đồng bất tận)… Không chỉ chịu sự xâm lấn của sông nước, đất còn chịu sự tàn phá của con người. Đất lúc này mang hình hài những ngôi làng và những cánh đồng tổn thương vì chính sách chia cắt, chuyển đổi (Đất). Ở nghĩa biểu tượng, nước gắn liền với hình tượng người đàn ông. Nước chảy trôi, dễ đổi dạng đổi hình, có khi là dòng sông tưởng êm dịu mà hóa hung dữ (Sông, Nhổ quán), có khi là biển (Những biển), có khi là mưa đến đi bất tận (Mưa mây). Những người đàn ông cũng như nước chẳng gắn bó mãi một nơi nào, người vì mưu sinh (Sông, Mưa mây), người vì sở thích phiêu bạt (Nhổ quán, Sông), người vì mê nhân tình (Những biển, Đất), kẻ khác lại vì hận tình (Cánh đồng bất tận). Ở chiều ngược lại, đất là biểu tượng của người phụ nữ. Mối quan hệ tương đồng giữa phụ nữ và đất đai rất chặt chẽ: đất bị hủy hoại, tàn phá, người phụ nữ chịu tổn hại, đau thương. Trong truyện ngắn Mưa mây, khi hệ sinh thái tự nhiên của làng bị hủy diệt, Ngò ngay lập tức chịu đau khổ. Lì lùa đàn trâu rong ruổi khắp chốn tìm nguồn nước mát và rơm rạ. Ngò chẳng bao giờ biết được chồng mình đang ở đâu. Cô vò võ chờ đợi. Thưa dần những lần Lì về nhà. Ân ái cũng chóng vánh như bước chân ra đi vội vã của Lì, bỏ lại cô một mình nằm nghe cô đơn, nhủ rằng đó có phải là lần về cuối cùng của chồng. Nương trong Cánh đồng bất tận cũng là nạn nhân của sự biến đổi sinh thái. Nhiều năm tháng rong ruổi trên những cánh đồng hoang, đồng chết, đồng cạn đã làm cô và em trai (Điền) trở thành những đứa trẻ “dị tật” tâm hồn (sợ hãi con người, nói chuyện với động vật, từ chối sự hoàn thiện về giới). Điền – là em, là bạn, là người đàn ông duy nhất bảo vệ cô – cũng ra đi, bỏ lại Nương cô đơn với cánh đồng. Để rồi đến cuối cùng, trên cánh đồng chết hoang vắng dấu chân người, Nương bị cưỡng hiếp. Trong Sông, cuộc sống bám đất khốn khó khi mọi thứ đều bị sông cuốn trôi. Những người đàn bà trong truyện Đất cũng chịu số phận của kẻ bị bỏ rơi như vậy. Bao lần lịch sử chia cắt, giày xéo cánh đồng là bấy nhiêu lần má đấu tranh, nhọc nhằn, tủi hờn. Kỉ niệm của những người phụ nữ (má) về ngôi nhà, ruộng đồng “hết thảy đều cay đắng”.

Tuy nhiên, những phụ nữ không chỉ là nạn nhân của môi trường, họ còn là chủ thể chủ động thực hành kinh nghiệm sinh thái, thể hiện quyền năng giới, nhất là quyền năng cải hóa sự sống. Cuộc sống cơ hàn, buồn tủi của kẻ bị bỏ lại là điều kiện cho những người phụ nữ nhận thức giá trị của đất, thấu hiểu và sống giao hòa với đất. Từ vị trí nạn nhân, họ bám trụ, bảo vệ đất, hồi sinh vùng đất chết, trở thành chủ nhân quyền uy của môi trường sống mới. Nhiều sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện tiếng nói nữ quyền sinh thái: tiếng nói về kinh nghiệm sinh tồn, tình yêu thương, sự bảo bọc.

Tiếng nói nữ quyền sinh thái, trước hết thể hiện ở việc coi trọng đất đai của những người phụ nữ, trân quý những sản vật từ đất. Trong truyện Đất, Nguyễn Ngọc Tư lập hồ sơ xứ sở (Nhơn Thành) không phải về lịch sử hay địa lí mà về những kiếp người sống và giữ đất – những người phụ nữ mang tên “má”. Họ đều thấm thía cảnh “không có đất thì mình không là cái gì hết” và vô cùng yêu thương trân trọng đất, “coi đất là sẹo rún của mình, lấy ngoi ngóp bùn sình và mùa màng bất tận làm vui”. Họ đấu tranh giữ đất không chỉ cho sự sinh tồn của bản thân mà còn để bảo vệ quyền sinh sôi của tự nhiên, nhất là khi chúng đang thai nghén. Những đứa con của má (nhân vật “em”, chị gái và anh Hai) điên cuồng lăn xả vào đoàn xe kéo chính quyền điều đến chà xát cánh đồng lúa đang ôm đòng đòng. Tinh thần đấu tranh như thế mãi mãi những người không thương quý đất, không yêu tự nhiên sẽ chẳng thể nào hiểu được. “Vào buổi sáng bầy xe ủi kéo tới chà đi xát lại đám lúa no đòng đòng, họ không nghĩ rằng lúa đang chửa. Những thứ đang thai nghén đều đáng được sống, ít nhất cho tới lúc sinh nở xong.” Những kẻ không biết yêu thương, đau xót sản vật (lúa) mà đất ban cho thì không thể nào có cuộc sống tốt. Bà nội rút ra triết lí ấy từ mấy chục năm kinh nghiệm gắn bó với đất đai ruộng đồng, dạy cho những kẻ từng đốt giạ lúa chín vàng, lấy đất điền chủ. “Sau này, khi một nửa trong số họ mò đến nhà xin được cầm cố đất, bà nội chửi như tạt nước.” “Mấy người tàn mạt cũng phải, làm ruộng mà đốt lúa, đất nào tha thứ cho thứ phản phúc đó.”

Tiếng nói nữ quyền sinh thái còn là tiếng nói yêu thương con người, bao dung của những phụ nữ bám đất, giữ đất. Họ đón nhận tất cả những người đến nhà mình, xứ mình dù thế nào đi chăng nữa. Trong truyện Đất, má lớn (tức bà nội) chịu đựng nỗi đau bị phụ tình. Chồng má bỏ đi biền biệt rồi một ngày kia đột ngột đưa nhân tình về ăn nằm giữa nhà, đòi giành đất. Má đau lòng nhưng vẫn đón nhận họ và vẫn tiếp tục chăm chỉ làm lụng quản lí mấy chục công ruộng, cung phụng thực phẩm cho họ. Sau này, má lại đón nhận con trai riêng của chồng và nhân tình, cưu mang chăm sóc cậu như khách đến nhà. Lớn lên, cậu học được bài học bám đất, yêu đất từ má. Nhờ tình yêu đất đai đồng ruộng, tình cảm họ kết nối gần gụi như ruột thịt. Trong Cánh đồng bất tận, khi má của Nương và Điền bỏ đi, dấu hiệu sự sống mặt đất cũng dần biến mất. Đất như chẳng có hồn, không thực hiện được sứ mệnh nuôi dưỡng, bảo bọc muôn loài. Những cánh đồng khô hạn, hoang hoải trải dài vô tận. Hai đứa trẻ mất mẹ, cô đơn trưởng thành, cô đơn giữa những cánh đồng chết. Sự sống chỉ cho tín hiệu hồi sinh khi Nương, sau lần bị cưỡng hiếp, có ý nghĩ trở thành mẹ, sẽ dừng chân sống cố định một nơi chốn, nuôi dưỡng chăm sóc con đầy đủ, cho con đến trường, trải rộng tâm từ, xóa nỗi oán hận. Biết bao người đàn bà bên sông Di (Sông), sống đời như má con Bế, bám dải đất chông chênh ven sông lâu chừng nào hay chừng đó. Họ đợi chờ những người đàn ông của đời mình – những người theo sông bỏ xứ đi tự thuở xa xôi nào chẳng còn nhớ nổi tháng năm – bỗng trở về.

Cuối cùng, tiếng nói nữ quyền sinh thái là tiếng nói đòi hỏi xác lập bản thể cá nhân. Những người phụ nữ bám đất đều là người giàu tình yêu thương và đều chịu chung thân phận buồn tủi, đau thương. Họ như đã hóa linh hồn đất, không có cả hình hài, tên gọi riêng. Trong truyện Đất, nhân vật “em” có tên riêng nhưng anh Hai – người bị bệnh động kinh hết mực bảo vệ cô em gái như thể nợ vướng líu với cô ở một kiếp sống nào đấy – không nhớ tên thật của em, mãi mãi gọi em bằng má. Anh gọi em gái là má vì những thứ thuộc hình hài của em: tiếng nói, gương mặt – như má – làm anh yên lòng, thôi hoảng sợ, thôi đập đầu vào tường, thôi bứt tóc, thôi gào réo mà nhoẻn miệng cười tươi. Em vì bảo vệ đất mà bị cưỡng hiếp. Anh Hai vì bảo vệ em mà lăn mình vào xe ủi đất đang chà xát lúa để ngăn cản bọn đàn ông đang quằn quại trên em. Tác phẩm khép lại với nỗi băn khoăn của “em” về sinh kiếp. Đấy là lúc “em” thức nhận ý nghĩa bản thể cá nhân mình và bao người phụ nữ: “Một cơn gió độc nào đó thổi qua, mang theo cơn lạnh buốt lên đỉnh đầu. Bà nội nói không có đất thì mình không là cái gì hết. Nhưng khoảnh khắc này, em nhận ra, không có tên mình không là gì, không là ai, và không còn gì hết. Mình có hay không, ma hay người…” Đến lúc, những người phụ nữ không chỉ thụ động thực hiện sứ mệnh giới, sứ mệnh sinh thái tự nhiên, mà còn cần xác lập vị trí, bản sắc riêng mình: cái tên của riêng cho mình, một đời sống riêng cho mình.

Có thể nói, dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, đất đã vượt thoát khỏi bản chất vật chất thuần túy để trở thành một biểu tượng nghệ thuật giàu sức quyến rũ, tượng trưng cho người phụ nữ Nam Bộ nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung. Người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là trung tâm của các hệ giá trị cơ bản của con người, là sự hồi sinh, tình yêu, sự thịnh vượng, sự giải thoát… Thiết nghĩ, ý nghĩa nhân bản sâu sắc đó là một trong những lí do đưa Nguyễn Ngọc Tư lên một vị trí trang trọng của văn học Nam Bộ đương đại.

 Lê Thị Gấm/VNQĐ

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm