TIN TỨC

Một cách đọc thơ có vị “KHÉT”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
684 lượt xem

TUẤN TRẦN

Một lối kiến tạo thơ đầy bi cảm. Nhà thơ đã hút dịch đời mà tạo tác nên những vần thơ dồn nén, có lúc bức bối độ nghẹt thở. Thế nhưng, thứ thơ đó hoàn toàn không nằm ở vị trí bên lề, mà mang hơi thở thời đại, can thiệp trực diện vào đời sống đương đại. Trần Đức Tín đã hữu hình hóa thế giới nội cảm, góc khuất và chiều sâu tâm tưởng để cho ra một vị thơ “khét”. Vị thơ đó được đốt cháy rực từ những sợi chỉ mà tác giả đã kết bện, giăng mắc, bắt nối với đời sống bằng những cảm hiểu rất riêng:

Trần Đức Tín đã giao hạnh phúc cho sầu muộn canh giữ. Trần Đức Tín đã sống lâu, bền bỉ, trọn vẹn với những thanh trắc. Thanh trắc đã nở rộng một khung trời thơ. Thanh trắc đã giúp cho tiếng việt trong thơ anh trở nên sâu khuất và sâu sắc đến độ đóng cặn. Trần Đức Tín trước hết là một nhà thơ yêu tiếng việt bằng tình yêu nghiệt ngã và chỉ có thanh trắc mới đủ sức nặng để tỏ tường cùng anh: “tiếng toạc toẹc ung khói chiếc kohler/ nhuộm sẫm màu chiều bên xóm vắng” (Tôi nhớ cà mau cùng nhịp thở long đong).


Tuấn Trần (phải) và Trần Đức Tín (Khét)

Ảnh tượng nghệ thuật trong thơ Trần Đức Tín luôn có cái lạnh lẽo, nghiệt ngã, hoang liêu, chìm mỵ. Anh đã chiêm ngắm đời mình, chiêm ngắm cả sự long đong, lận đận lẫn những cằn cỗi, bạc lãnh bể dâu. Anh viết thơ trước hết vì nghệ thuật, vì mình. Anh cho ra thơ hơi thở hấp hối mà không cần biết về sự đời tiếp nhận. Chỉ cần biết anh đã viết để hoàn thiện, tự đủ đầy chính mình. Ấy thế mà thơ anh lại phức hợp với đời sống một cách nồng nhiệt. Người đọc, người đọc trẻ khi đọc thơ anh họ muốn nghĩ cùng, nghĩ khác, nghĩ tiếp cùng những vần thơ “vờ” thảm thương đó. Họ thấy được vẻ đẹp có màu sắc, hình khối, vằn viện từng đường nét hoa văn trong những ảnh tượng nghệ thuật.

Cả tuổi thơ anh đầy chiêm trải, trải bày ra sự dữ dội. Đứa trẻ nhà quê phơi ngửa định mạng trên những vùng đất quê hương còm cõi. Anh đã cặm cụi đẽo tạc nên những vần thơ mang hình bóng đời mình đáng thương. Đứa trẻ nơi quê nghèo, quánh vắng, đầu trần chân đất vẫn tự xây cho mình những niềm hân hưởng trong cảnh sống bị truy bức đuổi xô bởi cái đói, cái nghèo: ôi nhớ tôi/ ngày tháng rong chơi/ ruộng đồng nứt nẻ/đầu trần chân đất/con diều giấy nở nụ cười/ những trưa hè sũng ướt cá lia thia/ mỗi cọng rơm là một tia nắng mặt trời. Đọc thơ anh thấy được sự gò gẫm công phu của tứ- hình- tình. Vẫn là hình ảnh quen thuộc: nhảy lò cò, chuồn chuồn cắn rốn, bờ bãi… Nhưng rung ngân giọng điệu bỏng rát.

Nhà thơ có lúc đã vong thân, đã rút [tôi]  ra khỏi chính mình để “Tôi chở tôi về quê” (Lưu lạc). Mẹ và hương thôn vẫn thế, nhưng lòng người đã dời đổi biến hóa. Chẳng đứa con nào ra đi mà còn giữ nguyên mình đẹp đẽ được như tập vỡ mà mẹ đã viết nên. Tác giả cũng vậy, trước sân khấu đời đầy màu sắc phũ phàng, lưu động trên khung nhân sinh mất thăng bằng, đôi lúc ta trở nên thiếu vắng con người trong ta và “mang hình hài lưu lạc”. Có lúc lạc cả nẻo về cội nguồn…

Trong “Ngồi dỗ í à” Nhà thơ đã ngồi vỗ về nỗi buồn của mình. Nhà thơ đang bất lực bởi giấc mơ tự do, khát vọng tự do nhưng lại bị khung khổ trong những giới hạn cá nhân nhỏ bé để nó rỉ ứa, ứa tràn, lênh loáng quẫy đạp và sau những bất ưng là thỏa hiệp “Sứ mệnh của lúa là về trời/ thương không cần phải đúng”. Tác giả vật vờ hỏi trong nỗi thương hoang: “Chiều vàng trong mắt người/ hay người mang dấu úa tàn của tôi”. Cả bài thơ “ru đứa con buồn”. Tiếng ru của người mẹ điên, thương con hoàn toàn bản năng trong từng giọt máu. Đứa con buồn như tấm liệm phủ lên bao chứa chan.

Và sau tất cả giữa vô số những nỗi cơm áo, thấm nghiệm gió bụi, những phong nhiêu, đày mình để yêu đến đốn con tim, bàng hoàng cơ thể. Tác giả lại trở về “Ru”. Trở về với cái mong manh bản năng của người nghệ sĩ, sự truy bức đuổi xô theo âm thanh của những đau đớn róng riết đã nhường chỗ cho sự nhẹ nhàng, khinh khái, bùi ngùi đến chìm lắng vào vô thức. Tôi đã thấy Anh Trai ngã lòng trước ca dao. Và ca dao mới thực sự là thứ giúp tiếng thơ anh hiển lộ tới vô cùng: uẩn súc.

Em về giũ nhánh ca dao
À ơi… vàng võ chênh chao ngõ làng
Thám hoa bướm đậu hoa vàng
Ru lên mấy nhịp úa tàn tích xưa
Tôi về ngủ cạnh ban trưa
Trưa còn dột nắng nên mưa lỗi thề
Tấm ngồi khóc mướt cơn mê
Tôi còn ngụp lặn lê thê đời mình
Nhịp cầu ru nhớ rung rinh
Tôi mang lá đốt thư tình vào thu
Sông nằm ru trái mù u
Tôi - em ru cạn thiên thu cuộc người

                                      (Ru)

Trải nghiệm đọc Trần Đức Tín, người anh cả trong gia đình thơ trẻ Phương Nam thực sự nhiều cảm ngộ, tri ngộ, nhiều những cái đẹp nhói tim. Tính cứng và ánh thép trong những thanh trắc được kết mong manh bởi những từ, những chữ, những ảnh, những hình, những khoảng trống, những khoảng biến thiên rộng hẹp đã tạo ra trong sâu thẳm một lõi mềm mại, ẩn nhẫn, cô độc. Đó là cái ấm áp nơi trái tim lửa, muốn khám phá phải chọc tay luồn qua sự bập bùng.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tìm hiểu lý luận phê bình văn học miền nam 1954-1975
Đọc chuyên luận Lý luận - Phê bình văn học miền Nam 1954-1975: Tiếp nhận & Ứng dụng của PGS.TS Trần Hoài Anh
Xem thêm
PGS.TS Ngô Minh Oanh - phu chữ âm thầm
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành
Xem thêm
Đinh Nho Tuấn, trao em một mảnh vô thường
Ngô Đức Hành đọc tập thơ “Năm ngón chưa đặt tên”, NXB Hội Nhà văn năm 2024 của nhà thơ Đinh Nho Tuấn
Xem thêm
Miên man Xuân Lợi
(Đọc tập thơ Nghiêng phía miên man của Xuân Lợi, NXB Hội Nhà Văn, 2024)
Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm