TIN TỨC
  • Truyện
  • “Tháng ngày xưa cũ” | Hoa Quỳnh Trắng

“Tháng ngày xưa cũ” | Hoa Quỳnh Trắng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-21 07:19:55
mail facebook google pos stwis
1197 lượt xem

 CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022 

HOA QUỲNH TRẮNG

Ngày... tháng... năm...

Thời gian thoi đưa, thấm thoắt mà tôi đã lên cấp 3 rồi. Lớp này so với các lớp cùng khóa đặc biệt hơn cả vì được ghép từ môn Sử - Địa và có sĩ số ít nhất.

Lên lớp mới, lại phải làm quen từ đầu. Cơ mà tụi tôi là con trai, có lẽ quen nhau không phức tạp như con gái. Vài trận đá bóng, uống chung ca nước trà đá là tụi tôi có thể quàng vai bá cổ nhau như anh em thân thiết rồi. Cái tướng hình tôi lại gầy, cao lênh khênh so với lũ bạn, nên tôi là đứa thường hay vít cổ tụi nó làm tụi nó la oai oái.

Ngoài việc học, đá bóng, cuộc sống những năm tháng cấp 3 của tôi cứ nhàm chán trôi qua.

Cho đến một ngày...

Tôi còn nhớ rõ, đó là một tối muộn, chúng tôi đi đá bóng về, trời cũng khuya lắm rồi. Tôi mơ màng tắm rửa, leo lên giường chuẩn bị ngủ thì điện thoại báo “Ting” một tiếng. Số lạ nhắn tới. Đoán là con gái, tôi hào hứng lắm. Cô ấy nhắn tin cho người nào đó tên Quân nhưng lại nhắn nhầm vào máy tôi. Lát sau biết nhầm số, cô ấy nhắn tin xin lỗi. Sẵn cũng đang chán, chúng tôi trò chuyện mãi đến khuya.

Nói chuyện với cô ấy, tâm trí tôi nhẹ nhàng hẳn, lại có vẻ vui vui. Cô ấy bảo nhà ở đường Phan Đình Phùng, Đà Lạt. Trùng hợp ghê, nhà tôi cũng ở đường Phan Đình Phùng, thành phố Pleiku.

Chúng tôi đặt biệt danh cho nhau là Scl (viết tắt của từ “Sô cô la”), còn cô ấy là Sữa. Vì chúng tôi đều thích uống chung một thức uống mang tên là bạc xỉu (cà phê nhiều sữa), mà tôi lại không thích cái tên Cà phê nên đổi thành Scl cho dễ nhắn tin.

Từ khi có biệt danh, chúng tôi trò chuyện thân mật hơn hẳn. Cô ấy còn mè nheo bắt tôi phải chúc ngủ ngon mỗi đêm trước khi ngủ. Điều đó dường như là thói quen của tôi vào mỗi tối: nhắn tin “Chúc Sữa khờ ngủ ngoan”. Chẳng biết tại sao tôi lại hay chọc cô ấy là Sữa khờ, lần nào cô ấy cũng cự nự: “Sữa không có khờ, nhé!”.

Có cô ấy trò chuyện cùng, cuộc đời tẻ nhạt của tôi tươi vui hơn hẳn. Cảnh vật trên con đường lái xe đến trường của tôi dường như đẹp hơn. Màu của bầu trời cũng xanh hơn hẳn.

Có đợt cô ấy mê mẩn bộ phim tên là “Nữ thần bóng đêm” hay gì ấy. Mà nhân vật nữ chính tên là Max, có mã số là X452. Cô ấy bắt đầu sưu tầm chuỗi sơ-ri tờ tiền có số đuôi là 452. Cô ấy còn nài nỉ tôi kiếm giúp cô ấy. Thế là nguyên mấy tuần ròng rã, việc đầu tiên của tôi trên lớp là hỏi mượn ví tụi bạn, lục từng tờ tiền xem có số sơ-ri nào là 452 không.

Tụi bạn còn cười nhạo tôi vì sự cố chấp đó.

Mãi sau này, tôi vẫn còn thói quen mỗi khi cầm tờ tiền nào trên tay, tôi cũng vô thức liếc nhìn ở góc phải chỉ để tìm kiếm dãy số quen thuộc.

Có nhiều lúc lái xe trên đường, nhìn biển số xe 452 chạy lướt qua, tôi cũng ngẩn ngơ một hồi.

 

Ngày... tháng... năm...

Tôi nằng nặc đòi cô ấy cho tôi xem ảnh. Thế nhưng, dù thế nào cô ấy cũng từ chối tiết lộ danh tính. Khó khăn lắm tôi mới xin được nick Facebook cô ấy. Trang Facebook sơ sài, chẳng có thông tin gì nhiều nhặn.

Chợt một dòng chữ ở góc trái màn hình đập vào mắt tôi: “Học trường CHV”. Cô ấy học chung trường với tôi?

Vậy nghĩa là sao? Cô ấy không phải ở Đà Lạt, mà ở ngay trường tôi đang học ư? Sữa... nói dối tôi?

Cơn tức giận bừng lên trong đầu tôi. Trên đời này, tôi ghét nhất là nói dối. Tôi chất vấn cô ấy tại sao lại nói dối tôi, cô ấy thực sự là ai. Dù tôi có giận dỗi, dọa nạt, năn nỉ thế nào, cô ấy cũng không chịu nói cho tôi biết.

Tôi thất vọng, nhắn tin không thèm suy nghĩ: “Vậy thì từ giờ, Sữa đừng nhắn tin với Scl nữa”.

Một lúc lâu sau, cô ấy nhắn lại vỏn vẹn: “Xin lỗi, Scl”.

Cuộc sống của tôi lại trở về một màu xám bạc, đơn điệu như xưa.

Thời gian này tôi cũng tìm cách để bận rộn hơn. Chọn ngành, chọn trường đại học, ôn thi mấy môn khó nhằn.

Rất nhiều lần, tâm trạng mệt mỏi, tôi lại ra đứng ở ban công tầng 4, nhìn mãi xuống sân trường, cố đoán xem trong hàng trăm ngàn người dưới kia, ai là Sữa. Nhưng dù có căng mắt tìm kiếm như thế nào cũng không có một dấu hiệu nào cho thấy Sữa hiện diện trong cuộc đời tôi.

 

Ngày... tháng... năm...

Mai là ngày tốt nghiệp lớp cấp 3 rồi. Cũng lâu lắm rồi kể từ lần tôi nhận tin nhắn cuối từ Sữa. Mân mê mãi chiếc điện thoại, đọc lại những dòng tin nhắn cũ thuở ban đầu, bất chợt “Ting”, một tin nhắn mới đến. Tôi vội vàng mở ngay.

“Ngày mai Sữa có quà cho Scl. Scl nhớ đọc tin nhắn của Sữa nhé”.

“Scl này, chúc mừng chúng ta tốt nghiệp”.

Tôi thở phào, vậy là cuối cùng cô ấy cũng chịu xuất đầu lộ diện rồi.

Sáng, tôi cùng lũ bạn bơm bong bóng nước, chạy dọc khắp hành lang để ném lớp đối diện đến ướt sũng. Tới khi sực nhớ ra vẫn còn cái hẹn, nhưng mà đợi mãi vẫn chẳng thấy hồi âm của Sữa.

Gần trưa, khi đã thấm mệt, lũ bạn lôi kéo tôi đi nhậu. Tôi chần chừ. Bảo chúng nó đi trước đi rồi nhắn địa điểm mà tụi nó cứ lôi kéo tôi đi cho bằng được. Ra gần đến cổng trường, tôi vừa cố kéo dài thời gian, vừa nhắn tin hỏi: “Sữa đâu rồi?”.

Tin nhắn đáp lại: “Scl quay lại đi. Scl đến tủ Phòng cháy chữa cháy màu đỏ trên lầu 4 nhé. Sữa để thư và quà ở đó rồi”.

Vậy là cô ấy biết tôi học ở phòng nào. Thậm chí cô ấy còn đang đứng ở một góc nào đó thầm quan sát tôi. Tôi làm mình làm mẩy, dại dột nhắn một tin mà có lẽ đến bây giờ tôi vẫn còn hối hận: “Không cần nữa. Scl về rồi, không quay lại đâu”.

Nói vậy thôi, chứ lúc tôi đi khuất cánh cổng trường một lúc, tôi lại bỏ lũ bạn chạy vội vào, leo lên 4 tầng lầu, thở hì hục.

Vậy mà mở cánh tủ nhỏ ra, đón nhận tôi là sự trống rỗng. Tim tôi hẫng đi một nhịp. Tôi tức giận thật sự. Tự nhủ rằng chẳng bao giờ tôi thèm nhắn tin với con nhóc Sữa khờ đó nữa.

 

Ngày... tháng... năm...

Trước ngày thi đại học, tôi nhận được tin nhắn của Sữa: “Chúc Scl thi tốt”.

Tôi cũng đáp lại: “Sữa cũng vậy nhé”.

 

Ngày... tháng... năm...

Tôi đi học đại học. Môi trường học còn khép kín hơn xưa. Chỉ gói gọn trong khuôn viên trường. Học tập, rèn luyện thể thao, làm vườn. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có thế.

Có một lần, thằng nhỏ chung đội bị thất tình, lũ chúng tôi lén ra cổng, mỗi đứa vài lon, mua được một đống bia về, rồi lại lén thức khuya nhậu say bí tỉ một trận. Ngồi nghe thằng nhỏ kể lể chuyện tình của nó cũng thấy tội.

Lúc say bí tỉ, tôi vô thức nhấn số Sữa, bấm nút gọi. Một giọng nói vô cảm vang lên: “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau”.

Tôi lại gọi lần nữa vẫn không được, nhắn tin cũng chẳng có hồi đáp. Tôi vào nick Facebook của cô ấy. Tôi nhớ có lần cô ấy tự thú, tên Facebook này cũng dựa vào tôi để đặt: Nét cười nơi ấy. Cô ấy bảo thích nụ cười răng khểnh của tôi.

Tôi nhắn tin: “Đây là lần cuối Scl nhắn cho Sữa. Ngày 7/5, Sữa gọi cho Scl nhé. Số điện thoại: 098... Đây là cơ hội cuối cùng của Sữa, không có lần hai đâu”.

Lúc tỉnh táo, tôi tính thu hồi tin nhắn nhưng không kịp nữa. Thế nhưng ngày thứ nhất, ngày thứ hai... ngày thứ năm, cho đến ngày hẹn, tôi vẫn chẳng thấy tăm hơi cô ấy đâu.

23 giờ hơn, ngày 7 tháng 5, tôi lại một lần nữa thẫn thờ nhìn điện thoại. Lúc tôi sắp bỏ cuộc đi ngủ, điện thoại sáng lên. Tôi biết chắc chắn là cô ấy.

Một giọng nói dịu dàng vang lên.

Sau cuộc trò chuyện đó, cô ấy lại hủy kết bạn với tôi, đặt Facebook chế độ riêng tư. Tôi không cách nào liên lạc được với cô ấy nữa, cô ấy lại lựa chọn biến mất. Mọi thứ dường như trở lại trạng thái ban đầu. Chỉ có tôi biết rằng, tôi không còn như xưa nữa. Tôi không thể nào thôi nhớ cô ấy.

“Sữa à, nếu đọc được câu chuyện này, hãy lên tiếng nhé.

9 năm rồi kể từ ngày đó, Scl vẫn đợi Sữa. Chỉ cần gọi tên Scl, Scl sẽ đến bên Sữa. Hãy gặp nhau, nhé!”.

“Sữa à. Có duyên sẽ gặp lại đúng không?”.

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi buồn sương khói – Truyện ngắn của Cao Chiến
Nhà văn Cao Chiến, Phó chủ tịch Hội đồng Văn xuôi, Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Thầm lặng một đời người – Truyện ngắn của Hồng Chiến
Già làng buôn Thi sống hơn tám chục mùa rẫy, tóc trắng như mây buổi sáng trên đỉnh Chư Yang Sin (1) mùa khô, da mặt nhiều nếp nhăn nhưng không giấu được khuôn mặt phúc hậu; ngồi như hóa đá, lưng tựa cột nhà.
Xem thêm
Mùa hoa về trên núi
Đêm nay gã lại say. Say là gã chửi. Đầu tiên, gã chửi vợ. Gã chửi vợ là con đàn bà không biết đẻ, đẻ đến lần thứ ba mà vẫn chỉ ra toàn con gái. Gã muốn vợ đẻ cho gã một đứa con trai để sau này khi gã chết đi còn có đứa cúng ma, nhưng vợ gã đã kiên quyết, nếu cứ bắt đẻ nữa nó sẽ ăn lá ngón mà chết. Đương nhiên gã sợ vợ chết, nếu nó chết thì sẽ không có người đi nương, trồng lúa để đổi lấy rượu cho gã uống. Mà không có rượu để uống thì gã bứt rứt, khó chịu trong người lắm. Mà con vợ, gã có chửi thế nào nó vẫn cứ nằm mà ngủ được chứ, nó ôm đứa con gái út quay lưng vào tường, mặc gã ở gian ngoài cứ chửi.
Xem thêm
Nặng một chữ thương - Truyện ngắn của Minh Phong
Truyện đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Người cha thầm lặng - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Bài đăng báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3382
Xem thêm
Chính ủy và tôi - Truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Tôi gặp Chính uỷ trong những năm tháng hào hùng thật khó quên. Dạo đó quân đi như nước chảy vào các chiến trường. Những bài hành khúc hát tưởng mòn vẹt đi từng nốt nhạc
Xem thêm
Về quê - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Ông Ban trằn trọc. Không thể nằm mãi, ông bật dậy, sờ soạng bấm công tắc.
Xem thêm
Khúc biệt ly màu tím - Truyện ngắn của Trầm Hương
Có một cái gì đó không giải thích được cho một chuyến đi. Vì công việc, vì được mời mọc, ham vui, vì một sức mạnh vô hình vẫy gọi…
Xem thêm
Bến nguyện – Truyện ngắn của Ninh Giang Thu Cúc
Bước chậm chậm, Dã Quỳ để mặc cho làn mưa bụi hắt vào mặt những sợi nước li ti mát lạnh, gió xuân mơn man vuốt nhẹ từng lọn tóc thả hững hờ trên đôi vai tròn trịa, chiếc áo dài bằng lụa màu tím than ôm sít sao dáng vóc gợi cảm của người thiếu phụ.
Xem thêm
Quy cố hương - truyện ngắn Châu Đăng Khoa
Để anh nhớ xem. Mẹ vẫn gọi là loài trên cạn em à. Tín hiệu mẹ cài trong đầu mình đó, em tìm lại xem. Gọi gì cũng được, mình cứ gọi theo tổ tiên thôi.
Xem thêm
Người của buôn làng - truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Rút từ tập truyện ngắn GIẢI NOBEL THỨ BẢY của tác giả.
Xem thêm
Cô bé có đôi bàn tay kỳ diệu
Nguồn: Mẹ - tập truyện ngắn của Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 1997; trang 221.
Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm