Bài Viết
Đại dịch Covid 19 ập đến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn sóng dữ đó, nhất là giai đoạn bùng phát mạnh ở TP. Hồ Chí Minh trong năm 2021. Vốn là thành phố đông dân nhất nước, là trung tâm kinh tế quốc gia nên khi đại dịch ập đến thì Thành phố Hồ Chí Minh phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề cả về kinh tế lẫn con người. Nỗi đau chồng chất nỗi đau khi hàng ngày, hàng giờ các nhà máy phải đóng cửa, số ca nhiễm mỗi lúc một tăng, số người chết vì Covid cũng nhiều lên tạo nên những bất an nhất định.
Miền Nam xưa ngái gọi ta về một miền ký ức xưa, nơi đó chất chứa bao hoài niệm của một đời một thời, chất chứa nỗi mình nỗi người với bao oan khiên buồn vui vinh nhục thăng trầm máu lệ không chỉ của riêng ai, số phận đời người gắn liền cùng số phận của quê hương đất nước.
Nhà thơ Lê Huy Mậu, đồng tác giả nhạc phẩm “Khúc hát sông quê”, vừa cho ra đời một lúc 2 ấn phẩm: “Qua sông nhặt bóng” (Nxb Thanh niên) và “Xê dịch ký & vạn lý hành” (Nxb Hội Nhà văn).
Nhà thơ Lương Minh Cừ thực hiện tuyển thơ ‘Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi’ như cuộc điểm danh đồng đội từng chiến đấu tại miền Đông Nam bộ.
NXB Hội Nhà văn vừa xuất bản Tập truyện ngắn Dòng sông nổi giận của Nhà văn Vũ Đảm.
Sáng 26.8 tại TP.HCM, Hội Nhà văn TP.HCM đã tổ chức tọa đàm Nhà văn - Nhân cách và tài năng - nhân dịp quyển sách ký ức văn học Nhà văn và chữ tình gởi lại của nhà văn Trình Quang Phú vừa ra mắt độc giả.
Khi đọc các bài phê bình của ông, tôi lại nghĩ ông là nhà phê bình văn học. Rồi, ngồi nghe ông nói về đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Hồi, về Kinh Veda, Kinh Upanishad, Bà La Môn giáo, Kinh Qur'an, về cõi niết bàn, thiên đường, địa ngục…, tôi lại nghĩ ông là nhà nghiên cứu về tôn giáo hay một nhà truyền đạo có chất giọng truyền cảm và cuốn hút.
Tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, GS.TS, nhà văn Trình Quang Phú vừa ra mắt cuốn sách “Nhà văn và chữ tình gởi lại” (NXB Hội Nhà văn) nhân dịp sinh nhật lần thứ 82.
Cứ ngỡ đã tìm ra tĩnh lặng
Chao ôi, đêm lắng hết thôn làng...
Nhà phê bình Lê Xuân không chỉ gắn bó với ngành giáo dục Cần Thơ nhiều năm, mà còn là một cây bút gạo cội xứ Tây Đô. Ngoài hai lĩnh vực ngôn ngữ học và văn hóa dân gian, nhà phê bình Lê Xuân cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu và giới thiệu thành tựu văn chương vùng sông nước Cửu Long. Sau hai cuốn sách “Lời đồng vọng” và “Tiếng nói tri âm”. Nhà phê bình Lê Xuân ở tuổi 78 vừa có thêm cuốn sách “Nhặt những hạt vàng” do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.