Bài Viết
Ngày 21-10-2022, ra mắt chương trình “Thắp Sáng Ước Mơ” giới thiệu sách của hai tác giả Trần Tố Nga và Nguyễn Văn Thỏa tại Đường Sách TP HCM do Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam tổ chức.
Bạn đọc cả nước biết đến Lê Huy Mậu với 12 tập thơ và trường ca đã xuất bản, một nhà thơ nặng lòng với quê hương, xứ sở; anh còn là cây bút văn xuôi có sức nặng của chữ nghĩa.
“Miền Nam xưa ngái”- những câu chuyện ám ảnh về người & đất; Sự “giàu có thú vị” của người Nam Bộ xưa
Từ năm 1990, dịch giả, nhà văn Nguyễn Hữu Dũng bắt đầu dành thời gian để dịch Bộ tiểu thuyết “Hiệp sĩ Thánh chiến” của văn hào Henryk Sienkiewicz, người Ba Lan, chủ nhân giải Nobel Văn chương năm 1905. Đến năm 2020, sau 30 năm thì bộ tiểu thuyết này mới hoàn thành và ra mắt bạn đọc. Bộ tiểu thuyết gồm 2 tập, do Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A và Nhà xuất bản Văn Học liên kết ấn hành.
Nhà văn Trần Như Luận Sinh năm 1955 Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế, Tốt nghiệp đại học Y khoa Huế năm 1980, hiện đang sống và viết tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Là Uỷ Viên Ban Chấp hành, Chi hội phó Chi Hội văn Học thuộc Hội VHNT tỉnh Bình Định. Ông viết nhiều thể loại; Thơ, truyện ngắn sáng tác, thơ và truyện ngắn dịch, truyện dài, tiểu thuyết, biên khảo. Từng cộng tác với: Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc, Thằng Bờm, Ngàn Thông (trước 1975); Tuần báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Tạp chí Văn nghệ TP HCM, Văn chương Phương Nam, Kiến Thức Ngày Nay, Quán Văn, Sông Hương, Văn nghệ Bình Định, Tạp chí Non Nước, Tạp chí Sông Lam (sau 1975 tới nay). Tác phẩm ông từng góp mặt trong 1000 Nhà Thơ Huế Đương Thời (tuyển thơ, 2008), Tuyển Truyện Ngắn Hay Báo Văn Nghệ 2008 (tập truyện) v.v… Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu 1 chương trong tiểu thuyết GƯƠNG MẶT LOÀI HOMO SAPIENS do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2022
33 bài thơ trong tập thơ “Đừng kể công cho mẹ” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trùng với 33 năm tuổi đời của mẹ, và cùng với đó là những tháng năm đằng đẵng đau đáu nhớ thương. Nhớ thương trong tâm hồn, rồi xúc cảm thành thơ, đi theo suốt năm tháng và khi chọn lọc để in thành tập thơ là câu chuyện mà nhà thơ Nguyễn Hữu Quý muốn gửi gắm đến độc giả rằng tình mẫu tử thiêng liêng là tình cảm đẹp nhất trên đời.
Dịch giả Nguyễn Hữu Dũng ở tuổi 74 ra mắt tác phẩm ‘Hiệp sĩ thánh chiến’ mà ông đã mất 30 năm để chuyển ngữ, vào sáng 17/10 tại TP.HCM.
Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1959. Ông quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Là thạc sỹ Ngữ văn, ông từng là giáo viên dạy Văn, sau đó là chuyên viên phụ trách môn Văn của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thời gian công tác tại Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghi Lộc, ông đã biên soạn cuốn sách Địa phương huyện Nghi Lộc (NXB Đại học Vinh, 2016 ). Năm 2021, cuốn sách được kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam dùng làm minh chứng trong chương trình “Nét đẹp dân gian” của tiếng Nghi Lộc.
Nhà văn Phùng Văn Khai sinh năm 1973 tại ại Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Anh hiện đang công tác Tạp chí Văn nghệ Quân đội, cấp bậc thượng tá, chức danh Phó Tổng Biên tập, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2007), Phó Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam Nhiệm kỳ (2020 - 2025). Phùng Văn Khai được biết đến là một tác giả viết nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử nhất gồm 6 bộ gồm: Phùng Vương, Ngô Vương, Nam Đế Vạn Xuân, Triệu Vương phục quốc, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử định quốc. Và sắp tới đây anh sẽ ra mắt bộ tiểu thuyết thứ 7 “Trưng Nữ Vương”. Trong những tiểu thuyết lịch sử của anh, bạn đọc đặc biệt chú ý đến các bộ tiểu thuyết; Phùng Vương, Ngô Vương, Triệu Vương phục quốc, trong đó bộ tiểu thuyết Ngô Vương nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam thời kỳ 2016 - 2019. Qua trao đổi trước khi bộ Trưng Nữ Vương sắp được ra mắt, anh cho biết, bộ tiểu thuyết lịch sử này sẽ có nhiều nét mới trong lối hành văn nên văn phong cũng khác hẳn. Và tiểu thuyết Trưng Nữ Vương là tiểu thuyết đầu tiên của anh có nhiều tình tiết hư cấu, có nhiều giai thoại lẫn thần thoại xoay quanh các nhân vật chính, nó thể hiện sự khác lạ so với các tiểu thuyết trước đây. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Hồi thứ nhất của Bộ tiểu thuyết lịch sử này.
Phùng Hiệu giới thiệu
Có thể nói, Từ một vùng văn hóa đã giúp người đọc biết tới hầu hết các gương mặt văn chương Đắk Lắk trong khoảng ba chục năm trở lại đây, như Hữu Chỉnh, Trúc Hoài, Phạm Doanh, Văn Thảnh, Đặng Bá Tiến, Niê Thanh Mai, Nguyễn Anh Đào, Lê Thành Văn, Nguyễn Văn Thiện, Hồng Chiến, Bích Thiêm, Bùi Minh Vũ, Hồ Hồng Lĩnh...