Bài Viết
Chị Hai điện thoại kêu tôi về gần một tuần nay mà bây giờ tôi mới có mặt ở đây. Chị không giận lẫy như mọi lần, mà nhẹ nhàng.
Thụy thấy ớn lạnh nổi da gà. Những sợi lông tơ trên má, trên hai cánh tay dựng đứng lên. Thụy rất sợ giết chim. Những ngày Thụy mới về ở với lão, thường là lão Phòng làm thịt chim.
Chị Mến cầm bao lì xì nức nở không nói nên lời. Trong dòng nước mắt xót thương chân thành, ai đâu biết có cả nỗi tiếc nuối, ăn năn của chị!
Hạ Uyên – cô gái khuyết tật chân bẫm sinh do chứng bại não vận động nhưng ý chí sống kiên cường. Hạ Uyên theo học lớp Tin học văn phòng khi học xong lớp 12. Cô được mẹ cho học trong môi trường hòa nhập nên tính Uyên khá thoáng, vui vẻ, hòa đồng, lại có hoài bão làm nhà văn. Cô từng đơn phương cảm mến anh bạn thời Trung học. Hạ Uyên nghe “cố vấn” của đám bạn thân, làm “ nàng Kiều trao duyên” cùng anh chàng nọ. Thư chưa tới tay “Kim Trọng” thì nàng bị mẹ (bà Hiền) cho một trận te tua vì “ không biết thân, biết phận”. Bà Hiền luôn ủng hộ và đồng hành cùng con, trừ chuyện tình cảm vì Uyên rất đa cảm, bà sợ con tổn thương như mình đã trải qua khi ly hôn chồng và làm mẹ đơn thân.
Facebook của Phất đột ngột hiện lên cái nền đen thui với dòng chữ trắng: Lại… phá sản thành công. Bắt đầu lại!
Không thể quên ngày Tảo xách ba lô đến cái xứ khỉ ho cò gáy này. Nói thế cũng không đúng, nơi đây chẳng có con khỉ con cò nào cả, một hoang đồi không một bóng người bóng thú vắng tanh đến rợn người.
Ngồi nhấm nháp ly rượu với thịt heo nướng, tôi được nghe câu chuyện đi săn chiều ba mươi tết và kỷ niệm mang theo trong suốt cả cuộc đời của ông giáo già gắn bó trọn đời với mảnh đất Tây Nguyên.
Thằng Bột vứt vội thanh tre chạy theo bạn, không kịp ngoái vào nhà gọi mẹ. Hai đứa lúp xúp chạy trên đường xóm còn nhiều đoạn bì bõm nước quá mắt cá chân. Nửa tháng không đến trường và chỉ quanh đi quẩn lại trong nhà, được chạy ra nơi tập trung đông người đối với bọn trẻ là niềm vui lớn, nói chi chuyện nhận quà cứu trợ. Thoắt một cái, thằng Bột đã vượt lên trước, con bé Gấm chạy sau, hai bím tóc nhảy múa theo bước chân hối hả của nó.
Thế nhưng, bất chợt đã có ứng cử viên đầu tiên. Một ông lão tha hương may mắn có được việc làm trong sự ngỡ ngàng, vui mừng của chính lão, và của những thầy cô trong nhà trường.
Nhà văn Trần Như Luận Sinh năm 1955 Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế, Tốt nghiệp đại học Y khoa Huế năm 1980, hiện đang sống và viết tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Là Uỷ Viên Ban Chấp hành, Chi hội phó Chi Hội văn Học thuộc Hội VHNT tỉnh Bình Định. Ông viết nhiều thể loại; Thơ, truyện ngắn sáng tác, thơ và truyện ngắn dịch, truyện dài, tiểu thuyết, biên khảo. Từng cộng tác với: Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc, Thằng Bờm, Ngàn Thông (trước 1975); Tuần báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Tạp chí Văn nghệ TP HCM, Văn chương Phương Nam, Kiến Thức Ngày Nay, Quán Văn, Sông Hương, Văn nghệ Bình Định, Tạp chí Non Nước, Tạp chí Sông Lam (sau 1975 tới nay). Tác phẩm ông từng góp mặt trong 1000 Nhà Thơ Huế Đương Thời (tuyển thơ, 2008), Tuyển Truyện Ngắn Hay Báo Văn Nghệ 2008 (tập truyện) v.v… Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu 1 chương trong tiểu thuyết GƯƠNG MẶT LOÀI HOMO SAPIENS do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2022