Bài Viết
Bất ngờ ngoài sức tưởng tượng khi tôi gặp lại Mỹ Linh ở sảnh của sân bay Tân Sơn Nhất. Không riêng tôi mà cả nàng cũng tròn xoe hai con mắt. Vẫn vậy. Đôi mắt tuyệt đẹp với hai hàng mi cong vút tự nhiên.
Nắng quái chiều hôm màu bã trầu thoi thóp quăng xuống mặt hồ. Bóng dáng liêu xiêu của Thái hắt xuống mặt nước kéo dài ngẵng ra như cành củi khô khẳng khiu, cũng lại giống như hình người chết trôi lềnh bềnh mặt nước.
Nguyễn Ngọc Xuyến Chi – đóa hoa thùy mị, tỏa hương, khoe sắc. Bà Thủy gói ghém, ý tứ khi đặt tên cho con gái. Xuyến Chi bị bại não vận động, hai chân yếu nhưng được cái lanh lẹ, khả năng ngôn ngữ rất tốt vì được mẹ cho học trong môi trường hòa nhập. Dĩ nhiên, Chi tiếp thu kiến thức chậm hơn các bạn; chậm nhưng được cái châm bù đắp. Được mẹ yêu thương, ủng hộ; cô bé cũng hoàn thành xong chương trình phổ thông.
“Lớp mặt nạ con chưa kịp gỡ xuống và vẫn đang ở trên khuôn mặt con. Nếu muốn bước qua cánh cửa màu trắng, con hãy gỡ nó ra mà đối diện với sự thật. Hay là để ta giúp con”.
Nếu nhận lời giúp tôi thì số tiền này thuộc về cô – Người phụ nữ lần những ngón tay sơn đỏ như một chiếc xe cứu hỏa vào suối tóc đen mượt mà chải ngược ra sau, tay còn lại vịn chặt túi vải thổ cẩm đựng đầy tiền mở hé cho người đối diện trông thấy.
Con đường Vạn Kiếp từ ngã ba Nguyễn Hoàng chạy ven theo cái hồ cùng tên Vạn Kiếp rồi rẽ quặt ôm theo triền đồi vàng rực hoa dã quỳ.
Biển Quỳnh đầu đông một màu xanh xám bàng bạc, mênh mông và hun hút, người ta bảo khoảnh khắc này là lúc trời biển giao nhau. Con người trong không gian này cũng thấy hòa mình vào thiên nhiên với những cảm giác xốn xang rất khó gọi tên.
Anh không thích tôi gọi là thầy mặc dù anh là thầy giáo dạy toán của tôi. Anh bảo: “Gọi thầy nghe khách sáo quá, trong khi anh em mình cùng yêu thơ đến thế! Em là học sinh giỏi toán nhưng em có tâm hồn thơ.
Trên chiếc bàn kê gần mé sông, hai người đàn ông chụm đầu hàn huyên khá sôi nổi, chốc chốc họ nâng ly, cử chỉ có vẻ thân mật, hợp ý. Tuy chỉ có hai người nhưng cuộc nhậu kéo dài đã lâu, vỏ lon bia nằm vương vãi dưới gầm bàn, thức ăn chốc chốc được mang lên, thừa mứa, nguội lạnh.
Sau này, tôi đi thăm mộ ông tôi, ngang qua mộ ông lão bán quan tài, tôi thấy trên tấm bia, ai đó khắc dòng chữ: “Người ta có thể trú chân dưới rất nhiều bóng mát, trừ chiếc bóng của mình”!